Bệnh ung thư phổi sống được bao lâu? Cách kéo dài sự sống cho bệnh nhân

Bệnh ung thư phổi sống được bao lâu là thắc mắc của bệnh nhân và người nhà. Thực ra tỷ lệ sống của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bài viết dưới đây của GENK STF sẽ giải đáp chi tiết và cụ thể nhất các thắc mắc này của người nhà và bệnh nhân.

Xem thêm: 

1. Bệnh ung thư phổi sống được bao lâu?

Để có thể nói được người bệnh bị ung thư phổi sống được bao lâu thì các chuyên gia y tế, bác sĩ sẽ ước lượng thời gian sống của bệnh nhân dựa trên các yếu tố sau: giai đoạn tiến triển của bệnh, phương pháp điều trị và thể trạng của người bệnh.

1.1. Giai đoạn tiến triển của bệnh

Giai đoạn phát triển của bệnh: Giai đoạn của bệnh sẽ cho bác sĩ biết là tế bào ung thư hoặc khối u đã phát triển đến mức độ nào. Từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân và tiên lượng được bệnh nhân còn bao nhiêu thời gian để có tâm lý chuẩn bị.

Ung thư phổi giống như các loại ung thư khác, sẽ có 5 giai đoạn: Giai đoạn tiền ung thư (giai đoạn 0), giai đoạn đầu (giai đoạn 1), giai đoạn phát triển (giai đoạn 2 và 3) và giai đoạn cuối (giai đoạn 4 hay di căn). Tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau mà bệnh nhân sẽ có thời gian sống khác nhau nhưng giảm nhanh từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4.

Giai đoạn đầu của ung thư phổi

Đây là giai đoạn bắt đầu của bệnh, khi mà các khối u ung thư còn rất nhỏ chưa xâm lấn. Nếu được phát hiện và chữa trị ở giai đoạn này thì chữa khỏi bệnh và sống sau 5 năm là 50/50. Dù tỷ lệ sống của bệnh ở thời điểm này cao nhất nhưng lại khó phát hiện do các triệu chứng hay bị nhầm với các bệnh hô hấp khác:

  • Ho, khó thở, tắc nghẽn đường thở
  • Cơ thể có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn
  • Có khi đau ngực, hụt hơi khi vận động cường độ cao

Giai đoạn 2 của ung thư phổi

Ở giai đoạn này khối u ung thư phổi có kích thước nhỏ, chỉ 2-3 cm và chỉ nằm ở trong khu vực phổi, chưa có biểu hiện lây lan xâm lấn ra xa. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh tiến triển nhanh ung thư đã bắt đầu đi đến các hạch bạch huyết gần đó. Ở giai đoạn này người bệnh có khoảng 30% cơ hội sống sau 5 năm.

Bệnh nhân ở giai đoạn 2 này vẫn cảm thấy khỏe mạnh nhưng sức khỏe đã bắt đầu giảm sút, các dấu hiệu đã bắt đầu rõ hơn:

  • Ho dai dẳng và kèm theo máu sử dụng thuốc nhưng không dứt và ngày càng nặng thêm
  • Giọng nói bị đổi khác, khó nghe rõ hơn
  • Thở dốc, khò khè, đau ngực

Ung thư phổi giai đoạn 3

Ở giai đoạn này của bệnh, khối u đã có kích thước rất lớn, lan ra các cơ quan và nhiều hạch bạch huyết ở những vị trí khác nhau. Có thể chia giai đoạn này thành 2 giai đoạn nhỏ là 3A và 3B:

Ung thư phổi giai đoạn 3A (ung thư tiến triển cục bộ): Ở giai đoạn 3A, các khối u ở phổi đã lây lan ra các hạch bạch huyết ở cùng khu vực với khối u. Nhưng người bệnh vẫn có thể đáp ứng việc sử dụng phương pháp phẫu thuật để loại trừ khối u.

Ung thư phổi giai đoạn 3B (ung thư phát triển mở rộng): ung thư phổi giai đoạn này cùng với giai đoạn cuối là giai đoạn ung đã phát triển lan rộng. Các phương pháp điều trị đã bắt đầu không còn tác dụng nữa. Cơ hội chữa khỏi bệnh là rất thấp, các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và kéo dài thời gian cho bệnh nhân. Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh ở giai đoạn 3B cao nhất chỉ khoảng 15 %. Lúc này các cơn đau và triệu chứng do bệnh gây ra là cực kỳ rõ ràng, sức khỏe bệnh nhân giảm nhanh chóng:

  • Các loại bệnh phổi diễn ra nghiêm trọng
  • Sụt cân nhanh chóng, thiếu máu, mệt mỏi
  • Liên tục ho, kéo dài không dứt, ho ra máu
  • Đau tức ngực dai dẳng liên tục
  • Khó thở, đờm lẫn máu

Ung thư phổi giai đoạn cuối (di căn)

Theo các thống kê về số bệnh nhân mắc ung thư phổi thì 40% người phát hiện bệnh ung thư phổi đã vào giai đoạn cuối. Đây là giai đoạn cuối của bệnh, các tế bào ung thư bắt đầu di căn. Người bệnh sẽ chịu các cơn đau đớn cùng cực khắp cơ thể do sự di căn và phá hoại của các tế bào ung thư tới các cơ quan khác như gan, dạ dày, xương, não… Lúc này người bệnh chỉ còn sống được vài tháng và cơ hội sống sau 5 năm chỉ là 1%. Các biện pháp chữa trị chỉ có thể giảm đau và giảm các triệu chứng bệnh.

1.2. Loại phương pháp điều trị bệnh

Ung thư phổi được điều trị theo 3 phương pháp khác nhau, phẫu thuật, xạ trị, và hóa trị. Nếu người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u thì thời gian sống của bệnh nhân sẽ dài hơn. Người bệnh sử dụng phương pháp xạ trị và hóa trị thường có thời gian sống ngắn hơn so với phẫu thuật vì những tác dụng phụ do điều trị mang lại. Còn nếu tình trạng bệnh không đáp ứng được các phương pháp điều trị thì thời gian còn lại của bệnh nhân là rất ít.

1.3. Thể trạng của người bệnh

Người bệnh có sức khỏe tốt và thể trạng con người đáp ứng được với phương pháp điều trị thì người bệnh có thời gian sống kéo dài hơn so với người có sức khỏe và thể trạng yếu. Ở đây là so sánh giữa 2 bệnh nhân có cùng tình trạng và giai đoạn của bệnh là giống nhau.

Bệnh ung thư phổi sống được bao lâu còn tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh
Bệnh ung thư phổi sống được bao lâu còn tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh

2. Bệnh ung thư phổi có lây không?

Bên cạnh câu hỏi thời gian người bệnh ung thư phổi sống được bao lâu thì cũng có nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề liệu ung thư phổi có lây không? Và lây lan qua con đường nào?

Có thể nói ung thư phổi xuất hiện là do các tế bào ở phổi bị đột biến do các tác nhân không do vi khuẩn và virus. Vì vậy bệnh ung thư phổi là bệnh không lây. Vì vậy người bệnh bị ung thư không thể lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh. Chính vì thế mà tất cả mọi người cần hiểu đúng về bệnh, mọi thông tin về bệnh ung thư phổi có thể lây lan qua đường tiếp xúc là hoàn toàn sai lầm

3. Làm gì để kéo dài sự sống cho người bệnh ung thư phổi

Để người bệnh ung thư phổi có thể kéo dài sự sống, ngoài việc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra cho người bệnh thì người thân và người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:

3.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân

Một chế độ dinh dưỡng là điều quan trọng để cơ thể có thể chống đỡ được bệnh tật và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư phổi cần một chế độ ăn đủ đạm, giàu calo và nhiều vitamin. Cho bệnh nhân ăn nhiều bữa trong ngày ăn thức ăn lỏng dễ ăn như súp, cháo, sữa… Đặc biệt người bệnh cần ăn nhiều các loại rau xanh như cải xanh, cà chua, và trà xanh vì chúng có thể làm chậm tốc độ phát triển của bệnh.

Khi lựa chọn thực phẩm cho người bệnh cũng cần chú ý đến an toàn thực phẩm, hạn chế đồ hộp, muối chua hay đồ ăn nhiều dầu mỡ và các chất bảo quản.

3.2. Phòng nhiễm khuẩn

Khi bị ung thư phổi, hệ hô hấp của người bệnh đã bị hư hại nặng nên nơi ở của bệnh nhân cần sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Người nhà khi tiếp xúc với bệnh nhân cũng cần khử khuẩn và sạch sẽ.

Người bệnh cũng không được đi vào các nơi có nhiều khói bụi hay ô nhiễm và chỉ nên ở những nơi trong lành nhiều cây xanh.

3.3. Có tinh thần lạc quan

Có tinh thần lạc quan là điều tối quan trọng trong việc điều trị bệnh. Nếu người bệnh bị suy sụp về tinh thần thì sẽ có tác động rất xấu đến quá trình điều trị, mặc dù cho cơ thể của người bệnh đáp ứng rất tốt với việc điều trị.

Vì vậy nếu người bệnh có tâm lý lạc quan, thoải mái và vui vẻ và có niềm tin vào cuộc sống thì sẽ mang lại khác biệt lớn trong việc điều trị mặc dù bệnh tình có thể hiểm nghèo.

Người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan
Người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan

3.4. Chú ý đến các dấu hiệu của bệnh

Khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi cần chú ý đến các biểu hiện của người bệnh như khó thở, tính chất, màu sắc của lượng đờm và các biểu hiện khác, nếu có dấu hiệu nặng hơn của bệnh cần thông báo bác sĩ ngay.

Khi chăm sóc người bệnh ung thư phổi cần chú ý đến những biểu hiện của người bệnh như khi bệnh nhân khó thở, quan sát lượng đờm, màu sắc đờm để biết được tình trạng người bệnh đang ở mức độ nào để có phương pháp điều trị hiệu quả.

3.5. Khuyến cáo cho người bệnh

Bệnh nhân ung thư phổi ở bất cứ giai đoạn nào cũng không được hút thuốc lá, uống rượu và không tiếp xúc với khói bụi. Điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, không học theo các bài thuốc chưa rõ kết quả ở trên mạng. Vận động thường xuyên và tập thể dục hợp lý.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

Trên đây là bài viết về bệnh ung thư phổi sống được bao lâu. Mong gặp lại quý bạn đọc trong những bài viết sau

VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI

Thông tin liên hệ