Chụp X quang ung thư phổi là gì? Có chuẩn xác không?
Chụp X quang ung thư phổi là một trong những xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán ung thư phổi. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào? Độ chính xác ra sao? Các bạn hãy cùng GenK STF tìm hiểu rõ hơn về X quang ung thư phổi qua bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi vừa rồi.
Xem thêm:
- Hành trình người con tìm giải pháp cứu cha thoát khỏi ung thư
- Ung thư phổi thường mắc ở độ tuổi nào?
- Ung thư phổi di căn xương là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là tình trạng các tế bào bất thường ở một hoặc cả hai phổi phát triển nhanh chóng vượt mức kiểm soát của cơ thể, dẫn đến các khối u ác tính ở phổi. Khi xuất hiện các khối u sẽ khiến chức năng phổi bị cản trở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe, sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh.
2.Triệu chứng ung thư phổi
Ở giai đoạn đầu, hầu hết bệnh ung thư phổi không có triệu chứng nên rất khó phát hiện. Thế nhưng, khi bệnh tiến triển và các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ, chèn ép nhiều cơ quan thì các triệu chứng mới rõ ràng. Các biểu hiện của bệnh phổ biến là:
- Người bệnh ho kéo dài. Khi bệnh chuyển nặng (chủ yếu ở giai đoạn cuối) có thể ho ra máu.
- Người bệnh khó thở, thở khò khè.
- Tình trạng đau tức ngực. Cơn đau sẽ gia tăng khi người bệnh ho hay vận động mạnh.
- Khối u chèn ép thanh quản còn gây khàn tiếng, mất giọng.
- Người bị ung thư phổi cảm thấy khó nuốt, ăn không ngon miệng, chán ăn.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
- Thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… và lâu khỏi hơn so với bình thường.
Triệu chứng của ung thư phổi nhìn chung khá giống với nhiều bệnh lý khác nên người bệnh thường chủ quan. Đến khi bệnh nặng mới đi thăm khám thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí tỷ lệ tử vong là rất cao.
Do đó, ngay khi phát hiện một trong những dấu hiệu bất thường kể trên, người bệnh nên nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một trong những phương pháp chẩn đoán ung thư phổi hiện nay là chụp X-quang ngực.
3. Ưu, nhược điểm khi chụp X quang phổi
Chụp X quang phổi chẩn đoán ung thư cũng như bất cứ phương pháp nào khác đều có ưu, nhược điểm nhất định.
Ưu điểm
- Đây là xét nghiệm hình ảnh thường quy và là đầu tiên khi bác sĩ nghi ngờ ung thư phổi.
- Kỹ thuật chụp X quang phổi được thực hiện nhanh chóng, không gây đau đớn, khó chịu và an toàn cho người bệnh.
- Chỉ sau thời gian ngắn, phương pháp này đã cho kết quả nên người bệnh không phải chờ đợi lâu.
- Chi phí chụp X-quang hợp lý và thấp hơn so với nhiều phương pháp xét nghiệm hình ảnh khác.
- Kết quả hình ảnh trên phim chụp rõ ràng, giúp bác sĩ đánh giá được tổn thương trên phổi hay có bất thường hay không.
- Để theo dõi tiến triển của tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định chụp để đánh giá lại.
Nhược điểm
- Một lượng liều nhỏ tia X sẽ được người bệnh hấp thu. Mặc dù vậy, liều tia X này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn cho sức khỏe con người.
- Những tổn thương hay khối u có kích thước nhỏ dưới 5mm có thể không nhận biết được trên phim chụp.
4. X quang ung thư phổi là gì?
Trước hết để chẩn đoán ung thư phổi, bác sĩ sẽ hỏi thăm các triệu chứng mà người bệnh gặp phải cũng như tiền sử bệnh của gia đình và bản thân. Sau đó, để đưa ra kết luận chính xác, các xét nghiệm chuyên sâu sẽ được chỉ định. Mà trước hết là xét nghiệm hình ảnh thông qua phim chụp X quang ung thư phổi.
X quang ung thư phổi là phương pháp sử dụng một tia năng lượng có thể đi qua cơ thể để chụp được hình ảnh các cơ quan, xương bên trong ngực. Hình ảnh chụp này sẽ hiển thị trên phim chụp.
Từ phim chụp này, bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá xem có bất thường nào xảy ra ở phổi hay không hay có khối u trên phổi, vị trí khối u. Nếu có khối u thì trên phim chụp sẽ xuất hiện bóng mờ nham nhở, bờ tua gai hay bóng mờ cong tạo thành nhiều vòng cung… Trên cơ sở này, bác sĩ sẽ có thêm những đánh giá sơ bộ về tình trạng sức khỏe của người mắc.
5. Hình ảnh X quang ung thư phổi có chính xác không?
X quang là phương pháp sẽ được chỉ định đầu tiên khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ung thư phổi. Mặc dù phương pháp này cho phép bác sĩ xác định được tổn thương hay khối u ở phổi. Thế nhưng, với những khối u có kích thước quá nhỏ thì X quang có thể bỏ qua và không thể hiện được trên phim chụp. Do đó, để đưa ra chẩn đoán chính xác, người bệnh có bị ung thư phổi hay không, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm những xét nghiệm khác. Phổ biến là các xét nghiệm dưới đây:
- Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực (Chụp CT): Phương pháp này cũng sử dụng tia X để chụp, nhưng hình ảnh trên phim chụp sẽ là mặt cắt ngang của ngực và bụng trên. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ phát hiện ra được những tổn thương ở phổi có kích thước nhỏ dưới 1mm. Ngoài ra, chụp CT cũng giúp bác sĩ phát hiện được những bệnh lý ở nhu mô phổi, màng phổi, xương sườn, mạch máu, trung thất, tim, phế quản…
- Nội soi phế quản: Phương pháp này sẽ đưa vào khí quản qua mũi hoặc mồm bằng một ống soi mềm có đèn chiếu sáng. Lúc này, nếu có nghi ngờ khối u, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết một mẫu nhỏ của khối u dưới kính hiển vi. Vì thủ thuật này sẽ gây khó chịu nên trước khi thực hiện, người bệnh sẽ được xịt thuốc tê tại chỗ vào thành họng hoặc cho ngủ.
- Xét nghiệm đờm: Nếu có tế bào ung thư thì việc xét nghiệm đờm qua kính hiển vi sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra. Trường hợp nghi ngờ ung thư phổi mà xét nghiệm đờm âm tính thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác.
- Sinh thiết xuyên thành ngực: Bác sĩ sẽ dùng kim chọc qua ngực của bệnh nhân dưới hướng dẫn của CT scan để lấy mẫu khối u nghi ngờ. Sau đó, bác sĩ sẽ đem nhuộm mẫu và soi dưới kính hiển vi. Phương pháp này sẽ cho kết quả chính xác khối u đó là ác tính hay lành tính.
- Phẫu thuật nội soi lồng ngực: Đây là thủ thuật xâm lấn nên bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi thực hiện. Với phương pháp này, sẽ giúp bác sĩ kiểm tra hạch trung thất xem có bị xâm nhập bởi tế bào ung thư hay không.
Thông qua các xét nghiệm được thực hiện cùng với phương pháp ung thư phổi X quang, bác sĩ sẽ đánh giá được chuẩn xác mức độ bệnh, giai đoạn, vị trí của khối u. Từ đó, sẽ cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao, an toàn cho người bệnh.
Kết luận
Chụp X quang ung thư phổi là một trong những xét nghiệm phổ biến để đánh giá bệnh ung thư ở phổi. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ làm thêm những xét nghiệm khác nhằm đề ra phác đồ điều trị hoàn hảo nhất. Từ đó, tăng cơ hội chữa khỏi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân ung nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị
XEM VIDEO: CÂU CHUYỆN CÔ GIÁO CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ PHỔI