Viêm thực quản là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm thực quản là căn bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai và gây những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm thực quản như thế nào? Các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Viêm thực quản là gì?

Viêm thực quản xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong lòng thực quản bị viêm. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra nhiều vấn đề cho người mắc. Đặc biệt, thực quản bị viêm khiến việc ăn uống của người bệnh gặp khó khăn. Trong một số ít trường hợp, viêm thực quản có thể chuyển biến thành thực quản Barrett – yếu tố gia tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.

viem-thuc-quan
Viêm thực quản có thể xảy ra ở bất cứ ai

2. Viêm thực quản có nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm thực quản và dưới đây là 4 nhóm nguyên nhân chính:

2.1. Viêm thực quản trào ngược

Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. Trong khi đó dịch vị từ dạ dày có tính axit nên nếu không được kiểm soát sẽ khiến cho niêm mạc thực quản bị tổn thương. Sự tổn thương ở niêm mạc thực quản theo thời gian sẽ dẫn đến viêm. Thậm chí, nếu kéo dài tình trạng trào ngược dạ dày còn có thể gây viêm thực quản mãn tính và hình thành sẹo ở thực quản.

Lúc này, để khắc phục tình trạng viêm thực quản thì cần phải điều trị nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Kết hợp điều trị triệu chứng viêm thực quản mới mang lại hiệu quả tốt và lâu dài.

2.2. Viêm thực quản do thuốc

Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài hoặc để thuốc tồn tại lâu trong niêm mạc thực quản rất dễ phá hủy mô ở niêm mạc thực quản. Điều này thường xảy ra khi bạn dùng quá ít nước mỗi khi uống thuốc hoặc khi nuốt nhưng thuốc không trôi. Vì thế, ở niêm mạc thực quản có một phần thuốc đọng lại và gây viêm.

Một số loại thuốc khi sử dụng không đúng cách như trên dễ gây viêm thực quản như:

  • Thuốc giảm đau: Aspirin, ibuprofen, natri naproxen…
  • Thuốc kháng sinh: Tetracycline, doxycycline…
  • Thuốc điều trị tim mạch như quinidine.
  • Thuốc Kali clorid dùng để điều trị thiếu kali.
  • Thuốc dạng bisphosphonates dùng để điều trị loãng xương.

2.3. Viêm thực quản do dị ứng

Tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng đối với phản ứng dị ứng của cơ thể. Khi nồng độ bạch cầu trong thực quản tăng cao sẽ dẫn đến viêm thực quản dị ứng. Dị ứng ở đây chủ yếu là tác nhân dị ứng.

Các tác nhân dị ứng có thể đến từ thực phẩm như sữa, hải sản, lúa mì, thịt bò, trứng, đậu nành, đậu phộng. Ngoài ra, tác nhân dị ứng cũng có thể đến từ yếu tố thiên nhiên, môi trường như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn…

2.4. Do nhiễm trùng

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm thực quản là do nhiễm trùng. Tác nhân chính gây nhiễm trùng và làm thực quản bị viêm là nấm Candida albicans. Loại nấm này thường xuất hiện trong miệng và đợi cơ hội để tấn công gây bệnh. Thông thường, khi cơ thể vì một lý do nào đó mà bị suy giảm chức năng miễn dịch thì nấm Candida albicans sẽ dễ có cơ hội để gây viêm.

3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm thực quản

Ngoài 4 nhóm nguyên nhân chính kể trên thì còn có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm thực quản. Những yếu tố đó bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch do mắc bệnh đái tháo đường, HIV/AIDS, ung thư máu, bệnh lympho hay các bệnh khác có liên quan đến miễn dịch.
  • Người bị thoát vị hoành (dạ dày chui qua lỗ cơ hoàng).
  • Đối tượng đã từng thực hiện xạ trị thành ngực hay phẫu thuật vùng ngực.
  • Người đã thực trải qua đợt hóa trị sẽ có nguy cơ bị viêm thực quản cao hơn.
  • Những đối tượng đang sử dụng hoặc đã từng dùng thuốc chống thải ghép.
  • Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Những người thường xuyên sử dụng thuốc kháng viêm và Aspirin.
  • Những người lạm dụng rượu bia, thuốc lá trong thời gian dài.
  • Nguy cơ viêm thực quản sẽ cao hơn ở những người bị ói mạn tính.

4. Triệu chứng của viêm thực quản

Viêm thực quản gây ra một số triệu chứng điển hình sau:

  • Triệu chứng hay gặp nhất là khó nuốt, đau khi nuốt. Ban đầu, chỉ nuốt thực phẩm, đồ ăn rắn mới gây khó khăn. Sau đó, bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn thì việc nuốt thực phẩm mềm cũng gây đau.
  • Người bệnh bị đau họng, đau khi ăn và uống.
dau-hong
Thực quản bị viêm khiến người bệnh bị đau họng
  • Người bệnh bị khàn tiếng, có thể kèm theo ho.
  • Cảm giác ngực nóng rát.
  • Người bệnh bị buồn nôn và nôn, thậm chí nôn ra máu.
  • Người bệnh bị đau bụng.
  • Người lớn sẽ có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Trong khi đó, trẻ nhỏ sẽ biếng ăn.

5. Viêm thực quản khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Viêm thực quản nếu xuất hiện các triệu chứng sau, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Thời gian các cơn đau ngực kéo dài lên đến vài phút. Đặc biệt, thời gian các cơn đau ngực sẽ nâng lên nếu người bệnh có tiền sử bị cao huyết, tim mạch, đái tháo đường.
  • Người bệnh dù một ít cũng không thể uống nước.
  • Người bệnh có cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng.
  • Xuất hiện tình trạng khó thở và sau khi ăn, khó thở thường tăng lên nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh đau cơ, nhức đầu hoặc sốt.

6. Viêm thực quản có nguy hiểm không?

Viêm thực quản là căn bệnh phổ biến cần được phát hiện và điều trị sớm. Bởi nếu để bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:

  • Biến chứng thủng thực quản với biểu hiện vùng cổ đau dữ dội, đau ở sau xương ức, vùng lưng, thượng vị. Bên cạnh đó thủng thực quản còn khiến người bệnh gia tăng tình trạng khó thở, mạch nhanh, sốt cao từ 38 – 39 độ C.
  • Một số biến chứng khác từ viêm phế quản có thể xảy đến như viêm thanh thực quản, hẹp thực quản, viêm màng tim, viêm màng phổi. Những biến chứng này nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời đều sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

7. Chẩn đoán viêm thực quản bằng phương pháp nào?

Để chẩn đoán viêm phế quản, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng mà người bệnh mắc phải. Kết hợp với đó là làm các xét nghiệm chuyên sâu dưới đây để có được kết luận chính xác:

  • Nội soi thực quản: Để nhìn rõ thực quản, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi mềm, có đèn để đưa vào bên trong thực quản. Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ xác định được thực quản có dấu hiệu viêm nhiễm hay tổn thương nào không.
  • Sinh thiết: Để đánh giá mẫu mô ở thực quản có bị nhiễm nấm hay không, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết ngay trong quá trình nội soi thực quản. Sau đó, mẫu mô thực quản này sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để nhuộm màu và kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Chụp X-quang cản quang: Để cho hình ảnh rõ ràng trên phim chụp, bác sĩ sẽ cho người bệnh uống barium. Khi uống barium sẽ giúp hình ảnh lớp niêm mạc khi hiện lên phim chụp X-quang có màu trắng để bác sĩ quan sát dễ dàng hơn. 

8. Điều trị viêm thực quản như thế nào?

Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ viêm nhiễm, độ tuổi của người bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Hiện nay, điều trị viêm phế quản chủ yếu bằng cách dùng thuốc, kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh nhằm mang lại hiệu quả cao.

8.1. Viêm thực quản uống thuốc gì?

Một số loại thuốc thường dùng để điều trị viêm thực quản bao gồm:

  • Thuốc kháng virus: Nếu tác nhân gây bệnh là do virus thì bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc kháng virus phù hợp với từng loại virus gây bệnh.
  • Thuốc kháng nấm: Nếu viêm thực quản do nấm gây ra thì thuốc kháng nấm sẽ được chỉ định.
  • Thuốc kháng dịch vị: Nếu viêm thực quản trào ngược thì sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng dịch vị nhằm bảo vệ niêm mạc thực quản được tốt hơn trước tác động của dịch vụ trào ngược chứa axit.
  • Thuốc giảm đau: Với những người bị viêm thực quản gây đau đớn nhiều sẽ được chỉ định thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng.
  • Steroid: Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ sử dụng Steroid đường uống nhằm giúp người bệnh viêm thực quản được cải thiện triệu chứng.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Nếu tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc ức chế bơm proton. Thuốc này có tác dụng ngăn ngừa trào ngược lên thực quản và lượng dịch vụ dạ dày sản xuất ra cũng ít hơn. 

Lưu ý: Thuốc Tây cho tác dụng nhanh nhưng tác dụng phụ cũng nhiều. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ theo đúng liều lượng, liệu trình.

8.2. Điều trị viêm thực quản do thuốc

Nếu bạn bị viêm thực quản do việc uống thuốc không đúng cách thì cần phải thay đổi thói quen xấu này. Thay vào đó, cần uống thật nhiều nước mỗi khi uống thuốc hoặc ưu tiên lựa chọn thuốc uống dạng lỏng. Sau khi uống thuốc viên 30 phút, bạn không nên nằm xuống ngay sẽ dễ làm cho thuốc tồn đọng ở phế quản.

8.3. Điều trị viêm thực quản do dị ứng

Đối với trường hợp viêm thực quản do dị ứng, người bệnh cần xác định được tác nhân gây dị ứng là gì. Nếu do thức ăn thì bạn cần hạn chế sử dụng chúng và tốt nhất nếu không cần thiết thì hãy tránh xa các thực phẩm gây dị ứng. Ngoài ra, để có được chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Trường hợp tác nhân gây dị ứng là yếu tố môi trường như bụi bẩn, lông động vật, khói bụi… thì cần tránh xa các tác nhân này. Chú ý giữ gìn không gian sống và làm việc sạch sẽ, có thể sử dụng thêm máy lọc không khí để loại bỏ các tác nhân gây bệnh này.

Trong trường hợp thực quản bị hẹp khiến việc nuốt thức ăn gặp khó khăn thì phẫu thuật có thể được thực hiện khi cần thiết.

9. Người bệnh viêm loét thực quản nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt để cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

9.1. Những thực phẩm nên ăn

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Loại thực phẩm này cung cấp nguyên tố vi lượng và năng lượng dồi dào… Tuy nhiên, ngũ cốc nguyên hạt như gạo, yến mạch…  khá cứng nên chúng ta cần chế biến thành các món ăn mềm, lỏng như cháo, soup… để dễ ăn hơn, tránh tình trạng khó nuốt.
  • Rau xanh: Rau xanh rất có lợi cho người bị viêm thực quản trào ngược do khả năng trung hòa dịch vị dạ dày. Đồng thời, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Khoai lang: Thành phần trong khoai lang có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ cùng nhiều hợp chất thực vật. Những thành phần này có tác dụng giúp niêm mạc thực quản được phục hồi nhanh hơn, ngăn chặn tình trạng viêm lan rộng. 
  • Trong quá trình ăn nên nhai kỹ và ăn từng miếng nhỏ. Tốt nhất nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để cơ thể dễ hấp thụ và giảm áp lực cho thực quản đang bị viêm.
  • Để dễ nuốt hơn, người bệnh có thể sử dụng ống hút để uống nước.

9.2. Người bị viêm thực quản cần kiêng gì?

Tránh các loại đồ ăn cứng như rau chưa được chế biến kỹ, bánh quy, đậu, rau có lượng chất xơ lớn.

Người bệnh cần tránh các thức ăn cay như cà ri, ớt, tiêu.

Các loại thức uống có vị chua cũng cần tránh như cam, nho, cà chua… 

Thuốc lá, rượu bia, cà phê, soda, đồ uống có ga, có cồn… cần tránh.

10. Biện pháp phòng ngừa viêm thực quản tái phát

Viêm thực quản mặc dù đã điều trị khỏi nhưng bệnh vẫn có thể tái phát. Nguy hiểm hơn là tình trạng xơ hóa niêm mạc, hẹp thực quản và ung thư sẽ có nguy cơ tăng cao nếu như bệnh tái phát nhiều lần. Vì thế, sau điều trị, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh lý này bằng những biện pháp sau:

bac-si-tu-van
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân bị viêm thực quản
  • Khi bị trào ngược axit dạ dày, bạn cần điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và liệu trình sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Uống nhiều nước khi uống thuốc để tránh tình trạng thuốc ứ đọng ở thực quản.
  • Người bệnh cần tránh xa các thực phẩm mà bản thân đã có tiền sử dị ứng. Bên cạnh đó, nếu cơ địa dị ứng thì nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, sữa…
  • Không nên nằm xuống ngay sau khi uống thuốc và sau khi ăn khoảng 30 phút.
  • Chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học nhằm tốt cho hệ tiêu hóa, tránh nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Hình thành thói quen ngủ sớm và nên duy trì mỗi ngày ngủ đủ 7 – 8 giờ đồng hồ. Hạn chế thức khuya và không để bản thân bị căng thẳng, stress kéo dài.
  • Tập luyện, vận động mỗi ngày nhằm cải thiện sức khỏe, hệ miễn dịch và giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Kết luận

Trên đây là một số những thông tin cơ bản giúp các bạn hiểu rõ hơn về viêm thực quản. Genk STF hy vọng mọi người sẽ sớm phát hiện ra bệnh để được điều trị kịp thời nhằm đạt kết quả cao và tránh những biến chứng nguy hiểm.

XEM VIDEO: Những người chiến đấu và chiến thắng ung thư


Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7