[Giải đáp] Viêm họng xuất tiết là gì? Nguyên nhân và điều trị như thế nào?

Viêm họng xuất tiết là gì? Do đâu và có đáng lo ngại hay không?” là thắc mắc của nhiều người khi bị bệnh. Vậy nên, hãy cùng GenK STF tìm câu trả lời cho những vấn đề xung quanh chủ đề viêm họng xuất tiết nhé.

Xem thêm:

1. Bệnh viêm họng xuất tiết là gì?

Viêm họng xuất tiết là tình trạng nhiễm trùng kéo dài ở họng kèm với hiện tượng có dịch nhầy chảy ra từ mũi và họng.

Bệnh thường xuất hiện khi giao mùa hoặc sống môi trường có độ ẩm không khí thấp hoặc bị ô nhiễm. Mặt khác, viêm họng xuất tiết được cho là dấu hiệu của giai đoạn đầu bị viêm họng mãn tính. Nếu không kịp thời điều trị thì bệnh sẽ có tiến triển thành các thể nặng hơn hoặc có nguy cơ bị bội nhiễm.

Hình ảnh họng khi bị bệnh

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm họng xuất tiết

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh bệnh, tuy nhiên cũng tương tự như viêm họng nên virus và vi khuẩn là 2 tác nhân chính gây ra bệnh. 

  • Do nhiễm nấm, virus, vi khuẩn: Trong đó một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp là liên cầu khuẩn nhóm a, xoắn khuẩn, tụ cầu khuẩn…
  • Do khí hậu thời tiết: Khí hậu quá lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh dễ khiến cơ thể bị bệnh.
  • Môi trường sống, làm việc: Ô nhiễm, có nhiều tác nhân gây bệnh như hóa chất độc hại, bụi mịn…
  • Cơ địa dị ứng hoặc mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như tiểu đường, ung thư…
  • Do bị một số bệnh lý hô hấp khác: Viêm xoang mãn tính, viêm amidan, trào ngược dạ dày.
  • Cấu trúc mũi bất thường: Vẹo vách ngăn, polyp mũi…
  • Hút thuốc lá thường xuyên, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác.

3. Triệu chứng cảnh báo viêm họng xuất tiết

Khi mới bị bệnh, các dấu hiệu của viêm họng xuất tiết rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như là sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh. Khi bệnh trở nên nặng hơn thì xuất hiện các triệu chứng rõ ràng như:

  • Họng sưng đau: Bắt đầu với cảm giác cổ họng nóng rát, ngứa khó chịu, thường xuyên khát nước. Đau khi nói, nuốt nước bọt hay khi ăn, khi bị nặng các cơn đau còn lan sang cả tai.
  • Ho nhiều, ho có đờm, ho nhiều vào đêm.
  • Chảy nhiều dịch nhầy, đặc ở mũi và họng, gây cảm giác lúc nào cũng muốn khạc nhổ.
  • Khàn tiếng, mất tiếng, đặc biệt là buổi sáng khi ngủ dậy.
  • Quan sát vùng họng thì thấy niêm mạc họng ướt, sưng đỏ, thành sau họng có dịch nhầy, có thể thấy các hạch lympho nổi hoặc amidan sưng có mủ trắng.
Chảy nước mũi nhiều

4. Khi nào bệnh nhân viêm họng xuất tiết nên gặp bác sĩ? 

Khi bị bệnh không nên chủ quan mà nên theo dõi kỹ càng và đi khám nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Các triệu chứng đau họng kéo dài mãi không khỏi ( hơn 7 ngày).
  • Xuất hiện tình trạng các hạch bạch huyết bị sưng.
  • Các triệu chứng không giảm bớt sau khi dùng thuốc hoặc bệnh tái phát lại.
  • Hơi thở có mùi hôi dai dẳng.

5. Bị bệnh bao lâu thì khỏi? Mức độ nguy hiểm của viêm họng xuất tiết? 

Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 3-4 ngày nếu như thể trạng người bị khỏe hoặc được điều trị kịp thời. Với những người thể trạng yếu hơn thì thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài khoảng 7 ngày nếu được điều trị hợp lý.

Tuy nhiên nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách thì có thể chuyển sang giai đoạn viêm họng teo và viêm họng phát. Bên cạnh đó, viêm họng xuất tiết kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản…

6. Cách điều trị viêm họng xuất tiết hiệu quả

Khi điều trị viêm họng xuất tiết, các bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp điều trị nguyên nhân với triệu chứng của bệnh.

6.1. Sử dụng thuốc và các biện pháp can thiệp

Sau khi xác định được chính xác lý do gây ra bệnh, bác sĩ có thể sử dụng một số biện pháp như:

  • Dùng thuốc: Kháng sinh, kháng virus, chống viêm, giảm ho, long đờm, hạ sốt…
  • Nước súc miệng hoặc thuốc rửa mũi để loại bỏ các ổ viêm, dịch nhầy, các tác nhân gây dị ứng…
  • Điều trị triệt để các bệnh đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan và các bệnh khác làm suy giảm hệ miễn dịch.
  • Phẫu thuật khắc phục các dị tật của mũi, cắt amidan nếu tình trạng viêm bị tái phát liên tục…

Các phương pháp trên chỉ được thực hiện khi đã qua thăm khám và có sự đồng ý của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc hay thực hiện các can thiệp khác.

6.2. Điều trị tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì người bệnh có thể tham khảo một số cách có thể thực hiện tại nhà để hỗ trợ điều trị các triệu chứng như:

  • Hạ sốt bằng cách chườm ấm: Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt khô sau đó dùng để lau người và đắp lên các vị trí như trán, cổ, nách, bẹn…
  • Giảm ho và giảm đờm: Sử dụng một số thảo dược như ngậm mật ong, uống trà gừng, trà bạc hà, ngậm tỏi ngâm mật ong hoặc nhai tỏi sống. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng mật ong để hấp cùng với lá hẹ hoặc quất.
  • Xông mũi: Giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Chuẩn bị một bát nước sôi rồi để cách mặt mũi khoảng 15 cm và thực hiện xông trong khoảng 5-10 phút. Sau đó xì sạch mũi vào khăn giấy hoặc khăn vải. Có thêm cho thêm một vài giọt tinh dầu hoặc kết hợp nước với một số bạch hà, gừng hay tỏi để tăng thêm sự dễ chịu cũng như tác dụng chống viêm.
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Uống nhiều nước, bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C. Ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh đồ lạnh, cứng khô…
  • Giữ ấm cơ thể và giữ vệ sinh răng miệng
Xông mũi giúp giảm triệu chứng của bệnh

7. Phòng ngừa bị và tái phát bệnh viêm họng xuất tiết

Bệnh viêm họng xuất tiết rất dễ bị tái phát nếu không được điều trị dứt điểm. Một số biện pháp không chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn ngăn ngừa được tình trạng bệnh tái phát:

  • Có chế độ ăn khoa học, đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất kết hợp với chế độ luyện tập hợp lý cho cơ thể khỏe mạnh.
  • Đánh răng thường xuyên, tối thiểu 2 lần/ngày. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm súc miệng khác.
  • Vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, đến những nơi ô nhiễm hoặc khi tiếp xúc với người bị bệnh.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị dứt điểm các bệnh.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề viêm họng xuất tiết GenK STF xin gửi đến quý bạn đọc. Hy vọng những kiến thức này sẽ có ích cho các bạn đọc trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 20/8/2016 nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao

https://www.youtube.com/watch?v=Htydz_tNZzY