[Mách bạn] Viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn
Viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Bệnh viêm họng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và sử dụng thuốc phù hợp. Nếu còn chưa biết viêm họng uống thuốc gì thì hãy cùng Genk STF tìm hiểu rõ hơn nội dung bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Giải pháp giúp người phụ nữ 7 năm sống khỏe với ung thư
- ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu
- ung thư vòm họng không nên ăn gì
Nội dung bài viết
1. Đôi nét về viêm họng
Viêm họng là tình trạng bị sưng viêm niêm mạc vùng hầu họng, gây cảm giác khó chịu, đau rát và vướng khi nhai nuốt. Nguyên nhân viêm họng chủ yếu là do virus. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ dị ứng, vi khuẩn hoặc một số yếu tố kích thích khác. Trong đó, vi khuẩn gây viêm họng có mức độ nặng, nghiêm trọng nhất và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng thường phát triển qua giai đoạn theo mức độ từ nhẹ đến nặng là cấp tính và mạn tính. Khi được sử dụng thuốc kết hợp nghỉ ngơi hợp lý thì phần lớn bệnh sẽ thuyên giảm sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, thống kê cho thấy có khoảng 20% số ca bệnh chuyển biến thành viêm họng mạn tính và khiến chức năng hô hấp cũng như chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng không nhỏ.
2. Viêm họng uống thuốc gì Theo Tây y
Điều trị viêm họng cấp theo Tây y với mục đích cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Trong khi đó, những người bị viêm họng mãn tính sẽ được điều trị thuốc cho những đợt cấp của bệnh kết hợp chế độ chăm sóc lâu dài. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị viêm họng theo Tây y được sử dụng phổ biến hiện nay:
2.1. Nhóm thuốc giảm đau – Hạ sốt – Chống viêm NSAID
Nhóm thuốc được sử dụng với mục đích là giảm sưng đau họng, giảm sốt nếu có và cải thiện triệu chứng khó nuốt… Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ức chế tổng hợp một chất trung gian gây kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể là Prostaglandin.
Trong nhóm này có các thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Paracetamol
Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và không có tác dụng giảm sưng họng cũng như chống viêm. Liều dùng là 10 – 15mg/kg cân nặng và không dùng quá 70mg/kg/ngày.
- Ibuprofen
Trong trường hợp người bệnh dị ứng với Paracetamol sẽ được chỉ định dùng Ibuprofen để thay thế. Liều dùng là 20 – 30mg/kg/ngày và không dùng quá 120mg/kg/ngày. Tuy nhiên, thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai ở ba tháng cuối thai kỳ.
- Ho viêm họng uống thuốc gì – Aspirin
Thuốc chỉ định cho những người bị viêm họng kèm theo sốt, ho. Liều dùng đường uống là 325 – 650mg. Hoặc có thể đặt trực tràng không quá 4g/ngày và đặt mỗi 4 giờ nếu thấy cần thiết. Thuốc không được khuyến cáo sử dụng rộng rãi vì có nhiều tác dụng phụ đến đường tiêu hóa, nhất là trẻ em dưới 12 tuổi.
2.2. Viêm họng nên uống thuốc gì – Thuốc kháng viêm Corticoid
Thuốc kháng viêm Corticoid được chỉ định cho những trường hợp viêm họng cấp hoặc viêm họng mãn tính ở mức độ nặng. Tuy nhiên, thuốc dễ gây ức chế miễn dịch đối với những trường hợp viêm họng do vi khuẩn, thậm chí còn khiến tình trạng nhiễm khuẩn họng nặng hơn.
Một số loại thuốc chứa Corticoid được dùng để chữa viêm họng thường là Dexamethason, Prednisolon, Betamethasone…
2.3. Viêm họng uống thuốc gì – Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng cho những trường hợp viêm họng do virus. Tuy nhiên, trong một số trường hợp viêm họng do nhiễm khuẩn hoặc dự phòng nhiễm khuẩn ở bệnh viêm họng nặng sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
Mục đích của kháng sinh nhằm ngăn chặn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, phòng ngừa các biến chứng và giúp cải thiện triệu chứng viêm họng. Kháng sinh có thể được dùng ở dạng đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Một số loại thuốc thường dùng bao gồm:
- Amoxicillin: Loại kháng sinh này được kết hợp với các cephalosporin như Cephalexin, Ceftriaxone… hoặc kết hợp với Axit clavulanic (biệt dược Augmentin).
- Clarithromycin: Đây là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Ngoài ra, tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh cùng nhóm khác nếu thấy cần thiết như Erythromycin, Azithromycin…
2.4. Thuốc ngậm trị đau họng
Thuốc ngậm trị đau họng là một trong những lời giải đáp cho thắc mắc viêm họng uống thuốc gì. Thuốc ở dạng ngậm nên tiện dụng với tác dụng diệt khuẩn và giảm đau tại chỗ. Đặc biệt, thành phần trong thuốc thường chứa kháng viêm, kháng sinh và chất gây tê cục bộ.
- Viên ngậm Eugica Candy: Viêm ngậm dễ sử dụng vì trong thành phần có khuynh diệp, lá bạc hà, gừng, tần, tinh dầu quế.
- Viên ngậm trị đau họng và ho Bảo Thanh: Thành phần hoàn toàn từ các thảo dược như quan lâu nhân, trần bì, cát cánh, phục linh, ngũ vị tử, tỳ bà lá, cao lỏng, khổ hạnh nhân…
- Thuốc ngậm viêm họng Dorithricin: Thành phần trong thuốc bao gồm Benzalkonium (chất sát khuẩn tại chỗ), Tyrothricin (kháng sinh) và Benzocaine (chất gây tê).
- Thuốc ngậm trị viêm họng Prospan: Thuốc có thành phần là cao lá khô thường xuân.
2.5. Dung dịch súc miệng – họng
Dung dịch súc miệng – họng có tác dụng giúp niêm mạc họng sạch, ngăn ngừa và hạn chế vi khuẩn tích tụ. Đồng thời, loại bỏ giả mạc ở họng, giảm ho. Thành phần của những dung dịch này cũng chứa kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ.
Một số dung dịch súc miệng – họng thường được sử dụng là:
- Nước muối sinh lý.
- Dung dịch Betadine (chứa povidone-iodine)
- Nước súc miệng Listerine.
- Dung dịch Giva.
3. Viêm họng uống thuốc gì theo Đông y
Ngoài thuốc Tây thì Đông y cũng có các bài thuốc nhằm điều trị viêm họng với hiệu quả toàn diện và lành tính. Đông y chữa viêm họng theo nguyên tắc là đi sâu vào thận, tỳ, phế. Từ đó loại bỏ căn nguyên gây bệnh tận bên trong, cải thiện triệu chứng bên ngoài và giảm viêm, tiêu sưng.
Trong Đông y, viêm họng được chia thành nhiều thể với các triệu chứng khác nhau như thể phong hàn, thể phong nhiệt, thể phế vị nhiệt thịnh… Tùy vào thể bệnh và mức độ mà các triệu chứng như ho, đờm, rát họng, nổi hạt, hạch, sung huyết… sẽ khác nhau. Mỗi thể bệnh sẽ có các bài thuốc khác nhau với các vị thuốc, liều lượng tương ứng với mức độ bệnh. Do đó, người bệnh cần đi thăm khám tại các cơ sở, trung tâm Y học cổ truyền uy tín để được các lương y thăm khám, bốc thuốc phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị viêm họng được sử dụng phổ biến hiện nay:
3.1. Bài thuốc trị viêm họng thể phong nhiệt
Chuẩn bị các vị thuốc:
- Mỗi vị thuốc 10g, gồm: Kinh giới, phòng phong, cát cánh, triết bối mẫu.
- Mỗi vị thuốc 12g, gồm: Ngưu bàng tử, kim ngân hoa, liên kiều, hoàng cầm, xích thược, tang bạch bì, thiên hoa phấn, huyền sâm.
- Cam thảo: 6g.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần và sử dụng 2 – 3 tuần liên tục để mang lại hiệu quả.
3.2. Bài thuốc chữa viêm họng do thể phong hàn
Chuẩn bị các vị thuốc
- Mỗi vị thuốc 10g, gồm: Kinh giới, phòng phong, cát cánh, cương tàm, tô diệp, sinh khương.
- Mỗi vị thuốc 6g, gồm: Cam thảo, bạc hà.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên cho vào ấm cùng 1,5 lít nước. Tiến hành sắc cạn còn 2/3 lượng nước thì tắt bếp. Chia thuốc uống làm 2 lần trong ngày.
3.3. Bài thuốc Đông y chữa viêm họng do thể phế vị nhiệt thịnh
Chuẩn bị các vị thuốc
- Kim ngân hoa: 2g
- Mỗi vị thuốc 12g, gồm: Liên kiều, ngưu bàng tử.
- Mỗi vị thuốc 6g, gồm: Đại hoàng, bạc hà, huyền minh phấn.
- Mỗi vị thuốc 10g, gồm: Hoàng cầm, kinh giới, chi tử, phòng phong.
Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc nếu thấy cần thiết. Sau đó, sắc lấy nước uống và chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng 2 – 3 tuần liên tục để đạt kết quả.
4. Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trị viêm họng không đúng cách
Dù dùng thuốc Đông y hay Tây y thì người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả. Bởi việc dùng thuốc không theo chỉ định hoặc sai cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt. Có thể kể đến như:
- Kháng thuốc: Hiện tượng này xảy ra khi chúng ta lạm dụng thuốc và sử dụng trong thời gian dài. Kết quả là vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh mà chúng đã có khả năng kháng thuốc nên ngày càng lan rộng, khiến việc điều trị gặp khó khăn.
- Rối loạn tiêu hóa: Nhóm vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng do việc sử dụng thuốc không đúng cách. Trong khi đó, vi khuẩn có hại lại phát triển mạnh mẽ hơn khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị viêm nhiễm, xuất huyết, tiêu chảy.
- Giảm sức đề kháng của cơ thể: Lạm dụng thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn có lợi bị ảnh hưởng. Trong khi đó, các vi khuẩn có hại lại thích ứng tốt với cơ thể và khiến hệ miễn dịch, sức đề kháng bị suy giảm.
- Có thể ảnh hưởng đến thai nhi: Phụ nữ mang thai mà sử dụng thuốc kháng sinh, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ rất dễ gây ra những ảnh hưởng đến thai nhi. Có thể kể đến như dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến hệ thống xương, cơ, hệ thần kinh..
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm họng
Để phát huy tác dụng của các thuốc trị viêm họng thì người bệnh cần phải lưu ý những nguyên tắc dưới đây khi sử dụng:
- Dù sử dụng thuốc Đông y hay Tây y đều cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng, liệu trình của bác sĩ nhằm đảm bảo hiệu quả, tránh các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Điều này có thể sẽ làm bệnh trạng ngày càng chuyển nặng và nghiêm trọng hơn.
- Dù lựa chọn điều trị theo Đông y hay Tây y thì người bệnh đều phải đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó, bác sĩ mới kê đơn thuốc phù hợp.
- Sử dụng thuốc kết hợp với vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc họng mỗi ngày để cải thiện triệu chứng.
- Tuân thủ dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp và sinh hoạt lành mạnh để gia tăng hiệu quả điều trị tốt hơn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn. Việc dùng thuốc cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ dù là thuốc Đông y hay Tây y để tránh những tác hại cho cơ thể. Chúc bạn sớm khỏe!
XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ