[ Xem ngay] Viêm họng nên ăn gì và kiêng gì cho mau khỏi bệnh?

Viêm họng nên ăn gì cho nhanh khỏi? Hay viêm họng kiêng ăn gì để bớt khó chịu? Hãy cùng GenK STF tìm hiểu về chủ đề viêm họng nên ăn gì trong bài viết này nhé!

1. Một số điều sơ qua về viêm họng

1.1. Viêm họng là gì? Ai dễ bị bệnh?

Viêm họng là một bệnh xảy ra ở đường hô hấp của con người, dùng để chỉ tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương và viêm nhiễm bởi các tác nhân khác nhau. Trong đó chủ yếu là do vi khuẩn và virus.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên hay gặp ở trẻ em và phụ nữ mang thai hơn. Bên cạnh đó những người có bệnh lý nền như dị ứng, viêm xoang, tiểu đường cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

1.2. Dấu hiệu nhận biết viêm họng

Một số triệu chứng sau có thể giúp bạn nhận biết bị viêm họng là:

  • Ngứa, vướng, đau ở vùng hầu họng.
  • Cảm giác đau tăng thêm khi nuốt, nói chuyện.
  • Giọng nói bị ảnh hưởng, khản tiếng, mất giọng.
  • Sưng đỏ ở niêm mạc họng, amidan và xuất hiện tình trạng lưỡi trắng.
  • Mệt mỏi, nhức đầu, khó chịu.

1.3. Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Khi các triệu chứng của bệnh không khỏi, kéo dài và có nguy cơ tiến triển nặng hơn hoặc tái phát bệnh nhiều lần. Ví dụ như:

  • Sốt cao liên tục trên 38 độ.
  • Ăn uống, nói chuyện gặp khó khăn.
  • Đau họng kèm nổi hạch ở cổ, má hoặc nổi mề đay, phát ban toàn thân.

1.4. Các phương pháp điều trị khi bị đau họng

Tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi người cũng như nguyên nhân gây ra bệnh khác nhau thì sẽ có cách điều trị viêm họng khác nhau như:

  • Dùng thuốc tân dược: Các thuốc này phải do bác sĩ chỉ định trên cơ sở để điều trị nguyên nhân gây viêm họng kết hợp với triệu chứng.
  • Áp dụng một số mẹo dân gian: Thường chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng, hỗ trợ tăng hiệu quả của thuốc. Ví dụ: mật ong ngâm tỏi, trà gừng, hẹ hấp đường phèn, ngậm quế, chanh…
  • Bên cạnh đó, có thể sử dụng các bài thuốc đông y để chữa viêm họng.

2. Nguyên tắc ăn uống cho người bị viêm họng

Một chế độ ăn tốt cho người bị viêm họng là có thể giúp giảm áp lực lên niêm mạc họng đồng thời hỗ trợ, cải thiện, nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân. Do đó, khi bị viêm họng nên xây dựng chế độ ăn dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Ưu tiên các thực phẩm tăng cường cho hệ miễn dịch.
  • Tránh các đồ ăn, thức uống có thể gây kích thích hay tổn thương niêm mạc họng.
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể để thúc đẩy quá trình trao đổi chất đồng thời giảm bớt các triệu chứng khô họng, rát họng.
  • Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, tránh thực phẩm khô cứng, khó nuốt để giảm bỏ áp lực cho cổ họng.
  • Đa dạng các loại thực phẩm trong chế độ ăn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng đồng thời cải thiện vị giác.
viem-hong-an-gi-tot
Viêm họng ăn gì tốt???

3. Vậy bị viêm họng nên ăn gì thì tốt?

3.1. Thực phẩm giàu vitamin C

Theo các chuyên gia, thường xuyên ăn một cách hợp lý các thực phẩm giàu vitamin C thì sẽ giúp các tế bào lympho được tăng cường chức năng. Từ đó, không chỉ giúp cải thiện hệ miễn dịch mà còn có thể hỗ trợ ức chế các gốc tự do và nâng cao thể trạng của người bệnh.

Các nghiên cứu khảo sát cũng chỉ ra là nếu cơ thể hấp thu được khoảng 1000mg vitamin C/ ngày thì có thể giảm tới 50% các triệu chứng của viêm họng cũng như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Các loại thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến là ổi, bưởi, cam, chanh, quýt, dâu tây, lựu,xoài, chuối, thanh long…

3.2. Thực phẩm giàu có nhiều kẽm

Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Kẽm được bổ sung qua các thực phẩm khi vào cơ thể sẽ hỗ trợ, nâng cao sức đề kháng chống lại sự tấn công và phát triển của các yếu tố gây bệnh.

Do đó người bị viêm họng nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu kẽm như rong biển, đậu, nấm, hàu, thịt bò, các loại hải sản và hạt khác…

Thục phẩm giàu kẽm

3.3. Rau xanh

Rau xanh không chỉ tốt cho người bị viêm họng mà còn tốt với cả các nhiễm trùng hô hấp khác hay kể cả với người khỏe mạnh.

Trong rau xanh có nhiều nước sẽ giúp làm ẩm cổ họng, xoa dịu cảm giác đau rát ở niêm mạc họng và giảm sưng viêm. Không những thế, rau xanh còn rất dồi dào vitamin, khoáng chất và các hợp chất có tác dụng giảm viêm, loãng đờm và làm lành niêm mạc.

Bên cạnh đó, ăn nhiều rau xanh còn giúp bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể, giảm mệt mỏi. Khi bị viêm họng nên lựa chọn các loại rau xanh dễ tiêu hóa nhiều nước, trơn mát như: mồng tơi, rau đay, cải thảo, bầu, dưa leo, bí, bắp cải…

3.4. Thực phẩm có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn

Nhóm thực phẩm này sẽ giúp các đẩy nhanh quá trình hồi phục của các tổn thương ở niêm họng. Những thực phẩm kháng viêm mà người bệnh viêm họng nên bổ sung bao gồm: Cà chua, dầu oliu, các loại hạt như hạnh nhân,bắp cải, các loại rau xanh, việt quất, anh đào

Một số thực phẩm kháng viêm, chống khuẩn có thể kể tới là:

  • Gừng: Còn có tên gọi trong y học cổ truyền là sinh khương, được dùng tư lâu trong chữa các chứng cảm lạnh, ho có đờm, viêm họng. Có thể dùng gừng như một loại gia vị cho vào thức ăn của người bệnh hoặc dùng để pha trà, ngâm với mật ong…
  • Nghệ: Khả năng sát trùng và ức chế vi khuẩn khá tốt mà không quá cay nóng nên có thể dùng với cả trẻ em. Thêm nghệ vào bữa ăn hàng ngày hoặc làm thành bột uống, pha trà để làm giảm các triệu chứng ho, đau họng và khàn tiếng của viêm họng.
  • Tỏi: Trong tỏi có Allicin và các hoạt chất khác được coi như kháng sinh tự nhiên. Do đó, bạn có thể dùng tỏi để nấu ăn hoặc ăn trực tiếp, ngâm với mật ong để ngậm khi mắc viêm họng.
  • Mật ong: Đã được chứng minh có tính kháng viêm và chống khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó còn giúp cải thiện vị giác cho người bệnh.

Bên cạnh đó, các thực phẩm kháng viêm khác cũng nên được bổ sung vào bữa ăn như cà chua, dầu oliu, hạnh nhân,bắp cải,việt quất, anh đào…

3.5. Thực phẩm giàu protein

Protein là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện sức khỏe cơ bắp đồng thời tăng cường sức đề kháng trước sự xâm nhiễm của vi khuẩn, virus.

Với người bị viêm họng bạn nên lựa chọn các thực phẩm giàu protein, mềm và dễ tiêu hóa như thịt gà, thịt bò, trứng, thịt bằm, sữa, cá hồi…

3.6. Bổ sung đủ nước

Ở những bệnh nhân viêm họng thường thân nhiệt tăng cao khiến cơ thể bị mất nước gây mệt mỏi. Do đó người bệnh nên bổ sung 2 – 2,5 lít nước/ ngày cho cơ thể bằng nước lọc hay các món ăn như canh, nước ép.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể khi bị bệnh sẽ giúp làm dịu niêm mạc họng, long đờm và giữ cân bằng điện giải, điều hòa thân nhiệt, cải thiện khản giọng, mất tiếng…

3.7. Vậy các món ăn nên ăn khi bị viêm họng là gì?

Từ các nhóm thực phẩm nên ăn như đã kể trên thì nên chế biến và lựa chọn các món ăn như sau cho người bị viêm:

  • Các món luộc như trứng luộc, rau luộc, thịt gà luộc và các loại thịt mềm khác…
  • Những món loãng, ấm, dễ ăn như khoai tây nghiền, cháo gà, súp, canh mùng tơi, canh bầu…
  • Lựa chọn các loại hoa quả mềm như chuối, táo thì nên ăn trực tiếp, các loại hoa quả khác có thể làm thành nước ép hoặc sinh tố cho dễ sử dụng.
  • Uống trà mật ong, sữa chua, các loại trà thảo mộc.
  • Sử dụng gừng, nghệ, tỏi làm gia vị món ăn hoặc ngâm với mật ong, pha trà.

4. Nên kiêng ăn gì khi bị viêm họng?

4.1. Thức ăn thô, khô, cứng và khó nuốt

Khi bị bệnh, niêm mạc họng bị sưng tấy gây ra vướng, khó chịu trong ăn uống khó khăn khi ăn uống. Do đó, nếu ăn các loại thực phẩm khô cứng, khó nuốt thì có thể làm nặng thêm tình trạng đau rát, sưng viêm ở họng, thậm chí có thể gây ra các vết xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Vì vậy người bệnh không nên các thực phẩm như rau củ sấy, đồ nướng, bánh mì sấy, hạt hướng dương, hạt bí…

4.2. Đồ ăn nhiều dầu mỡ và gia vị

Dầu mỡ và các gia vị cay nóng như ớt, hồi có thể gây kích ứng niêm mạc cổ họng khiến cho tình trạng tổn thương ở họng còn trở nên nghiêm trọng hơn. Không những thế, các thực phẩm này còn làm tăng tiết dịch nhầy và làm cơ thể mất nước dẫn đến đờm đặc hơn, người mệt mỏi. Bên cạnh đó, những đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị còn khó tiêu gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của người bệnh.

viem-hong-kieng-an-gi
Viêm họng không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ

4.3. Thực phẩm chứa nhiều acid

Theo các chuyên gia, người bệnh viêm họng nên kiêng ăn các thực phẩm lên muối chua như thịt muối, dưa cà muối chua, thịt xông khói và các loại khác chứa nhiều acid.

Đó là lượng lớn acid có trong các loại thực phẩm này có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc họng. Từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh như ho, đau rát, mất tiếng.

4.4. Rượu bia, cà phê và thuốc lá

Cồn và cafein có trong các loại thực phẩm, đồ uống này sẽ khiến cơ thể bị mất nước, tăng thân nhiệt và còn gây kích ứng cả niêm mạc ở đường hô hấp.

Không những thế trong thuốc lá còn chứa rất nhiều các chất độc hại khác như nicotin, chì, asen gây hại không chỉ ở vùng họng mà còn cả các cơ quan hô hấp khác.

Do đó trong thời gian điều trị viêm họng nên kiêng uống rượu bia, cafe hay hút thuốc lá. Đồng thời cũng nên hạn chế tiếp xúc với những người hút thuốc lá để tránh hít phải khói thuốc.

4.5. Đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh

Do các loại đồ ăn quá lạnh có thể làm cho niêm mạc họng sưng tấy hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Còn với đồ ăn quá nóng thì có thể làm bỏng và tổn thương niêm mạc lưỡi, hầu họng.

5. Lưu ý trong điều trị và phòng tránh viêm họng

Một số lưu ý sau đây có thể giúp cho quá trình điều trị bệnh thuận lợi hơn cũng như tăng cường khả năng phòng tránh bệnh:

  • Khi bị bệnh cần nghỉ ngơi điều độ, sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
  • Kết hợp chế độ ăn hài hòa, đầy đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, súc miệng bằng nước muối.
  • Thư giãn tinh thần, tránh xa lo lắng, suy nghĩ quá nhiều.
  • Hạn chế đến nơi công cộng và những nơi có môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Nếu phải đi thì nên đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
  • Tránh dùng chung đồ cá nhân, đồ dùng sinh hoạt với người khác, nhất là với người đang bị bệnh.
  • Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở và nơi làm việc.
  • Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.

Kết luận: Một chế độ ăn tốt sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh viêm họng. GenK STF hy vọng qua bài viết này đã giải đáp được các thắc mắc của bạn đọc về vấn đề viêm họng nên ăn gì?

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7