Sự thật: Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?

Bên cạnh bệnh viêm gan B, viêm gan C là bệnh lý có thể lây truyền từ người sang người rất nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, rất nhiều người lo lắng không biết bệnh viêm gan C có lây qua đường ăn uống không. Bài viết của GenK STF dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về con đường lây truyền của bệnh viêm gan C giúp bạn trả lời câu hỏi trên, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Xem thêm:

1. Hiểu rõ về bệnh viêm gan C

1.1. Định nghĩa viêm gan C

Viêm gan C là bệnh lý nhiễm trùng ở gan do Hepatitis C virus gây ra. Virus viêm gan C xâm nhập theo đường máu vào gan tấn công và gây hủy hoại tế bào gan. Lâu dần, các tế bào gan bị virus phá hủy không còn khả năng hồi phục và trở thành những tế bào xơ hóa. Chính vì thế, nếu bệnh viêm gan C không được chữa trị ổn định sẽ dẫn đến những hậu quả rất nguy hiểm là suy gan, xơ gan, ung thư gan.

Viêm gan C có 2 thể chính là:

  • Viêm gan C cấp tính là tình trạng nhiễm virus viêm gan C gây ra nhiễm trùng trong thời gian dưới 6 tháng. Một số trường hợp hệ thống miễn dịch của cơ thể đủ khỏe mạnh để kìm hãm và tiêu diệt virus viêm gan C, bệnh tự khỏi và không phải điều trị gì. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ chiếm tỷ lệ 15-25% và đa phần các trường hợp nhiễm viêm gan C sẽ bị chuyển thành viêm gan mạn tính.
  • Viêm gan C mạn tính là tình trạng nhiễm trùng tổn thương gan kéo dài trên 6 tháng. Đây là thể bệnh phổ biến, người bệnh nếu không được điều trị sẽ phải chung sống với virus viêm gan C cả đời. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới tỷ lệ người mắc viêm gan C trên thế giới hiện nay là khoảng 71 triệu người.

2.2. Triệu chứng viêm gan C

Đa phần những trường hợp mới nhiễm virus viêm gan C đều không có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Một số trường hợp ở giai đoạn bị viêm gan C cấp tính sẽ có những biểu hiện như:

  • Triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Người bệnh thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn ói. Vùng bụng bị đau tức phần hạ sườn phải, do các tế bào gan đang bị virus viêm gan C phá hủy.
  • Triệu chứng phá hủy tế bào gan: Người mệt mỏi ngay cả lúc nghỉ ngơi, bụng luôn cảm thấy đầy chướng khó tiêu do tế bào gan bị phá hủy, làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, người bệnh còn có triệu chứng vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu, phân bạc màu.
Vàng da là một trong những triệu chứng của bệnh viêm gan C
  • Một số triệu chứng khác người bệnh có thể gặp phải như sốt nhẹ, đau mỏi các khớp, ngứa da, nổi mụn nhọt.

2. Cảnh giác với biến chứng của viêm gan C

2.1. Viêm gan mạn tính

Đa phần các trường hợp nhiễm viêm gan C cấp tính đều chuyển thành mạn tính với tỷ lệ lên đến 70-80%. Vì rất ít trường hợp cơ thể có hệ miễn dịch đủ khỏe mạnh để đào thải virus trong vòng 6 tháng. Nhiều trường hợp bị viêm gan C mạn tính nhưng triệu chứng rất ít, không biết mình mang bệnh và trở thành nguồn lây nguy hiểm cho cộng đồng.

Khi phát hiện dương tính với virus viêm gan C người bệnh cần đến bệnh viện điều trị sớm để ngăn bệnh tiến triển hơn và cũng giúp hạn chế nguy cơ làm lây lan bệnh ra cộng đồng.

2.2. Xơ gan

Tình trạng viêm gan C mạn tính kéo dài nhiều năm không được điều trị sẽ dẫn đến hình thành các mô sẹo và dẫn đến xơ gan do tế bào bị tổn thương kéo dài quá lâu không còn khả năng hồi phục. Các tế bào bị xơ hóa sẽ làm tắc nghẽn dòng mạch máu đến nuôi dưỡng tổ chức tại gan dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa, suy giãn tĩnh mạch nuôi dưỡng gan.

Các triệu chứng của xơ gan cũng rất mờ nhạt như chán ăn, mệt mỏi, vàng da, đau tức vùng gan. Nếu gặp phải biến chứng xơ gan mà bệnh nhân không được chữa trị kịp thời thì nguy cơ suy gan, ung thư gan và tử vong rất cao.

2.3. Suy gan

Khi gặp biến chứng xơ gan thì nguy cơ chuyển thành suy gan ở người bệnh viêm gan C rất cao. Nguyên nhân là do các mảng xơ hóa làm gan không thực hiện được đúng chức năng đồng thời virus tấn công tế bào gan khỏe mạnh còn lại mạnh mẽ làm gan càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Một số dấu hiệu nhận biết khi người bệnh đã gặp phải biến chứng suy gan bao gồm vàng da, vàng niêm mạc mắt, tiểu ít, chân tay sưng phù tích nước, có nhiều dịch ổ bụng, tinh thần hoảng loạn, thay đổi tính cách.

2.4. Ung thư gan

Khi bị viêm gan C, bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn người bình thường gấp 12 lần. Đặc biệt, những người đã có biến chứng xơ gan do viêm gan C đồng thời có nghiện rượu bia thì nguy cơ chuyển biến thành ung thư gan sẽ rất cao.

3. Viêm gan C lây truyền qua những con đường nào?

Để trả lời được câu hỏi viêm gan C có lây qua đường ăn uống không chúng ta cần nắm rõ về những con đường lây truyền của bệnh. 

3.1. Virus viêm gan C lây truyền qua đường máu

Máu là con đường rất dễ làm lây truyền virus viêm gan C. Khi bạn nhận máu hoặc các chế phẩm từ máu của người bệnh viêm gan C truyền sang thì bạn cũng bị nhiễm loại virus này. Một số dụng cụ y tế hay đồ dùng cá nhân có tiếp xúc máu với người bệnh viêm gan C có thể làm lây truyền virus cho người khác rất nhanh.

Những vật dụng bạn tuyệt đối không được dùng chung với người bệnh viêm gan C là kim châm cứu, bơm kim tiêm, kim xăm, dụng cụ bấm lỗ tai, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay. Đặc biệt, nếu bạn đang có vết thương hở trên cơ thể không được để vết thương tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh viêm gan C để tránh việc lây nhiễm loại virus nguy hiểm này.

3.2. Virus viêm gan C lây truyền qua đường quan hệ tình dục

Việc quan hệ tình dục với người nhiễm viêm gan C mà không dùng biện pháp bảo vệ như bao cao su sẽ làm bạn bị lây nhiễm loại virus này. Virus viêm gan C có tồn tại một ít trong tinh dịch, dịch âm đạo của người nhiễm bệnh. Đồng thời quá trình quan hệ tình dục nếu bị trầy xước, chảy máu virus sẽ theo đường máu lây truyền qua bạn tình. 

Hiểu rõ về cơ chế lây truyền này thì chúng ta cũng sẽ biết rằng quan hệ tình dục an toàn là một cách giúp bạn và gia đình phòng ngừa được căn bệnh viêm gan C. Quan hệ tình dục an toàn là chung thủy 1 vợ 1 chồng, tránh quan hệ vào ngày hành kinh, khi quan hệ ngoài luồng nên sử dụng bao cao su.

3.3. Virus viêm gan C lây truyền từ mẹ sang con

Giống như viêm gan B, virus viêm gan C cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hay sinh nở. Nếu mẹ bị nhiễm virus viêm gan C trong quá trình mang thai, virus có thể lây truyền qua nhau thai, hoặc virus từ các vết thương hở trong quá trình sinh mổ hay sinh thường của mẹ lây qua em bé. Tuy nhiên, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con thường thấp khoảng trên dưới 5 %.

Bên cạnh đó, những bà mẹ nhiễm viêm gan C cũng được khuyến cáo không nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp. Vì khi bú mẹ trực tiếp bé có thể cắn xước vú mẹ và nếu bé có vết xước ở lợi thì khả năng bị lây nhiễm virus viêm gan C cũng rất cao.

4. Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan C là bệnh lý rất nguy hiểm và tốc độ lây lan nhanh, vì thế nhiều người lo sợ lây bị lây nhiễm căn bệnh này mà không dám ăn uống cùng với người bệnh. Vậy thực sự bệnh viêm gan C có lây qua đường ăn uống không. Theo những thông tin phần bên trên thì bệnh viêm gan C chỉ lây qua 3 con đường chính và hoàn toàn không lây qua đường ăn uống.

Viêm gan C hoàn toàn không lây qua đường ăn uống

Kể cả việc bạn dùng chung dụng cụ ăn uống hay ăn cùng đồ ăn với người bệnh thì việc lây nhiễm virus viêm gan C cũng rất khó xảy ra. Tuy nhiên, việc giữ gìn vệ sinh ăn uống vẫn rất quan trọng với sức khỏe, vì thế bạn vẫn nên ăn chín uống sôi và sử dụng riêng dụng cụ ăn uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn và người bệnh.

Bạn nên tìm hiểu rõ những kiến thức về căn bệnh này để có cách nhìn đúng đắn hơn với bệnh tật. Không nên quá kỳ thị với người bị viêm gan C, bạn vẫn có thể ăn uống, chăm sóc người bệnh như bình thường để bệnh nhân không bị mặc cảm và có sức khỏe, tinh thần để chống lại bệnh tật.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã tìm được đáp án cho câu hỏi viêm gan C có lây qua đường ăn uống không. Đây là bệnh lý nguy hiểm nhưng không lây qua đường tiếp xúc ăn uống, vì thế bạn vẫn có thể ăn uống, giao tiếp và tiếp xúc với bệnh nhân bình thường.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang