Bị ung thư túi mật nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe

Khi bị ung thư túi mật nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị một cách hiệu quả? Ung thư túi mật có mối quan hệ mật thiết tới chế độ ăn uống của người bệnh. Hãy cùng GenK STF tìm hiểu về chủ đề người bệnh ung thư túi mật nên ăn gì và kiêng ăn gì trong bài viết này.

XEM THÊM:

1. Những điều bạn cần biết về ung thư túi mật

Ung thư túi mật là một căn bệnh tương đối là hiếm gặp, xuất phát từ các tế bào ở túi mật. Túi mật là cơ quan nhỏ, có hình quả lê nằm ở vùng hạ sườn phải, bên dưới gan. Cơ quan này có chức năng đó là dự trữ dịch mật – một loại dịch tiêu hóa được sản xuất từ gan.

Nếu ung thư túi mật được phát hiện ra ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi sẽ là rất cao. Nhưng đa số các trường hợp bị ung thư túi mật thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tiên lượng bệnh thường rất xấu.

Việc chẩn đoán ung thư túi mật sớm thường gặp nhiều khó khăn do bệnh hầu như không có các triệu chứng đặc hiệu. Ngoài ra, do cấu tạo giải phẫu tự nhiên túi mật bị che lấp bởi gan, nên tạo điều kiện cho ung thư túi mật phát triển một cách âm thầm mà không bị phát hiện.

Nguyên nhân gây ra ung thư túi mật hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Một số yếu tố nguy cơ được cho là gây ra bệnh bao gồm:

  • Sỏi mật: Sỏi mật một là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây ra ung thư túi mật. Sỏi mật cũng là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp và 75-90% bệnh nhân ung thư túi mật có tiền sử bị sỏi mật. 
  • Polyp túi mật: Các trường hợp bị polyp túi mật có kích thước lớn hơn 1cm được khuyến cáo là nên cắt bỏ. Nguyên nhân bởi vì có khả năng cao tiến triển thành ung thư túi mật.
  • Tuổi: Đa số bệnh nhân ung thư túi mật được chẩn đoán đều ở mức lớn hơn 70 tuổi.
  • Giới tính: Tỉ lệ bị ung thư túi mật xảy ra ở nữ cao gấp 2 lần so với nam giới.
  • Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường mật.
  • Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có người thân bị ung thư túi mật cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh.

Một số dấu hiệu có thể cảnh báo bệnh ung thư túi mật đó là:

  • Đau bụng: Cảm giác đau thường bắt đầu từ vùng hạ sườn phải sau đó lan ra khắp vùng bụng.
  • Chướng bụng do dịch.
  • Sốt.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Giảm nhiều hơn 10% trọng lượng cơ thể mà không xác định rõ nguyên nhân.
  • Nôn, buồn nôn: Bệnh nhân có thể nôn ra dịch mật màu vàng, vị đắng.
  • Vàng da và củng mạc mắt vàng.
  • Bệnh nhân có thể tự sờ và cảm nhận thấy khối ở vùng bụng phải.

2. Ung thư túi mật ảnh hưởng tới việc ăn uống như thế nào?

Khi bị ung thư túi mật, người bệnh sẽ gặp nhiều thấy khó khăn hơn trong việc tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là chất béo, đồng thời cũng khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và sút cân nhanh.

Những tác dụng phụ trong quá trình điều trị bằng các phương pháp hóa trị, xạ trị cũng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, với các trường hợp người bệnh ung thư túi mật sau khi đã cắt túi mật thì có thể làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng ở đường tiêu hóa, trong đó thường gặp nhất là tình trạng tiêu chảy kéo dài.

Bên cạnh đó, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi một người bệnh sẽ là khác nhau. Nhưng một chế độ ăn tốt dành cho bệnh nhân ung thư túi mật phải đảm bảo được một số nguyên tắc sau: Giúp người bệnh cảm thấy cơ thể tốt hơn, duy trì được trọng lượng cơ thể, không để xảy ra tình trạng sụt cân quá nhanh và tăng khả năng chịu đựng được các tác dụng không mong muốn liên quan đến việc điều trị.

Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý mà người bệnh nên ăn và nên kiêng trong chế độ ăn hàng ngày.

Ung thư túi mật nên ăn gì và kiêng ăn gì?

3. Người bệnh ung thư túi mật nên ăn gì?

3.1. Protein (chất đạm)

Cơ thể người bệnh cần được cung cấp đầy đủ protein qua các thực phẩm hàng ngày để giúp sửa chữa các tổn thương và giữ cho hệ thống miễn dịch luôn được khỏe mạnh. Khi không được bổ sung thêm chất đạm, cơ thể sẽ phá vỡ nguồn chất béo để làm nhiên liệu thay thế.

Chính vì điều này sẽ làm giảm khả năng phục hồi của người bệnh do dẫn tới suy giảm hệ thống miễn dịch. Vì vậy, những người bị ung thư túi mật thường phải bổ sung nguồn protein nhiều hơn bình thường, nhất là sau khi tiến hành các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Các nguồn cung cấp protein lành mạnh cho người bệnh ung thư túi mật bao gồm: Một số loại cá, thịt gia cầm, thịt nạc, trứng, các sản phẩm từ sữa ít béo, các loại hạt như đậu phộng (lạc), đậu Hà Lan, đậu lăng và các chế phẩm được làm từ đậu nành.

3.2. Chất béo không no

Đối với người bệnh ung thư túi mật nên cố gắng bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh, có lợi cho sức khỏe. Lượng chất béo này sẽ có tác dụng kích thích gan tiết ra mật, đồng thời tăng cường lưu thông dịch mật cũng như bổ sung năng lượng để hoạt động.

Các loại chất béo không no, tốt cho sức khỏe được tìm thấy nhiều ở các thực phẩm như là dầu oliu, dầu cá, quả bơ. Những loại chất béo này không chỉ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể mà còn hạn chế nguy cơ hình thành sỏi mật mới.

3.3. Tăng hàm lượng chất xơ cho cơ thể

Không chỉ đối với bệnh nhân bị ung thư túi mật mà bất kỳ ai cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ bởi vì chúng rất có lợi cho hệ tiêu hóa. 

Tiêu chảy là một trong những tình trạng rất thường gặp ở các bệnh nhân sau khi mổ cắt túi mật. Do đó, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp người bệnh khắc phục được tình trạng này và giảm đầy bụng do thức ăn chưa được tiêu hóa. Những thực phẩm giàu chất xơ, phù hợp với người bệnh có thể kể đến như là các loại trái cây họ cam quýt, rau xanh (cải bó xôi, đậu bắp), yến mạch, gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, các loại hạt mầm…

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý rằng, không nên bổ sung quá nhiều chất xơ cùng một lúc để tránh gặp phải tình trạng khó tiêu. Thay vào đó, hãy bổ sung chất xơ qua các bữa ăn một cách từ từ và đều đặn để cơ thể hấp thụ được tốt nhất.

3.4. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin

Khi bị mắc các bệnh về túi mật, đặc biệt là sau khi mổ túi mật thì khả năng hấp thụ các vitamin A, D, E, K của cơ thể bị suy giảm hơn rất nhiều so với trước đây. Nguyên nhân là do quá trình tiêu hóa chất béo bị xáo trộn. Vì thế, trong chế độ ăn của người bệnh cần có sự bổ sung thêm các loại vitamin này để đảm bảo sức khỏe cũng như quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn.

Những loại thực phẩm giàu vitamin như là các loại đậu, bắp cải, bông cải, cà chua, quả việt quất, mâm xôi, cam, chanh, bưởi…

3.5. Nước

Người bệnh ung thư thường xuyên bị nôn mửa do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị, hoặc người bị bệnh tiêu chảy mạn tính bắt buộc phải bổ sung đầy đủ nước hàng ngày để hạn chế tình trạng mất nước. Bởi nước là dung môi cần thiết giúp loại bỏ đi những độc tố trong cơ thể. Qua các thực phẩm mà người bệnh ăn trong bữa ăn, lượng nước sẽ được cung cấp một phần, nhưng theo các chuyên gia khuyên cáo, thì người bệnh ung thư túi mật nên uống ít nhất từ 2 – 2.5 lít nước trong ngày.

Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về những thực phẩm mà bệnh nhân ung thư túi mật nên kiêng để đảm bảo sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị.

4. Người bị bệnh ung thư túi mật nên kiêng ăn gì?

Có khá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe nếu như sử dụng quá nhiều và có thể là tác nhân khiến cho vết mổ túi mật lâu lành hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này để giúp cho sức khỏe hồi phục được nhanh hơn.

Dưới đây là danh sách những thực phẩm người ung thư túi mật nên tránh:

4.1. Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và cholesterol

Túi mật là nơi dự trữ và bài tiết dịch mật đi tiêu thụ chất béo, các loại vitamin thiết yếu. Vì vậy, khi túi mật gặp vấn đề, dù dịch mật vẫn được gan sản sinh nhưng vì không còn dữ trữ đủ nên lượng dịch mật sẽ không đủ để tiêu hóa nếu cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu chất béo.

Vì vậy, người bệnh cần hạn chế tối đa tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo và cholesterol để hệ tiêu hóa làm việc được một cách trơn tru, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ các xảy ra các biến chứng.

Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol nên loại bỏ ra khỏi chế độ ăn của người bệnh ung thư túi mật như thịt đỏ, thịt xông khói, da của các loại gia cầm, các loại sữa béo, thực phẩm chế biến sẵn và chất béo có trong thức ăn nhanh…

4.2.Những loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột tinh chế

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, đồ ăn vặt… có thể làm tăng nguy cơ bị các biến chứng như béo phì, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường…

4.3. Các loại thực phẩm chế biến sẵn

Những loại đồ ăn chế biến sẵn như là thịt xông khói, thịt hộp, thức ăn nhanh trong thành phần thường rất giàu chất béo không lành mạnh, muối và các chất bảo quản, chất phụ gia sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Ngoài ra, nếu sử dụng các loại thực phẩm này còn tăng nguy cơ dẫn đến các tình trạng khó tiêu, đầy bụng, đau bụng…

4.4. Thực phẩm dễ gây khó tiêu

Khi mắc bệnh, hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng một phần. Chính vì vậy, những loại thực phẩm khó tiêu được làm từ sữa như là phô mai sữa chua không tách béo, một số loại nước sốt từ kem, bơ sữa.. cần được hạn chế sử dụng. Bởi vì các loại thực phẩm này có thể gây ra tình trạng chướng bụng. Nếu muốn dùng sữa, thì người bệnh có thể chuyển sang sử dụng sữa chua, sữa đậu nành…

Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn

4.5. Thực phẩm và các gia vị dễ gây kích thích

Trong quá trình điều trị bệnh và hồi phục, người bệnh cần tránh sử dụng các loại gia vị dễ gây kích thích như là tỏi, ớt và tránh những loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước uống có ga… Đây là những thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều acid và có khả năng khiến cho dạ dày tiết ra nhiều acid gây đau dạ dày và cảm giác khó chịu, đồng thời cũng không tốt cho quá trình hồi phục sau mổ.

5. Những lưu ý đối với người bệnh mổ cắt túi mật

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm tốt và tránh sử dụng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe thì đối với trường hợp phải điều trị bằng phương pháp mổ cắt túi mật, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong chế độ ăn:

5.1. Không được ăn thực phẩm cứng ngay sau khi phẫu thuật

Đồ ăn cứng sẽ tạo ra nhiều áp lực cho hệ thống tiêu hóa, khiến nó phải làm việc nhiều và lâu hơn. Chính vì thế, bệnh nhân sau khi thực hiện mổ cắt túi mật cần tránh xa những thực phẩm khô cứng, mà nên sử dụng những loại thức ăn mềm, lỏng. 

5.2. Không nên ăn quá no, chia thành nhiều bữa nhỏ trong suốt cả ngày

Việc ăn quá no sẽ gây áp lực lớn đối với hệ tiêu hóa. Việc này có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi và chướng bụng do thức ăn không được kịp thời tiêu hóa.

Chính vì thế, bệnh nhân sau khi mổ cắt túi mật cần hạn chế việc ăn quá no trong một bữa. Thay vào đó, hãy chia nhỏ bữa ăn, và mỗi bữa cách nhau vài giờ. Bên cạnh đó, nên ăn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa, ít béo…

Đặc biệt là trong khoảng 2 tháng đầu sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh không nên ăn no trong một lần vì việc này có thể khiến gan phải bài tiết lượng dịch mật nhiều hơn, dẫn đến tình trạng tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa.

5.3. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

Ăn uống điều độ kết hợp với luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Đây là một thói quen rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh.

5.4. Ăn chay

Đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, hay một số chế phẩm từ sữa sẽ thường gây khó tiêu hóa nên người bệnh sau khi mổ cắt túi mật có thể cân nhắc đến việc sử dụng chế độ ăn chay. Người bệnh không cần áp dụng chế độ ăn chay quá thường xuyên để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Kết luận: Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần cân nhắc kỹ càng đến vấn đề ung thư túi mật nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh một cách hợp lý và hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị và hồi phục.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ