Ung thư thực quản giai đoạn cuối và những điều cần biết

Ung thư thực quản giai đoạn cuối có tỷ lệ tử vong cao và khả năng chữa khỏi là không thể. Lúc này, cơ thể người bệnh chịu nhiều đau đớn nên sức khỏe ngày càng suy kiệt, mệt mỏi. Những thông tin dưới đây của Genk STF sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về ung thư thực quản giai đoạn cuối để có kế hoạch chăm sóc người bệnh nhằm giảm nhẹ triệu chứng được tốt hơn.

1. Ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản xảy ra khi khi tế bào trong thực quản tăng sinh bất thường một cách nhanh chóng, vượt qua sự kiểm soát của cơ thể. Từ đó, hình thành khối u ác tính ở trong thực quản và gây bệnh cho con người. Nếu không được xử lý và điều trị tích cực, các khối u tiếp tục phát triển, lớn dần, gây chèn ép nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Khi khối u càng lớn, bệnh càng nghiêm trọng và việc điều trị sẽ càng khó khăn, phức tạp hơn.

Ung thư thực quản xảy ra khi xuất hiện khối u ác tính ở thực quản

2. Nguyên nhân gây ung thư thực quản

Đến nay, chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ung thư thực quản. Tuy nhiên, dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Thuốc lá: Hút thuốc lá thụ động hay chủ động đều có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn.
  • Tuổi: Bệnh nhân mắc ung thư thực quản là người lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao.
  • Giới tính: Nam giới thường có tỷ lệ mắc ung thư thực quản cao gấp 3 – 4 lần so với nữ giới.
  • Di truyền: Gia đình có tiền sử bị ung thư thực quản thì các thế hệ sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Rượu bia: Tỷ lệ mắc ung thư thực quản sẽ cao hơn đối với những người nghiện rượu bia.
  • Mắc một số bệnh lý như thực quản Barrett, trào ngược dạ dày thực quản, nuốt phải chất acide hoặc các chất phụ gia khiến niêm mạc thực quản bị hoại tử.
  • Những đối tượng từng xạ trị ở bụng trên hay vòng ngực.
  • Do hóa chất nên bỏng thực quản.
  • Chế độ ăn uống ít rau xanh, hoa quả. Thói quen sử dụng thức ăn, đồ uống quá nóng hay chứa nhiều nitrat.

3. Các giai đoạn của ung thư thực quản

Căn cứ vào kích thước và sự lây lan của khối u mà người ta sẽ chia ung thư thực quản thành 4 giai đoạn sau:

  • Ung thư thực quản giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, tế bào ung thư mới ở thành thực quản và nằm ở lớp trên cùng.
  • Ung thư thực quản giai đoạn 2: Bước vào giai đoạn này, tế bào ung thư bắt đầu lây lan đến hạch bạch huyết lân cận. Tuy nhiên, các bộ phận khác của cơ thể chưa bị ảnh hưởng bởi khối u.
  • Ung thư thực quản giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã xâm lấn đến tổ chức và bạch huyết trong vùng cạnh thực quản. Lớp sâu của thành thực quản đã bị ảnh hưởng bởi khối u.
  • Ung thư thực quản giai đoạn 4: Một số tế bào ung thư đã thoát ra khỏi khối u và theo đường máu hoặc hệ thống hạch bạch huyết lây lan đến những cơ quan khác ở xa hơn. Phổ biến là gan, não, xương, phổi.

4. Hiểu thế nào về ung thư thực quản giai đoạn cuối

Ung thư thực quản giai đoạn cuối chính là giai đoạn 4. Ở giai đoạn này, tế bào ung thư không còn ở phạm vi của thực quản mà sẽ có những tế bào lan đến các cơ quan khác ở xa hơn trong cơ thể như phổi, xương, não…

Phân loại ung thư thực quản giai đoạn cuối

Ung thư thực quản nói chung và giai đoạn cuối nói riêng đều được phân thành 3 loại. Bao gồm:

  • Ung thư biểu mô vảy: Loại ung thư này chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 95% ca mắc. Bệnh thường xảy ra ở phần trên hoặc giữa của thực quản và xuất phát từ tế bào dạng biểu bì ở thành thực quản.
Ung thư thực quản giai đoạn cuối có tỷ lệ tử vong cao
  • Ung thư biểu mô tuyến: Loại ung thư này chỉ chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ khoảng 2,5 – 8% ca mắc. Bệnh xảy ra chủ yếu ở 1/3 đoạn dưới của thực quản từ các tổ chức tuyến. Những khối u này có nguy cơ lây lan, xâm lấn đến những cơ quan khác của cơ thể như phổi, xương, gan… nếu không được điều trị kịp thời.
  • Các loại khác: Ung thư thực quản được phân thành các loại khác là u sắc tố ác tính, ung thư thế bào nhỏ, sacom, lympho. Tuy nhiên, các loại khác này hiếm gặp và chỉ chiếm chưa đến 1% các ca mắc.

Giai đoạn cuối của ung thư thực quản nguy hiểm thế nào?

Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn. Tình trạng sức khỏe ngày càng suy yếu, kiệt quệ nên tỷ lệ tử vong cao. Thậm chí, nhiều trường hợp sau khi được chẩn đoán bệnh và điều trị tích cực nhưng vẫn tỷ vọng nhanh chóng.

Ở giai đoạn cuối của người bệnh ung thư thực quản việc điều trị không mang lại hiệu quả cao do cơ thể không đáp ứng hoặc đáp ứng rất chậm. Vì thế, mục đích chính của các liệu pháp điều trị là nhằm giảm nhẹ triệu chứng và giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu hơn. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

5. Ung thư thực quản giai đoạn cuối có biểu hiện như thế nào?

Ở giai đoạn cuối, các triệu chứng của ung thư thực quản đã rõ ràng hơn và ngày càng chuyển nặng, sức khỏe của người bệnh kiệt quệ, giảm sút. Các triệu chứng điển hình ở giai đoạn này bao gồm:

Nuốt nghẹn, khó nuốt

Khối u ở giai đoạn cuối càng to, khiến cho thực quản bị xâm lấn và chèn ép ngày càng nghiêm trọng. Vì thế, người bệnh thường xuyên cảm thấy khó nuốt, nuốt nghẹn. Tình trạng này xảy ra ngay cả khi sử dụng thức ăn mềm, lỏng. Người bệnh còn bị nôn thức ăn ra ngoài do thức ăn bị mắc kẹt ở cổ họng.

Ngực bị đau tức

Người bệnh bị ung thư thực quản sẽ bị đau tức ngực. Càng ở giai đoạn sau, khối u lớn dần và chèn ép thực quản cũng như các cơ quan lân cận nhưng phổi, khiến người bệnh bị đau tức ngực. Bên cạnh đó, tình trạng tức ngực kéo dài do thức ăn đọng lại ở thực quản và không thể đi hết được xuống dạ dày.

Đau tức ngực là một trong những triệu chứng điển hình của ung thư thực quản

Khàn tiếng kéo dài

Các khối u to gây chèn ép thực quản, thanh quản, làm cho thanh quản bị ảnh hưởng. Vì thế, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng là khàn tiếng rõ ràng và ngày càng nghiêm trọng hơn. Thậm chí, trong thời gian dài, người bệnh còn mất hẳn tiếng.

Sụt cân nghiêm trọng

Ung thư thực quản giai đoạn 4 là lúc khối u to và xâm lấn đến nhiều vị trí trong cơ thể. Những cơ quan bị khối u lan đến sẽ bị ảnh hưởng, làm cho sức khỏe của người bệnh càng giảm sút nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh mệt mỏi, chán ăn, cơ thể không hấp thụ được nhiều dinh dưỡng nên sẽ bị sụt cân nghiêm trọng.

6. Ung thư thực quản giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Thời gian sống của ung thư thực quản sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh. Nếu phát hiện và điều trị tích cực ở giai đoạn sớm, khả năng chữa khỏi là rất cao. Thế nhưng, càng phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì tiên lượng sống càng thấp. Do đó, khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối thì không có cách nào để chữa khỏi. Lý do là khối u đã lan sang nhiều bộ phận khác ở lân cận và ở tận xa trong cơ thể. Có những trường hợp người bệnh chỉ sống được vài tuần sau khi được chẩn đoán mắc giai đoạn cuối của ung thư thực quản. Một số khác thời gian sống kéo dài hơn khoảng vài tháng.

Theo thống kê y học, tỷ lệ sống sau 5 năm của người mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối chỉ là 5%. Điều này nghĩa là chỉ khoảng 5 người trong số trung bình 100 người mắc sống được trên 5 năm.

Tuy nhiên, thời gian sống của người bệnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Đó là:

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh: Người bệnh có sức khỏe tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị. Ngược lại, nếu sức khỏe của người bệnh suy giảm nhanh, kiệt quệ thì thời gian sống càng giảm.
  • Tuổi tác: Người bệnh càng trẻ thì sức đề kháng, hệ miễn dịch còn tốt. Do đó, sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao và giúp kéo dài thời gian sống. Tuy nhiên, người càng tuổi cao mắc bệnh thì thời gian sống càng ngắn do hệ miễn dịch và sức đề kháng suy giảm.
  • Khả năng đáp ứng phương pháp điều trị: Nếu cơ thể thích ứng và đáp ứng tốt các phương pháp điều trị sẽ kiểm soát khối u tốt. Nhờ đó, tiên lượng sống sẽ kéo dài hơn. Còn cơ thể đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị thì thời gian sống của người bệnh sẽ ngắn.
  • Tâm lý của người bệnh: Người bệnh lạc quan, suy nghĩ tích cực sẽ giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt. Ngược lại, người bệnh suy sụp thì thời gian sống càng rút ngắn.

7. Ung thư thực quản giai đoạn cuối điều trị thế nào

Việc điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối vô cùng khó khăn. Bởi lúc này, các phương pháp điều trị như phẫu thuật không mang lại hiệu quả cao nên ít khi được áp dụng. Do đó, một số phương pháp thường dùng để điều trị bệnh trong giai đoạn này bao gồm:

  • Phẫu thuật và hóa trị có thể được được kết hợp nhằm giúp loại bỏ, kiểm soát khối u hiệu quả. Đồng thời, giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh.
  • Hóa trị có thể thực hiện riêng lẻ khi tế bào ung thư đã di căn đến những cơ quan xa trong cơ thể nhằm giảm đau, cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân.
  • Để giảm đau đớn, cải thiện triệu chứng khó nuốt, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho người bệnh, phương pháp đặt nội soi stent kim loại ở thực quản hiện rất phổ biến.
  • Xạ trị và hóa trị có thể được thực hiện kết hợp với nhau nhằm gia tăng hiệu quả giảm đau, giảm các triệu chứng cho người bệnh. Từ đó, người bệnh sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống.

8. Những biện pháp hỗ trợ nhằm kéo dài thời gian sống cho người bệnh

Người mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối đều gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn. Thậm chí là lo lắng, buồn tủi và hay nghĩ đến cái chết. Do đó, lúc này, người nhà cần áp dụng các biện pháp sau để hỗ trợ điều trị và kéo dài thời gian sống cho người bệnh:

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh thông qua chế độ ăn hàng ngày. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm sạch, rau củ quả để bổ sung vitamin, khoáng chất cho người bệnh.
  • Cần lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn. Sau đó, chế biến thành các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo,…
Chú ý chế độ dinh dưỡng cho người ung thư thực quản giai đoạn cuối
  • Nên đảm bảo đa dạng nguồn dinh dưỡng cho người bệnh để cơ thể hấp thụ được nhiều dưỡng chất. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa chính để người bệnh ăn ngon miệng hơn, lượng dưỡng chất hấp thụ được nhiều hơn.
  • Người bệnh cần tránh các thực phẩm khó tiêu hóa, đồ cứng, rắn, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ…

Duy trì và nâng cao sức khỏe

Người ung thư thực quản giai đoạn cuối cần có kế hoạch duy trì và nâng cao sức khỏe để tăng khả năng chống chọi bệnh tật. Dưới đây là một số biện pháp mà người bệnh nên áp dụng:

  • Nếu có thể, người bệnh nên tự vận động, tập luyện nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe.
  • Duy trì cân nặng ở mức tốt, tránh để bị sụt cân nghiêm trọng.
  • Không nên thức khuya mà hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Chú ý ngủ đúng giờ và tránh để bản thân bị căng thẳng, lo nghĩ quá nhiều.

Giữ tâm lý tốt và ổn định

Ung thư thực quản giai đoạn cuối khiến người bệnh lo lắng, sợ hãi và hay có suy nghĩ tiêu cực. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng hiệu quả điều trị cũng như thời gian sống của người bệnh. Vì thế, người nhà cần ở bên cạnh động viên, khích lệ tinh thần người bệnh. Đồng thời, thường xuyên chia sẻ, kể về những vấn đề lạc quan, tích cực trong cuộc sống để người bệnh có thêm động lực chống chọi với bệnh tật tốt hơn.

Kết luận

Ung thư thực quản giai đoạn cuối với mức độ nguy hiểm trầm trọng và tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống bằng việc điều trị tích cực, giữ vững tinh thần lạc quan.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 16: UNG THƯ – XIN ĐỪNG BUÔNG XUÔI