[Chuyên Gia Giải Đáp] Ung thư khoang miệng sống được bao lâu?

Ung thư khoang miệng sống được bao lâu rất khó để trả lời chính xác 100% bởi tiên lượng sống của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, nếu vẫn đang băn khoăn không biết ung thư khoang miệng sống được bao lâu thì hãy cùng Genk STF tìm hiểu dưới đây.

Xem thêm:

1. Tổng quan về ung thư khoang miệng

Ung thư khoang miệng còn được gọi là ung thư miệng. Đây là bệnh lý ác tính, có thể xảy ra ở bất cứ ai, kể cả nam và nữ giới.

1.1. Ung thư miệng là gì?

Ung thư miệng nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất và có tỷ lệ tử vong ngày càng tăng. Bệnh xảy ra khi niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng có sự biến đổi ác tính. Nếu không được điều trị đúng cách ngay từ đầu, các tế bào ung thư sẽ phát triển và lây lan sang các cơ quan khác khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ung thư miệng là 1 trong 10 căn bệnh ung thư phổ biến nhất

Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi. Thế nhưng, số lượng mắc bệnh ở nam giới gấp 2,5 lần so với nữ giới. Độ tuổi mắc bệnh phổ biến là từ 50 – 70 tuổi.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

Ung thư miệng đến nay chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đó là:

  • Hút thuốc lá thường xuyên và trong thời gian dài.
  • Uống nhiều rượu và sử dụng rượu trong thời gian dài.
  • Nhiễm một số chủng virus HPV có mối liên quan mật thiết tới ung thư miệng.
  • Nhai trầu liên tục và thường xuyên trong thời gian dài.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A hoặc ß-caroten.
  • Hội chứng Plummer-Vinson xảy ra nhiều ở phụ nữ trung niên.
  • Các tổn thương tiền ung thư: Bạch sản, hồng sản, xơ hóa dưới niêm mạc.

1.3. Triệu chứng ung thư miệng

Ung thư miệng không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu sẽ ngày càng điển hình và rõ nét, bao gồm:

  • Trong miệng có cảm giác đau đớn.
  • Niêm mạc thay đổi về màu sắc nhợt màu hoặc chuyển sang màu đen.
  • Vết loét kéo dài ở miệng không khỏi dù đã trên 2 tuần.
  • Khoang miệng bị chảy máu dù chỉ tác động nhẹ.
  • Xương hàm và răng có sự bất thường. Thậm chí, răng còn bị rụng bất thường.
  • Vận động miệng gặp nhiều khó khăn.
  • Sưng và nổi hạch.
  • Vận động lưỡi và tri giác kém.

2. Ung thư khoang miệng sống được bao lâu?

Ung thư khoang miệng là căn bệnh ác tính nên tiên lượng sống của người bệnh bao lâu được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, đối với căn bệnh này, thời gian sống sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và còn phụ thuộc vào vị trí của kích thước khối u. Cụ thể như sau:

2.1. Tiên lượng sống của ung thư khoang miệng theo giai đoạn và đối tượng

Ung thư khoang miệng có tiên lượng sống khác nhau dựa vào giai đoạn bệnh cũng như đối tượng mắc là nam hay nữ. Dưới đây là tiên lượng sống từ 1 – 3 năm của bệnh nhân ung thư khoang miệng mời các bạn khám phá.

Ung thư miệng ở nữ giới

Đối với bệnh ung thư miệng ở nữ giới tiên lượng sống sẽ được chia thành giai đoạn 1 – 2 và giai đoạn 3 – 4. Cụ thể như sau:

  • Ở giai đoạn 1 và 2: Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh sống thêm 1 năm hoặc hơn đạt khoảng 95%. Trong khi đó, số người mắc bệnh sống từ 3 năm trở lên đạt hơn 80%.
  • Ở giai đoạn 3 và 4: Nữ giới mắc bệnh sống từ 1 năm trở lên hoặc hơn đạt khoảng 65%. Trong khi đó, nữ giới mắc bệnh sống từ 3 năm trở lên hoặc hơn đạt khoảng 50%.
Ung thư miệng sống bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ung thư miệng ở nam giới

Tiên lượng sống của nam giới khi mắc ung thư miệng cũng được chia thành giai đoạn 1 – 2 và giai đoạn 3 – 4. Cụ thể như sau:

  • Ở giai đoạn 1 và 2: Nam giới mắc bệnh sống sót từ 1 năm trở lên hoặc hơn đạt khoảng 90%. Trong khi đó, sống từ 3 năm trở lên đạt khoản 80%.
  • Ở giai đoạn 3 và 4:  Nam giới mắc bệnh sống từ 1 năm trở lên hoặc hơn là gần 70%. Trong khi đó, nam giới mắc bệnh sống từ 3 năm trở lên hoặc hơn là đạt gần 50%.

2.2. Ung thư khoang miệng sống được bao lâu theo vị trí khối u

Tùy thuộc vào vị trí khối u mà ung thư khoang miệng chia thành nhiều loại khác nhau. Và mỗi loại cũng có tiên lượng sống không giống nhau dựa vào từng giai đoạn của bệnh.

Phân loại giai đoạn ung thư miệng theo tiên lượng sống

Để đánh giá ung thư miệng sống được bao lâu, người ta sẽ phân chia thành 3 giai đoạn sau:

  • Khu trú: Ở giai đoạn này, khối u mới chỉ xuất hiện ở vị trí khởi phát. Khu trú tương ứng với giai đoạn 1, 2 và đầu giai đoạn 3. Khối u chưa di căn đến hạch bạch huyết cũng như bất cứ cơ quan nào.
  • Khu vực: Lúc này, khối u chưa di căn đến các cơ quan ở xa nhưng đã lây lan đến các hạch bạch huyết.
  • Di căn: Khối u bắt đầu xâm lấn rộng hơn đến các cơ quan ở xa như phổi, gan…

Tiên lượng sống của ung thư khoang miệng theo vị trí

Căn cứ vào vị trí khối u thì ung thư miệng được phân thành 3 loại chính là ung thư môi, ung thư lưỡi, ung thư sàn miệng. Dưới đây là tiên lượng sống sau 5 năm của từng loại ung thư:

  • Ung thư môi: Cơ hội sống của người bệnh ở giai đoạn khu trú là đạt khoảng 93%. Đến giai đoạn khu vực chỉ còn 52%. Và tiên lượng sống chỉ còn 48% ở giai đoạn di căn.
  • Ung thư lưỡi: Tiên lượng sống của bệnh nhân ở giai đoạn khu trú đạt 78%. Tỷ lệ này giảm xuống còn 63% ở giai đoạn khu vực và chỉ còn 36% ở giai đoạn di căn.
  • Ung thư sàn miệng: Tiên lượng sống của người bệnh ở giai đoạn khu trú là khoảng 75%. Đến giai đoạn khu vực còn khoảng 38% và chỉ còn khoảng 20% ở giai đoạn di căn.

3. Điều trị ung thư khoang miệng

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư khoang miệng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe người bệnh, giai đoạn khối u… Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Có thể sử dụng riêng lẻ một phương pháp hoặc kết hợp 2 hoặc nhiều hơn để gia tăng hiệu quả điều trị.

3.1. Phẫu thuật

Tùy từng vị trí khối u và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ phẫu thuật nhằm loại bỏ mô chứa ung thư. Có thể loại bỏ một phần xương hàm, lưỡi và thực hiện nạo vét các hạch bạch huyết cổ.

3.2. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao chiếu vào khu vực có khối u để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể là xạ trị ngoài các máy xạ trị hoặc sử dụng hạt phóng xạ đặt gần khối u.

Nhiều trường hợp ung thư khoang miệng giai đoạn đầu sử dụng xạ trị là biện pháp duy nhất để điều trị. Ngoài ra, xạ trị cũng có thể kết hợp cùng những biện pháp khác như phẫu thuật, hóa trị để gia tăng hiệu quả điều trị.

3.3. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc/hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư bằng viên uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Hóa trị có thể dùng riêng lẻ khi bệnh ung thư miệng ở giai đoạn cuối nhằm giảm triệu chứng cho người bệnh. Hoặc cũng có thể tăng độ nhạy với tia xạ khi kết hợp với xạ trị nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh.

3.4. Một số phương pháp khác

Ngoài 3 phương pháp trên, ung thư khoang miệng còn có thể sử dụng thêm một số biện pháp khác để điều trị. Đó là:

  • Liệu pháp miễn dịch.
  • Thuốc điều trị đích.
  • Bổ sung vitamin, thảo mộc để tăng cường sức đề kháng.

Kết luận

Bài viết trên đây vừa giải đáp thắc mắc ung thư khoang miệng sống được bao lâu. Bệnh càng được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị càng tăng cao và tiên lượng sống càng kéo dài. Ngoài tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh phải có chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và giữ tâm lý ổn định nhằm giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả

https://www.youtube.com/watch?v=eiSjTun2bDc