Ung thư da là gì? Nguyên nhân ung thư da thường gặp?
Ung thư da là bệnh nguy hiểm nhưng rất khó phát hiện và thường tiên đoán nhầm sang một số bệnh về da khác. Để nắm rõ kiến thức sức khỏe về bệnh này, chúng ta cùng GenK STF tìm hiểu ung thư da là gì? dấu hiệu ung thư da và nguyên nhân ung thư da như thế nào để biết cách phòng tránh nhé.
Xem thêm:
- Cụ ông 85 tuổi vẫn sống khỏe sau 4 năm mắc ung thư tiền liệt tuyến
- Ung thư da có nguy hiểm không? Điều trị thế nào hiệu quả?
- Những điều cần biết về ung thư hắc tố
Nội dung bài viết
1. Ung thư da là gì?
Ung thư da là loại bệnh gây ra do sự phát triển của các loại u ác tính khác nhau xuất phát từ tế bào biểu mô của da người. Có thể chia ung thư da thành 3 dạng chính là:
+ Ung thư da biểu mô tế bào vảy
+ Ung thư da biểu mô tế bào đáy
+ Ung thư da tế bào hắc tố
Ung thư biểu mô là loại ung thư mà các tế bào ung thư xuất hiện tại những tế bào bao phủ hoặc lót ở niêm mạc các cơ quan. Trong số các dạng ung thư thì ung thư biểu mô tế bào đáy chiếm đa số. Ung thư tế bào đáy cùng với ung thư tế bào vảy còn được gọi là ung thư tế bào không hắc tố, phân biệt với ung thư xuất hiện ở tế bào hắc tố hay còn được gọi là ung thư tế bào hắc tố.
Đặc điểm của các dạng ung thư này là chúng có thể xâm lấn và tấn công dễ dàng các mô lân cận và làm cho bệnh trầm trọng hơn. Do đó, việc phát hiện các dấu hiệu ung thư da và điều trị sớm là điều rất cần thiết.
2. Dấu hiệu ung thư da dễ thấy
2.1. Da thay đổi
Một trong những biểu hiện của bệnh ung thư da dễ thấy đó chính là tình da có sự thay đổi. Sự bất thường về màu sắc, da xuất hiện những nốt mụn hoặc vết loét và những vết loét này thường gây chảy máu. Vết loét này có thể lành lại nhưng sau một thời gian có thể bị loét lại ngay đúng chỗ này.
2.2. Sự bất thường của các nốt ruồi
Nếu trên cơ thể bạn xuất hiện các nốt ruồi và những nốt ruồi này có biểu hiện bất thường như: không đối xứng, viền răng cưa hoặc không đồng đều, tông màu nâu xen lẫn màu đen, đường kính của nốt ruồi rộng khoảng 6mm (hoặc hơn) thì bạn nên cẩn thận bởi đó có thể là dấu hiệu của triệu chứng ung thư da.
2.3. Có các u ác tính giống mụn trên mặt da
Đây là một trong những dấu hiệu ung thư da ít người để ý tới, bởi nhìn bên ngoài, biểu hiện này khá giống với những nốt mụn.
2.4. Vết bớt trên cơ thể thay đổi
Khi vết bớt trên cơ thể có dấu hiệu thay đổi và lan rộng ra hơn, rất có thể bạn đang mắc bệnh ung thư da giai đoạn đầu. Nếu vết bớt đó có dấu hiệu ngứa, đỏ hoặc lan rộng ra khắp cơ thể thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn và khá nguy hiểm.
2.5. Da trở nên thô và có màu đỏ nhạt
Trên cơ thể người bệnh xuất hiện những vùng da thô, màu đỏ nhạt ở những vùng như: mặt, cánh tay, đầu, tai, cổ… Đôi khi chạm vào những vùng da này, bạn sẽ ít cảm thấy đau hoặc da dày hơn vùng lân cận.
Cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng ung thư da nhưng những yếu tố như: lạm dụng mỹ phẩm hay tác động môi trường là những yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng ung thư da không hề nhỏ.
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc tìm hiểu những triệu chứng ung thư da một cách rõ ràng và cụ thể nhất. Điều quan trọng là bạn không nên chủ quan với những thay đổi bất thường của cơ thể, nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình một cách tổng thể nhất nhé.
3. Các nguyên nhân gây ung thư da
3.1. Tia UV và bức xạ ion hóa
Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây ung thư da hàng đầu. Dường như hầu hết các tổn thương từ da về tia bức xạ tử ngoại thường xảy ra trước tuổi 20. Do đó việc phơi nắng quá lâu và diễn ra trong nhiều năm có thể dẫn đến việc hình thành ung thư da trên các tế bào đáy và các tế bào có lớp vảy.
Theo các nghiên cứu thì những người có làn da nâu và đen thường ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư da vì các hắc tố màu trong da đã mang đến sự bảo vệ tự nhiên. Trái ngược lại, những người da trắng và da có nhiều tàn nhang, da mịn có chiều hướng chuyển đỏ cũng nằm trong nhóm có nguy cơ cao về bệnh này. Những dấu hiệu của bệnh này vào giai đoạn sớm thường khá mập mờ, do đó đa phần những người có thói quen phơi nắng khi còn trẻ thường phát bệnh ở độ tuổi ngoài 40.
3.2. Phơi nhiễm hóa chất
Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, trong các lò luyện kim hoặc sống trong môi trường bị nhiễm hóa chất cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da.
3.3. Những vùng da bị tổn thương
Những vùng da bị tổn thương do bỏng hoặc viêm nhiễm, tai nạn thường có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những vùng da khác. Nguyên nhân là do quá trình tái tạo lớp biểu bì bị ảnh hưởng dẫn đến chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài bị hạn chế.
3.4. Lạm dụng mỹ phẩm
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong mỹ phẩm có chứa 1 hàm lượng lớn những chất tiềm ẩn gây nguy cơ ung thư như: Stearic acid, Mineral oil, PEG-100 stearate… do đó, việc làm dụng sử dụng mỹ phẩm sẽ là cho những chất độc hại này thẩm thấu và trong da và là gia tăng tình trạng ung thư da.
3.5. Tác nhân từ môi trường sống
Không thể phủ định, yếu tố môi trường cũng tác động không nhỏ tới việc có hay không gây nên tình trạng ung thư. Nếu không gian sống hoặc môi trường làm việc có chứa những chất độc hại, nguy cơ mắc bệnh ung thư da của những người sống trong khu vực đó thường cao hơn bình thường.
3.6. Yếu tố di truyền
Hiện nay chưa có một yếu tố nào khẳng định bệnh ung thư da có tính di truyền nhưng những người có người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh này thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường từ 2-3 lần. Nguyên nhân có thể là do cùng một môi trường sống nên lối sống sinh hoạt của các thành viên giống nhau, sự ảnh hưởng của môi trường…
5. Điều trị ung thư da bằng phương pháp nào?
Khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu của ung thư da, tùy vào trường hợp nặng nhẹ bác sĩ sẽ tư vấn hoặc chỉ định bệnh nhân sử dụng các phương pháp chữa trị phù hợp. Các phương pháp có thể kể đến như:
5.1. Đông lạnh
Đây là phương pháp điều trị ung thư da bằng cách đông lạnh khối u với Nitơ lỏng. Phương pháp này giúp phá hủy các tế bào dày sừng, các khối u ung thư giai đoạn đầu có kích thước nhỏ.
5.2.Phẫu thuật
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ mô tế bào ung thư và thay thế vào đó bằng mô da bình thường. Việc phẫu thuật sẽ tốn nhiều thời gian vì cần phải có thời gian để da phục hồi, tránh để lại vết sẹo trên da.
5.3. Dùng Laser
Phương pháp này được dùng cho các trường hợp tiền ung thư bề mặt.
5.4. Xạ trị
Phương pháp này sử dụng tia phóng xạ để điều trị, thời gian điều trị thường kéo dài từ 1 đến 4 tuần.
5.5. Hóa trị
Sử dụng thuốc để điều trị tế bào ung thư nhưng không ảnh hưởng xấu đến tế bào da bình thường xung quanh. Phương pháp này có thể dùng thuốc thoa, uống hoặc tiêm.
Có thể thấy con người rất dễ bị tổn thương da vì tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng, tham gia hoạt động ngoài trời lâu. Nếu không thể bảo vệ da đúng cách thì nguy cơ da bị tổn thương nặng dẫn đến ung thư da là hiện tượng không thể lường trước.
6. Phòng ngừa bệnh Ung thư da như thế nào?
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Không nên tắm nắng vào khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, chỉ nên tắm nắng vào buổi sáng sớm, không để cháy nắng da.
- Những người phải làm việc ngoài trời cần có bảo hộ lao động như dùng mũ,nón, quần áo dài tay hoặc che ô tránh nắng.
- Các phương pháp làm đẹp như tắm trắng làm mất lớp sừng trên da, các tế bào non phải tiếp xúc với ánh nắng và các yếu tố có hại từ môi trường nên rất dễ mắc các bệnh về da, đặc biệt là ung thư da.
- Mặc quần áo nhiều màu hoặc tối màu bằng các chất liệu tự nhiên có tác dụng bảo vệ da tốt hơn so với quần áo sáng màu bằng chất liệu nhân tạo.
- Khi làm việc có tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ cần thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn trong lao động, như đi găng, đi ủng, quần áo bảo vệ, kính, mặt nạ.
- Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, tránh và điều trị kịp thời các triệu chứng viêm nhiễm trên da.
- Cần chú ý tuyên truyền và khám tỉ mỉ phát hiện các thương tổn ở da giai đoạn sớm vì dễ thấy và điều trị có hiệu quả cao ở giai đoạn này.
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn trong việc tìm hiểu về nguyên nhân ung thư da thường gặp. Điều bạn cần nhớ để giúp bảo vệ mình cũng như gia đình thân yêu của mình khỏi những yếu tố tác động, bạn nên tạo một thói quen lành mạnh trong ăn uống và vận động, thăm khám sức khỏe định kỳ và ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường của ung thư da cần đến các trung tâm y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Ý kiến đánh giá của chuyên gia PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh về Fucoidan sulfate hóa cao
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị