Ung thư dạ dày di căn gan và những thông tin cần biết
Ở giai đoạn cuối, ung thư dạ dày sẽ di căn sang những cơ quan khác của cơ thể, trong đó có gan. Vậy ung thư dạ dày di căn gan có biểu hiện như thế nào? Tiên lượng sống bao lâu và có phương pháp điều trị nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp đầy đủ các vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Hiểu thế nào cho đúng về ung thư dạ dày di căn gan?
Các tế bào ung thư của khối u trong dạ dày theo hạch bạch huyết hoặc đường máu di chuyển vào gan thì được gọi là ung thư dạ dày di căn gan. Khối u hình thành ở gan là khối u thứ phát do tế bào ung thư dạ dày di căn đến. Do đó, tế bào ung thư sẽ cùng 1 loại ở cả trong gan và dạ dày.
2. Biểu hiện của bệnh
Khi tế bào ung thư từ dạ dày di căn đến gan thì các triệu chứng rất phức tạp. Bởi lúc này, các biểu hiện của bệnh bao gồm cả vị trí ung thư ban đầu là dạ dày và triệu chứng tại vùng di căn là gan. Phổ biến của sự di căn này sẽ dẫn đến những biểu hiện điển hình sau:
- Cơn đau diễn ra dữ dội ở vùng bụng.
- Người bệnh liên tục có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Ống mật từ gan xuống ruột non bị tắc nên mắt và da có màu vàng.
- Người bệnh bị sưng bụng, gan to.
- Phù cả bàn chân và bàn tay.
- Nhiều đốm lạ xuất hiện trên bề mặt da.
- Sốt cao, thường xuyên đổ mồ hôi.
- Việc ăn uống khó khăn, thậm chí người bệnh không thể ăn uống được.
- Nhanh chóng bị sụt cân với mức độ nghiêm trọng.
- Đại tiện phân có màu đen, tiểu tiện có màu lạ.
Ngoài ra, còn có thể xuất hiện thêm những triệu chứng khác tùy vào thể trạng của người bệnh.
3. Phương pháp điều trị ung thư dạ dày di căn gan
Khi ung thư dạ dày đã di căn đến gan thì việc điều trị lúc này mục đích chính là kéo dài sự sống cho người bệnh, giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Bác sĩ sẽ dựa vào kích thước, mức độ lan rộng của khối u và sức khỏe bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Phổ biến nhất hiện nay vẫn là những phương pháp sau:
3.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ khối u ác tính tại cơ quan di căn. Lúc này, phương pháp phẫu thuật chủ yếu là mổ mở nhằm loại bỏ khối u ra khỏi gan.
Trường hợp sức khỏe bệnh nhân không đáp ứng được phương pháp điều trị này thì bác sĩ sẽ chỉ định cách khác để chữa trị.
3.2. Xạ trị
Xạ trị chính là cách chiếu vào khối u bằng các tia bức xạ có năng lượng lớn nhằm tiêu diệt khối u ung thư. Phương pháp này có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật hoặc kết hợp dùng hóa trị để gia tăng hiệu quả. Tùy theo bệnh trạng, bác sĩ sẽ cân nhắc 1 trong 2 cách xạ trị sau:
- Xạ trị tại chỗ
Bác sĩ sẽ chiếu thẳng vào khối u bằng tia X/tia gamma hoặc các tia phóng xạ khác. Mục đích là để khối u thu nhỏ lại hoặc tiêu diệt chúng.
- Xạ trị toàn thân
Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc phóng xạ để đưa vào cơ thể người bệnh thông qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Khi đi vào cơ thể, những chất phóng xạ có trong thuốc sẽ tác động đến các mô ung thư một cách trực tiếp và tiêu diệt chúng.
Liệu trình: Xạ trị để mang lại kết quả tốt, thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cần tiến hành 5 ngày/tuần. Thực hiện liên tục xạ trị từ 5 – 8 tuần.
3.3. Hóa trị
Đây là phương pháp phổ biến dùng để điều trị ung thư đã di căn. Theo đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc/hóa chất để chữa ung thư. Người bệnh có thể dùng bằng đường uống, tiêm hoặc truyền tình mạch tùy vào loại thuốc được chỉ định.
Để hóa trị, bác sĩ có thể sử dụng lên đến khoảng hơn 100 loại thuốc khác nhau. Liệu trình được chia ra từng đợt và có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng tùy theo bệnh trạng.
Tuy nhiên, hóa trị là phương pháp điều trị ung thư gây ra rất nhiều tác dụng phụ cũng như ảnh hưởng đến tổng thể sức khỏe người bệnh. Bởi các loại thuốc/hóa chất đưa vào cơ thể không chỉ tác động đến tế bào ung thư mà cả những tế bào khỏe mạnh. Vì thế, trước khi thực hiện, bác sĩ cần trao đổi rõ với bệnh nhân về những tác dụng phụ để người bệnh chuẩn bị sẵn tâm lý, tinh thần.
3.4. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác
Ngoài 3 phương pháp kể trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp hỗ trợ khác. Có thể kể đến như:
- Chỉ định các loại thuốc nhằm mục đích ức chế sự hình thành tạo mạch.
- Tiến hành phương pháp cấy ghép tế bào gốc.
- Tiến hành phẫu thuật lạnh.
- Liệu pháp quang động.
4. Tiên lượng sống ung thư dạ dày di căn gan
Ung thư dạ dày khi đã di căn gan, tức bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Vì thế, tỷ lệ sống của người bệnh rất thấp. Đa phần tỷ lệ sống của người bệnh ở giai đoạn 3 trên 5 năm chỉ là 9 – 14%. Còn đến giai đoạn 4, con số này giảm xuống chỉ còn khoảng 4%.
Tuy nhiên, thời gian sống của người bệnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có thể kể đến như tình trạng sức khỏe, tâm lý người bệnh, phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng của cơ thể. Hơn nữa, y khoa hiện nay đã có thêm sự tiến bộ và phát triển vượt bậc nên mở ra cơ hội sống cho bệnh nhân bị ung thư cao hơn. Kết hợp với đó là chế độ chăm sóc người bệnh tốt sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng. Ngăn ngừa khối u di căn, kiểm soát khối u tốt hơn và kéo dài cơ hội sống, thời gian sống cho người bệnh.
Kết luận
Như vậy, những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư dạ dày di căn gan. Mặc dù đây là giai đoạn cuối nhưng người nhà và bệnh nhân không nên bi quan. Hãy tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, luôn giữ tâm lý lạc quan cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ. Như vậy, sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị, kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.