[Giải đáp] Ung thư dạ dày có di truyền hay không?

Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính phổ biến về đường tiêu hóa, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Nhiều trường hợp trong gia đình có cả bố mẹ, con cái đều bị mắc căn bệnh ung thư này. Vì thế, nhiều người băn khoăn ung thư dạ dày có di truyền hay không? Để giải đáp cho câu hỏi này, các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

1. Ung thư dạ dày có di truyền hay không?

Ung thư dạ dày là căn bệnh không hiếm gặp và là bệnh lý ác tính rất nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Thế nhưng, chiếm tỷ lệ cao nhất là nam giới trong độ tuổi trung niên và trên 50 tuổi.

ung-thu-da-day-co-di-truyen-hay-khong-1
Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính về đường tiêu hóa

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu chính xác nào về nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Chính điều này khiến nhiều người thắc mắc ung thư dạ dày có di truyền hay không. Nếu gia đình có người mắc bệnh thì những thành viên còn lại có khả năng bị ung thư hay không?

Các chuyên gia nhận định rằng, ung thư dạ dày không di truyền. Thế nhưng, nếu ung thư dạ dày xuất phát từ gen đột biến thì lại có tính di truyền qua các thế hệ cận huyết thống. Dưới đây là một số đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày:

1.1. Đột biến, khiếm khuyết gen trực tiếp làm gia tăng ung thư dạ dày

  • Những người bị khiếm khuyết gen CDH1 sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao, chiếm tỷ lệ 70 – 80%. Không chỉ vậy, nữ giới nếu bị đột biến gen CDH1 không chỉ có nguy cơ bị ung thư dạ dày mà tỷ lệ mắc ung thư vú cũng cao hơn.
  • Nếu bị đột biến 1 trong 2 gen BRCA1 và BRCA2 thì nguy cơ bị ung thư dạ dày là rất cao. 

1.2. Một số hội chứng do đột biến, khiếm khuyết gen

  • Hội chứng Lynch sẽ tăng cao nếu như cơ thể bị khiếm khuyết một trong các gen là MLH3, MSH6, MLH1, MLH2, TGFBR2, PMS1 và PMS2. Hội chứng này là yếu tố nguy cơ làm tăng ung thư trực tràng, ung thư dạ dày cùng nhiều loại ung thư khác. Ngay cả những người còn rất trẻ mà bị hội chứng Lynch thì nguy cơ ung thư hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Đột biến gen TP53 sẽ gây ra hội chứng Li – Fraumeni. Hội chứng này là yếu tố nguy cơ gia tăng cao tỷ lệ mắc ung thư dạ dày dù tuổi đời còn rất trẻ.
ung-thu-da-day-co-di-truyen-hay-khong-2
Đột biến gen là nguyên nhân khiến ung thư dạ dày di truyền từ thế hệ sang thế hệ khác
  • Đột biến gen APC là nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng FAP (hội chứng đa polyp tuyến). Hội chứng này là một dạng rối loạn di truyền và sau thời gian sẽ hình thành khối polyp lên đến hàng trăm, hàng nghìn. Hầu hết những người bị hội chứng FAP đều có nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.
  • Đột biến gen STK11 dẫn đến hội chứng Peutz – Jeghers. Hội chứng này sẽ làm đường tiêu hóa xuất hiện nhiều khối polyp hoặc các khối u lành tính. Theo thời gian, các khối u phát triển lớn dần sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

1.3. Di truyền ung thư dạ dày từ mẹ sang con do viêm teo dạ dày mãn tính

Bệnh viêm teo dạ dày mãn tính sẽ hình thành sau thời gian dài mắc ung thư dạ dày mà không được kiểm soát. Đáng nói là viêm teo dạ dày mãn tính có đặc tính di truyền bởi gen. Vì thế, ung thư dạ dày khi mang thai mà bị cả viêm teo dạ dày mãn tính thì tỷ lệ di truyền từ mẹ sang con là khá cao, lên tới 48%.

Như vậy, qua những thông tin chia sẻ trên đây, có thể khẳng định rằng ung thư dạ dày do đột biến gen thì sẽ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Còn nếu mắc bệnh do các yếu tố nguy cơ khác như chế độ ăn uống, sinh hoạt… thì sẽ không di truyền.

2. Làm gì khi bạn thuộc đối tượng di truyền ung thư dạ dày?

Ung thư dạ dày có di truyền hay không đã được giải đáp trên đây. Mặc dù đây là căn bệnh ác tính nhưng tỷ lệ khỏi hoàn toàn ở giai đoạn đầu là rất cao. Do đó, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có tính di truyền của bệnh ung thư này thì cũng không cần quá lo lắng. Bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để đăng ký gói tầm soát ung thư. Các bác sĩ sẽ tư vấn và giúp bạn lựa chọn gói ung thư dạ dày phù hợp và thực hiện tầm soát định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ.

ung-thu-da-day-co-di-truyen-hay-khong-3
Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ để giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Việc tầm soát ung thư sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường có ở dạ dày. Từ đó, phát hiện bệnh ngay từ khi khối u mới bắt đầu hình thành. Ở giai đoạn này, việc điều trị sẽ cho hiệu quả tích cực. Thậm chí, có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân đáp ứng tốt đối với những phương pháp điều trị.

3. Hạn chế di truyền và phòng ngừa ung thư dạ dày như thế nào?

Ngoài ra, để hạn chế sự di truyền cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả, các bạn nên áp dụng một số biện pháp hữu ích dưới đây:

  • Nếu đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược thực quản, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng thì cần điều trị tích cực… Bởi các bệnh lý này nếu không điều trị hiệu quả tận gốc thì nguy cơ chuyển biến thành ung thư dạ dày là rất cao.
  • Chú ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Tích cực sử dụng rau xanh, trái cây tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường sức đề khánghệ miễn dịch.
  • Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi và tránh sử dụng các đồ tái chín, đồ sống cũng như thực phẩm quá lạnh, quá nóng.
  • Hạn chế các thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày như đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng. Các thực phẩm chứa nhiều đường, muối, axit cũng nên hạn chế sử dụng.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, các loại đồ uống có chứa chất kích thích như nước đóng chai, đồ uống có gas.
  • Nói không với thuốc lá. Nếu đang hút thuốc lá, thuốc lào thì cần lên kế hoạch để từ bỏ.
  • Vận động thường xuyên mỗi ngày 30 – 45 phút với bài tập phù hợp, vừa sức để cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress.
  • Ngủ trước 23h và nên đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 7 – 8 tiếng đồng hồ.

Ung thư dạ dày có di truyền hay không đã được giải đáp chi tiết trên đây. Các bạn nên tầm soát ung thư từ sớm nếu thuộc đối tượng cao bị ung thư để nhanh chóng phát hiện, điều trị kịp thời.

Thông tin liên hệ