Triệu chứng ung thư thực quản và phương pháp điều trị

Ung thư thực quản là bệnh ung thư thường gặp ở đường tiêu hóa, nguy hiểm đứng thứ 4 sau ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của GENK STF để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng ung thư thực quản và các phương pháp điều trị.

Xem thêm:

1. Ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản là một ung thư đường tiêu hóa, khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Bệnh hiếm gặp ở người <40 tuổi, chủ yếu là từ 50 tuổi trở lên. Ung thư thực quản thường gặp nhất ở 1/3 giữa (47%), vùng 1/3 dưới (36%), vùng 1/3 trên khoảng 17%.

Ung thư thực quản có thể xuất phát từ thực quản hoặc bị lan từ một số ung thư cơ quan kế cận như ung thư hạ họng, thanh quản, khí quản, tuyến giáp. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị.

Vị trí ung thư thực quản thường gặp nhất ở 1/3 giữa thực quản

2. Nguyên nhân gây ung thư thực quản

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thực quản vẫn chưa được công bố chính thức, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh được các bác sĩ cảnh báo.

Nguy cơ mắc bệnh:

– Sử dụng thuốc lá, bia rượu thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, do vậy bệnh hay gặp ở nam giới hơn nữ giới.

– Tuổi tác: Tuổi càng cao càng có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn người trẻ tuổi.

– Tiểu sử mắc bệnh: Những người có tiền sử mắc các loại ung thư khác có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thực quản.

– Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống các thực phẩm chứa nhiều nitrit và nitrat thường xuyên, món ăn cay, nóng, thô gây cọ sát niêm mạc thực quản. Chế độ ăn ít rau xanh, hoa quả, ít chất xơ.

– Một số bệnh lí liên quan đến thực quản: Sẹo bỏng thực quản, viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh co thắt tâm vị, lạc chỗ niêm mạc dạ dày vào thực quản, người thừa cân, béo phì.

– Yếu tố nhiễm khuẩn: Vệ sinh răng miệng kém, sâu răng, nhiễm nấm…

3. Triệu chứng của ung thư thực quản

Nuốt khó là triệu chứng ung thư thực quản

Các triệu chứng thường hay gặp ở bệnh ung thư thực quản:

Nuốt khó: Đây là triệu chứng hay gặp nhất. Ban đầu là với thức ăn đặc không gây đau nhưng có cảm giác vướng tức ở sau ức. Lâu dần ngay cả với thức ăn lỏng cũng nuốt khó khăn xuống thực quản. Thường đi kèm nghẹn bởi ngoài tổn thương do khối u còn có yếu tố viêm nhiễm, phù nề tại chỗ.

Ho: Khối u xâm lấn vào khí – phế quản làm thay đổi giọng nói và ho dữ dội, khó thở, khạc đờm.

Buồn nôn, nôn: Nếu có triệu chứng nôn mửa thì lúc này đã đến giai đoạn muộn do khối u tăng kích thước làm hẹp lòng thực quản. Bệnh nhân có thể nôn ra máu.

Tích tụ nước bọt: Do khó nuốt và nghẹn làm nước bọt tiết ra nhiều khiến bệnh nhân liên tục phải đi nhổ.

Hạch: Có thể sờ thấy hạch thượng đòn, hạch vùng trên rốn, gan lổn nhổn…

Sút cân, mệt mỏi, mất nước khiến da nhăn nheo, khô.

4. Cách chẩn đoán bệnh ung thư thực quản

– Chụp thực quản cản quang: Có thể thấy hình ảnh khối u lồi vào lòng thực quản, nhiễm cứng thành thực quản, ổ loét, đoạn thực quản trên u có thể bị giãn to, lệch trục so với trục của thực quản bình thường. Dựa vào phim chụp thấy được vị trí tổn thương ở 1/3 trên, giữa hay dưới.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Giúp đánh giá mức độ lan rộng của u ở thành thực quản từ đó bác sĩ có thể xem xét cắt bỏ được thực quản nhờ biết được mức độ xâm lấn của khối u xung quanh thực quản và trung thất. Ngoài ra còn thấy được các hạch to.

– Nội soi sinh thiết: Đánh giá kích thước u, mức lan của u trong lòng thực quản, vị trí u, u 1 ổ hay u nhiều ổ.

5. Điều trị khi phát hiện triệu chứng ung thư thực quản

Dựa vào các giai đoạn tiến triển của bệnh, vị trí khối u, mức độ xâm lấn u và di căn hạch để bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân.

  • Phương pháp phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, có những loại phẫu thuật sau:

– Phẫu thuật Lewis – Santy: Phẫu thuật cắt thực quản qua 2 lần mổ đường bụng và đường ngực, dùng cho ung thư thực quản 1/3 giữa và 1/3 dưới tức là từ đoạn dưới cung động mạch chủ đến tâm vị.

– Phẫu thuật Akiyama: Dùng cho ung thư thực quản 1/3 giữa và phần thấp của 1/3 trên. Phẫu thuật mở ngực cắt thực quản trước rồi mở bụng tạo ống dạ dày, mở cổ khâu miệng nối giảm tỷ lệ tử vong đáng kể so với khâu nối trong lòng ngực.

– Phẫu thuật cắt thực quản không mở ngực: chỉ định trong ung thư thực quản 1/3 dưới. Là cách giải phóng thực quản ngực bằng tay, không vét hạch, cắt thực quản ở cổ trái, tạo một ống dạ dày nối giữa cổ với thực quản.

– Phẫu thuật nội soi ung thư thực quản: Cắt thực quản và vét hạch đầy đủ nhưng không cần mở ngực, giảm đáng kể biến chứng màng phổi và phổi.

  • Phương pháp hóa trị

Sử dụng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, thường được dùng trước hoặc sau phẫu thuật, có thể kết hợp với xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị.

  • Phương pháp xạ trị

Là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra còn được sử dụng để làm giảm các biến chứng của bệnh ung thư quản cho người giai đoạn muộn. Có thể sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật, kết hợp hóa trị, bức xạ có thể là máy bên ngoài hoặc được đặt bên trong cơ thể.

Điều trị ung thư thực quản bằng phương pháp phẫu thuật

5. Phòng ngừa ung thư thực quản

– Cần bỏ thuốc lá và hạn chế bia rượu, các chất kích thích có cồn khác. Tuyên truyền giáo dục về tác hại của thuốc lá, cấm hút thuốc ở nơi công cộng.

– Giữ gìn vệ sinh răng miệng, ăn uống hợp vệ sinh.

– Thêm nhiều rau xanh, trái cây có nhiều nước và chất xơ, vitamin đặc biệt là vitamin A, B2, C và E vào chế độ dinh dưỡng.

– Tăng cường miễn dịch bằng các luyện tập thể dục.

– Khi có bất kì dấu hiệu nào nghi ngờ ung thư phế quản cần đi kiểm tra ngay. Một năm nên kiểm tra sức khỏe tổng quát 2 lần nhất là với người lớn tuổi.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7