Tâm sự nghề bác sĩ ung bướu

Trong suy nghĩ của nhiều người, nghề thầy thuốc, bác sĩ là nghề hái ra tiền. Liệu mấy ai biết được những hy sinh thầm lặng, những tâm sự nghề nghiệp mà các bác sĩ phải trải qua. Nhất là khi hằng ngày đều phải đối mặt với những u ám ung thư mang lại như nghề bác sĩ ung bướu.

Để được làm bác sĩ ung bướu phải có tâm lý vững chắc

Là bác sĩ ung bướu, không giống như bác sĩ khoa sản, tim, mạch,…thực hiện phác đồ điều trị cho bệnh nhân, phải mất tầm 6 tháng sau, bác sĩ mới biết được kết quả, nỗi lo lắng cũng vì thế mà kéo dài đến nửa năm.

Là bác sĩ ung bướu, không chỉ cần tay nghề giỏi mà phải có tâm lý vững chắc. Bởi bệnh nhân ung thư rất dễ nhạy cảm và tổn thương. Bác sĩ phải mạnh mẽ, có niềm tin vào công việc, như thế mới tạo ra niềm tin cho bệnh nhân, là chỗ dựa vững chắc cho không chỉ bệnh nhân mà người nhà của họ.

Là bác sĩ ung bướu, không chỉ cần tay nghề giỏi mà phải có tâm lý vững chắc

Khổ nhất là lúc thông báo tin dữ với bệnh nhân

Bác sĩ là người cầm tờ kết quả khám bệnh, cũng sẽ là người trực tiếp thông báo tình hình với bệnh nhân và người nhà. Vì thế, thật khó khăn khi phải thông báo rằng “Anh/ Chị/ Cô/ Bác đã bị ung thư”. Thường các bác sĩ ung bướu sẽ phải làm tâm lý trước cho bản thân trước khi thông báo kết quả với bệnh nhân và gia đình. Kể cả khi nói với bệnh nhân, bác sĩ cũng cần phải trò chuyện, hỏi thăm gia đình bệnh nhân và giảm nhẹ tâm lý cho người bệnh, giúp họ có cái nhìn khác về ung thư.

Bác sĩ ung bướu sẽ phải giảm nhẹ tâm lý cho người bệnh trước khi thông báo họ bị ung thư

“Là bác sĩ ung bướu, khó khăn nhất là thông báo họ bị mắc bệnh ung thư” – Bác sĩ Thân Văn Thịnh – bệnh viện Ung bướu Hà Nội chia sẻ.

Cũng bởi thân mang trọng trách, bác sĩ cũng chưa bao giờ cho phép bản thân nghỉ ngơi cả. Có những đêm 1,2h sáng vẫn cầm phác đồ điều trị của bệnh nhân. Thậm chí, đêm khuya có bệnh nhân gọi đến cũng phải sẵn lòng tâm sự, chia sẻ.

Hầu hết các bệnh nhân ung thư khi nghe tin mình mắc bệnh đều vô cùng hoang mang, dễ kích động. Tuy nhiên, khi còn khỏe thì không ai chịu đi tầm soát ung thư. Chỉ đến khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở giai đoạn rất muộn.

Không ngừng học hỏi

Bệnh ung thư ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp. Lượng kiến thức được học trong trường hay kinh nghiệm chữa trị ung thư dù ngắn hay dài cũng chưa bao giờ là đủ để bác sĩ ung bướu có thể chống lại ung thư. Vì thế, là bác sĩ chữa ung thư là phải không ngừng học hỏi.

“Bác sĩ không chỉ học cho chính mình, giúp mình trưởng thành trong nghề mà còn học cho bệnh nhân. Bệnh nhân phải được hưởng lợi từ những điều mình học được” – chia sẻ của BS Tuấn Anh – Phó Giám đốc trung tâm Ung bướu bệnh viện Chợ Rẫy.

Là bác sĩ chữa ung thư là phải không ngừng học hỏi

Nhân kỉ niệm 64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2019), xin gửi tới tất cả các bác sĩ nói chung và bác sĩ ung bướu nói riêng, lời cảm ơn và những lời chúc tốt đẹp nhất. Mong các bác sĩ luôn khỏe mạnh, tận tâm và cống hiến hết mình trong công việc cứu người.