Tầm soát ung thư phổi – Chẩn đoán bệnh ung thư phổi hiệu quả

Ung thư phổi là một trong những bệnh lý phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó Việt Nam. Thực trạng số ca mắc phải căn bệnh nguy hiểm này hàng năm ở nước ta lên đến trên 23.000 ca – một con số đáng báo động. Vì vậy, việc thực hiện tầm soát ung thư phổi, đặc biệt là khi nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là rất cần thiết. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu một số những thông tin cơ bản liên quan đến tầm soát căn bệnh nguy hiểm này. 

Ung thư phổi là dạng bệnh lý ở phổi, mà các tế bào mô phổi có những bất thường trong vấn đề tăng trưởng. Chúng phát triển một cách mất kiểm soát và dần dần hình thành lên những khối u trong phổi. Sau đó, xâm lấn đến các vùng xung quanh và thậm chí là các cơ quan khác trong cơ thể.

Ung thư phổi có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Bao gồm nguyên nhân từ việc hút và tiếp xúc với khói thuốc lá, tiếp xúc với các loại khí độc hại khác như khí radon, khí amiang…

Với các bệnh nhân bị ung thư phổi, người bệnh sẽ có những biểu hiện như khó thở, ho khan, ho ra máu, mệt mỏi, đau vùng ngực, sốt… Tùy từng giai đoạn bệnh mà các biểu hiện của bệnh sẽ nặng nhẹ khác nhau. 

1. Tại sao nên thực hiện tầm soát ung thư phổi?

Có thể nói ung thư phổi là một trong những căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu trong số những căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân phát hiện ra mình mắc ung thư phổi nhờ những dấu hiệu bệnh khi đã ở giai đoạn khá nặng. Việc điều trị lúc này thường đạt kết quả thấp, tiên lượng sống trên 5 năm không cao.

tam-soat-ung-thu-phoi_1
Nên tầm soát ung thư phổi sớm để điều trị hiệu quả

Do vậy, việc tiến hành tầm soát ung thư phổi và phát hiện ra bệnh sớm có những giá trị rất to lớn. Nó sẽ góp phần nâng cao khả năng chữa trị, giảm các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. 

Hiện nay, có khá nhiều biện pháp tầm soát ung thư phổi khác nhau. Các biện pháp này không chỉ cho thấy tính hữu hiệu trong việc kịp thời phát hiện ra ung thư phổi. Nó còn giúp cho người bệnh phát hiện ra nhiều căn bệnh khác, làm giảm tỉ lệ bệnh tật liên quan đến phổi. Nhờ đó, mà tỉ lệ tử vong nhanh do ung thư phổi và các  bệnh lý liên quan được giảm xuống một cách đáng kể.

2. Đối tượng nào nên tiến hành tầm soát ung thư phổi

Theo các chuyên gia chia sẻ, các đối tượng có thể mắc phải căn bệnh ung thư phổi nguy hiểm có phạm vi khá rộng. Cụ thể như sau:

2.1. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Những đối tượng thuộc 2 nhóm sau có nguy cơ mắc bệnh cao nên thường xuyên tiến hành tầm soát ung thư phổi sớm. Đó là:

  • Những người trên 55 tuổi có thói quen hút thuốc lá từ 30 gói trở lên mỗi năm.
  • Những người trên 50 tuổi có thói quen hút thuốc lá từ 20 gói trở lên mỗi năm và có một số những yếu tố nguy cơ khác liên quan đến đường hô hấp.
tam-soat-ung-thu-phoi_12
Người có thói quen hút nhiều thuốc lá nên sớm tầm soát ung thư phổi

2.2. Các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại

Ngoài ra, các đối tượng sau cũng nên sớm tiến hành tầm soát ung thư phổi:

  • Những người thường xuyên tiếp xúc với người có thói quen hút thuốc lá lâu năm.
  • Sinh sống và làm việc trong môi trường nhiều khói thuốc .
  • Sinh sống và làm việc trong môi trường nhiều hóa chất độc hại.

2.3. Khi phát hiện dấu hiệu của ung thư phổi

Đặc biệt là ngay khi có những dấu hiệu của bệnh như sau thì việc nhanh chóng làm tầm soát ung thư phổi là vô cùng cần thiết:

  • Có biểu hiện ho khan kéo dài, ho ra máu.
  • Một vùng ngực bị đau với các cơn đau dần lan rộng và tăng tần suất.
  • Giọng nói bị biến đổi.
  • Gặp khó khăn khi nuốt.
  • Thở khò khè.
  • Thường xuyên mệt mỏi, sút cân không rõ lý do.

3. Các biện pháp tầm soát ung thư phổi

Khoa học hiện đại ngày nay đã và đang có rất nhiều ứng dụng hữu ích cho ngành y tế. Nhất là trong việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật, phương pháp xét nghiệm để sàng lọc, tầm soát các bệnh ung thư, trong đó có tầm soát ung thư phổi.

Hiện nay, các bệnh nhân khi đến các trung tâm y tế lớn để làm tầm soát ung thư phổi thường được áp dụng một số biện pháp thông dụng như:

3.1. Thực hiện chụp X-quang phổi

Trong việc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến phổi, bao gồm ung thư phổi thì việc thực hiện chụp X-quang là một trong những lựa chọn đầu tiên. 

Với biện pháp này, người bệnh sẽ được chụp X-quang ở tư thế nằm thẳng và nằm nghiêng để phim chụp thể hiện rõ những bất thường ở phổi. Đó có thể là những nốt hoặc vùng mờ, tình trạng tràn dịch màng phổi … nếu có. Ngoài ra, chụp X-quang phổi cũng cho biết được chính xác vị trí, kích cỡ cũng như hình thái của các khối u ung thư phổi và các tổn thương khác nếu chúng tồn tại.

Tuy nhiên, trên thực tế thì tầm soát ung thư phổi không thể chỉ dựa vào mỗi việc thực hiện chụp X-quang. Biện pháp này vẫn còn có một số hạn chế, trong đó có việc chưa thể xác định rõ ràng được ung thư phổi và một số bệnh lý khác.

3.2. Tiến hành chụp CT cắt lớp

Sau khi bệnh nhân đã làm xong việc chụp X-quang và phát hiện một số những bất thường thì sẽ được chỉ định tiến hành chụp CT cắt lớp. Đặc biệt, là trong trường hợp có những nghi ngờ về việc tồn tại những khối u của ung thư trong phổi.

tam-soat-ung-thu-phoi_13
Chụp CT cắt lớp phát hiện ung thư phổi

Việc chụp CT cắt lớp còn có một ưu điểm khác, đó là giúp bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra cả những biến đổi nhỏ nhất trong phổi. Từ đó, xác định được một cách chuẩn xác hơn sự tồn tại của các khối u và những thông số liên quan đến nó. Ví dụ như kích cỡ, số lượng, độ xâm lấn…

3.3. Thủ thuật sinh thiết phổi

Trong tầm soát ung thư phổi khi có nghi ngờ ung thư thì bệnh nhân sẽ được thực hiện thủ thuật sinh thiết phổi. Nghĩa là một hoặc một vài mẫu tế bào phổi của bệnh nhân sẽ được lấy ra và mang đi thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguy cơ đó là các tế bào ác tính hay lành tính. Từ đó, xác định được chính xác hơn nữa bệnh tình của bệnh nhân. 

3.4. Các biện pháp khác

Ngoài những biện pháp trên thì tùy cơ sở y tế và điều kiện, tình trạng của bệnh nhân mà có thể những biện pháp khác sẽ được thực hiện. Ví dụ như xét nghiệm nước bọt hoặc đờm, xét nghiệm chọc dịch màng phổi, nội soi phế quản… Đôi khi bệnh nhân còn được yêu cầu thực hiện mở lồng ngực để tiến hành sàng lọc bệnh.

4. Cần lưu ý gì trước khi tầm soát ung thư phổi?

Giống như nhiều biện pháp tầm soát ung thư khác, khi tiến hành tầm soát ung thư phổi, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau:

  • Trong vòng 24h trước khi thực hiện các xét nghiệm thì không nên ăn gì cả.
  • Có tâm lý vững vàng nhất cho các biện pháp xét nghiệm.
  • Nên thông báo tình trạng sức khỏe của bản thân và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ càng về các biện pháp xét nghiệm phù hợp.

Trên đây là một số những thông tin cơ bản liên quan đến tầm soát ung thư phổi. Mong rằng nội dung bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích và cái nhìn đúng đắn nhất về vấn đề này.

Thông tin liên hệ