Tầm soát ung thư buồng trứng có thực sự cần thiết?

Vai trò quan trọng của tầm soát ung thư buồng trứng

Tầm soát ung thư buồng trứng có vai trò quan trọng quyết định tỷ lệ chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các chị em phụ nữ đều xem nhẹ việc này, đến khi phát hiện ra bệnh thường ở giai đoạn muộn. Dù rằng có tiên lượng tốt liên quan giai đoạn sớm của bệnh tình nhưng tỉ lệ sống 5 năm của toàn bộ bệnh nhân ung thư là không cao luôn ở mức dưới 45%.

Cụ thể, những ai phát hiện bệnh ở giai đoạn I thì tỉ lệ sống đươc trên 5 năm lên đến trên 90% và giảm còn 75 – 80% nếu các tổn thương còn cư trú trong vùng, đối với di căn xa thì tỉ lệ này là 25%.

Tỉ lệ tử vong do ung thư cũng có xu hướng giảm nhưng thường là rất ít hoặc không đáng kể trong vòng hơn 30 năm qua. Hầu hết các bệnh nhân thường không hiểu biết nhiều hoặc không có nhiều kiến thức về căn bệnh ung thư này nên thường không thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng từ sớm. Rất ít người hiểu biết cụ thể về cơ chế cũng như thời gian tiến triển của bệnh ung thư tử cung tại chỗ cho đến khi giai đoạn xâm lấn ra khỏi vùng mà nó nảy sinh vào thời điểm ban đầu.

Cơ chế phát sinh ung thư ở buồng trứng

Ung thư cổ tử cung có thể bắt đầu từ nhiều vùng trong ổ bụng. Trên thực tế, yếu tố nảy sinh ung thư vẫn phát triển ngay cả khi đã cắt bỏ buồng trứng bình thường. Việc thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng sớm sẽ có tác dụng giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư một cách đáng kể. Có đến 90% số bệnh nhân có buồng trứng bị ung thư nguyên nhân là bị ung thư thượng mô, 10% còn lại là bắt nguồn là từ tế bào mầm hoặc các mô khác. Trong số ung thư thượng mô, có một phân nhóm của ung thư thượng mô chính là khối u giới hạn.

Cách xét nghiệm ung thư buồng trứng

Với bệnh ung thư tử cung hay buồng trứng, đối với những nhóm được chuẩn đoán là có nguy cơ cao mắc bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và lọc ra những cá nhân bị nghi ngờ mắc ung thư ở buồng trứng giai đoạn sớm.  Đối với các trường hợp này các bác sĩ sẽ chuẩn đoán lại lần nữa để xác định lại chắc chắn họ có bị mắc bệnh ung thư hay không. Sau khi chuẩn đoán lần thứ 2 sẽ tiến tới việc tư vấn cho các bệnh nhân về thời gian thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng kịp thời.

Với những bước làm này, người ta gọi việc này là xét nghiệm tầm soát. Thế nào là xét nghiệm tầm soát? Xét nghiệm tầm soát có nghĩa là thực hiện kiểm tra, xét nghiệm trên những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng mà không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh biểu hiện ra ngoài. Ngược lại nếu người phụ nữ nào đó có dấu hiệu biểu hiện sẵn rồi thì việc đi xét nghiệm đó không còn được gọi là xét nghiệm tầm soát. Dựa vào xét nghiệm hay xét nghiệm tầm soát các bác sĩ có thể đánh giá được mức độ của bệnh ung thư và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Những phương pháp tầm soát bệnh ung thư buồng trứng

Phương pháp siêu âm xét nghiệm vùng bụng: Để tốt cho cơ thể phòng tránh bệnh ung thư thì phụ nữ tốt nhất nên được siêu âm định kỳ ở các vùng chậu, vùng ổ bụng để phát hiện ra những dấu hiệu hay những điểm bất thường hay những thay đổi đáng nghi ngờ của cơ quan sinh dục, đặc biệt là buồng trứng từ đó đánh giá xem bạn có bị mắc chứng ung thư ở buồng chứng hay không.

Nếu phát hiện ra bất cứ điểm bất thường gì trên hình ảnh của siêu âm vùng bụng và vùng chậu, đồng thời có triệu chứng và sự xuất hiện của các chất ung thư trong máu sẽ giúp đưa ra những chuẩn đoán chính xác hơn về kết quả siêu âm từ đó xem xét đưa ra quyết định xem có nên thực hiện việc tầm soát ung thư buồng trứng hay không.

Tầm soát ung thư buồng trứng bằng xét nghiệm qua vùng bụng

Phương pháp phết cổ tử cung – PAPs Mear: Phết cổ tử cung cũng có giá trị phát hiện từ 10 dến 30% trong tổng số các trường hợp bị ung thư.

Chỉ số lượng CA125 trong máu: đây là một trong những chất giúp các bác sĩ chuẩn đoán bệnh ung thư ở buồng trứng.  Việc chất CA 125 trong máu tăng lên có liên quan mất thiết đến bệnh lý này. Khi hàm lượng chất CA 125 tăng cao cần ngay lập tức thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng để giảm thiểu nguy cơ gây ung thư.

Tuy nhiên, chất này không chỉ xuất hiện khi buồng trứng bị ung thư mà còn xuất hiện ở một số bệnh ung thư khác  là yếu tố gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm khác như phổi, tuyến tiền liệt, đại tràng…

Hàm lượng axit Lysophosphatidic và Axit lipid lysophosphatidic (LPA) trong máu tăng trên 96% tổng số các bệnh nhân bị ung thư ở buồng trứng và biểu hiện ở trên 90% trong  số bệnh nhân khi bệnh còn ở giai đoạn I.

Một số phương pháp kiểm tra bệnh ung thư buồng trứng khác

Ngoài các phương pháp tầm soát ung thư trên ra còn có thêm một số phương pháp thường được sử dụng. Việc phát hiện kết quả buồng trứng có bị ung thư hay không có thể dựa trên một vài phương pháp khác nhau như chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.

Việc này chỉ được tiến hành ở những trường hợp được chỉ định và muốn đánh gía mức độ khối u hoặc tìm dấu hiệu bệnh ở các vùng khác nhau trong cơ thể.

Chụp X-quang cũng là một trong những phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng hữu hiệu được dùng nhiều với mục đích chuẩn đoán liệu các vùng khác của cơ thể có bị ảnh hưởng không. Ngoài ra, để chuẩn đoán bệnh ung thư từ buồng trứng thì phương pháp phẫu thuật thăm dò và sinh thiết sẽ được áp dụng và loại bỏ triệt để.

Điều trị ung thư buồng trứng

Việc điều trị bệnh ung thư buồng trứng còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, kể cả diễn biến bệnh và sức khoẻ chung của bệnh nhân. Trong quá trình điều trị bệnh ung thư buồng trứng thì có nhiều phương pháp khác nhau được kết hợp.

Phẫu thuật

Với những phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng thì đây là phương pháp điều trị đầu tiên cần tiến hành. Phương pháp phẫu thuật bao gồm cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung thành 1 khối. Trên thực tế thì bác sĩ phẫu thuật cũng cắt cả mạc nối lớn và các hạch bạch huyết trong ổ bụng.

Hóa trị

Đây là phương pháp dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường được dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật, nhằm kiểm soát sự phát triển của khối u, hoặc làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Xạ trị

Xạ trị là việc dùng tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt các khối u. Cách này chỉ tác động đến các tế bào ung thư ở trong vùng chiếu xạ. Tia xạ có thể phát ra từ máy được gọi là xạ trị ngoài. Có một vài bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp xạ trị trong màng bụng, có nghĩa là một dung dịch chứa chất phóng xạ được bơm trực tiếp vào khoang bụng qua một ống catheter.

Thông tin liên hệ