Tác dụng phụ của chích ngừa ung thư cổ tử cung chị em cần lưu ý

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư đứng thứ 2 ở phụ nữ về người mắc chỉ sau ung thư vú. Chính vì vậy việc chích ngừa ung thư cổ tử cung cũng là điều được nhiều chị em trẻ quan tâm đặc biệt. Vì vậy tìm hiểu việc chích ngừa này khá là quan trọng trong việc bảo đảm chích ngừa ung thư ở chị em được thành công. Qua bài viết này, GenK STF sẽ giúp bạn hiểu hơn về chích ngừa ung thư cổ tử cung cũng như tác dụng phụ của chích ngừa ung thư cổ tử cung.

Xem thêm:

1. Tại sao cần chích ngừa ung thư cổ tử cung?

Cổ tử cung là bộ phận nối giữa tử cung và âm đạo ở nữ. Ung thư tử cung là bệnh làm cho các tế bào ở đây phát triển bất thường, không kiểm soát  và tạo thành một khối u lớn. Qua những nghiên cứu khoa học, 99 % các bệnh nhân bị bệnh ung thư này đều có mặt của Human Papilloma Virus (HPV) là một loại virus gây khối u ở người. Vì vậy có thể nói nguyên nhân chính của căn bệnh này chính là do loại virus này gây nên.

Theo thống kê mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 14 trường hợp mắc mới và 7 trường hợp không qua khỏi vì căn bệnh này. Thông thường ung thư cổ tử cung xuất hiện ở những phụ nữ từ độ tuổi 40 trở đi. Nhưng virus HPV có thể đã có mặt trong người bệnh rất lâu, từ hàng chục năm trước đó. Vì lý do đó mà nữ từ những độ tuổi 9 đến 26 cần chủ động phòng tránh bệnh bằng việc chích ngừa ung thư cổ tử cung ngay bây giờ. Việc sử dụng vắc xin phòng ung thư cổ tử cung giúp cơ thể tạo ra kháng thể kháng virus HPV dẫn tới bệnh ung thư cổ tử cung. Virus này lây qua đường tình dục nên các chị em nên tiêm phòng trước lần quan hệ đầu tiên sẽ có hiệu quả tối đa.

2. Bao nhiêu tuổi chích ngừa ung thư cổ tử cung là tốt nhất?

Theo các khuyến cáo của chuyên gia thì nữ giới ở độ tuổi 9 đến 13 nếu tiêm vắc xin HPV sẽ có hiệu quả phòng ngừa ung thư cổ tử cung cao nhất. Tại Việt Nam, Bộ Y tế khuyên những người ở độ tuổi 9-26 nên đi tiêm vắc xin này để đạt được kết quả tốt nhất. Với phụ nữ 26 tuổi trở nên và đã quan hệ tình dục thì vẫn có thể tiêm vắc xin này nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh được tác dụng của vắc xin trong những trường hợp này.

Những người ở độ tuổi 9-26 nên đi tiêm vắc xin này để đạt được kết quả tốt nhất

3. Tác dụng của chích ngừa ung thư cổ tử cung

Ngày nay có 2 loại vắc xin có hiệu quả ngăn ngừa với virus HPV được cấp phép lưu hành. cả hai loại này đều được cấp phép lưu hành tại Việt Nam:

  • Vắc xin ngừa 2 chủng HPV 16 và 18 có tên Cervarix
  • Vắc xin ngừa  4 chủng HPV 16, 18 và 6, 11 có tên Gardasil

Cả 2 loại vắc xin này đều có các mảnh mô phỏng vỏ ngoài virus, nhưng không chứa virus nên chích ngừa vắc xin này không gây ra nhiễm HPV. Khi vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng nguyên chống lại các mảnh này. Do sự giống nhau với virus nên sau này virus HPV vào cơ thể sẽ bị hệ thống miễn dịch ngăn chặn.

Vắc xin HPV được dùng để chống lại virus HPV nhưng cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa các virus khác nhưng chưa được kiểm chứng về sức mạnh và thời gian tác dụng.

Sử dụng vắc xin này cho trẻ dưới 9 tuổi chưa được thử nghiệm. Vì vậy vắc xin này không được cấp phép hoặc khuyến cáo dùng cho trẻ em nữ dưới 9 tuổi.

4. Tác dụng phụ của chích ngừa ung thư cổ tử cung thường gặp.

Phản ứng thông thường nhất của vắc xin này sau khi tiêm là đau và sưng tại chỗ, không có các vấn đề nghiêm trọng hơn là sốt, chóng mặt, buồn nôn.

Ngoài ra thì tác dụng bất lợi nhất của tiêm vắc xin này là ngất tại chỗ. Vì vậy người được tiêm sẽ được kiểm tra sau 15 phút tiêm vắc xin.

Tác dụng phụ hiếm thấy của vắc xin là sốc phản vệ, nếu người tiêm vắc xin có những biểu hiện khó thở, da nổi đỏ, hôn mê hay co giật cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Tác dụng bất lợi nhất của tiêm vắc xin này là mệt mỏi ngất tại chỗ

Chống chỉ định với vắc xin HPV:

  • Vắc xin HPV không được tiêm cho người đã bị sốc phải vệ trước đó bởi vắc xin HPV hoặc các loại vắc xin có thành phần tương tự.
  • Người đang bị sốt cao trên 38 độ C cũng không nên tiêm vắc xin
  • Không khuyến cáo sử dụng vắc xin này với phụ nữ đang mang thai. Nếu phụ nữ mang thai sau khi tiêm mũi đầu tiên thì các mũi vắc xin còn lại cần được hoãn đến sau khi sinh trẻ. Vắc xin này vẫn có thể tiêm cho bà mẹ đang cho con bú vì đến nay chưa có báo cáo nghiêm trọng nào về các vấn đề sức khỏe của đối tượng trên.

5. Làm thế nào để xác định tác dụng phụ là do vắc-xin hay do nguyên nhân khác?

Rất khó để biết bạn có bị tác dụng phụ của chích ngừa ung thư cổ tử cung hay không, bởi vì việc tiêm chủng có thể gây khó chịu hay lo lắng. Những cảm giác này có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với các tác dụng phụ hay phản phản vệ với chính vắc xin.

Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin HPV dễ gây nhầm lẫn

Trong trường hợp nếu bạn gặp những triệu chứng đã kể trên, Y tá và bác sĩ sẽ có mặt ngay để xem xét. Tác dụng phụ của chích ngừa ung thư cổ tử cung thường chỉ xảy ra trong vòng mười lăm phút sau khi tiêm vắc xin. Do đó, bạn cần ở lại với bác sĩ để xác định và được hỗ trợ kịp thời nếu gặp bất kỳ vấn đề nào.

6. Cách xử trí khi gặp tác dụng phụ

Hầu hết các tác dụng phụ của chích ngừa ung thư cổ tử cung xảy ra ngay lập tức và không có khả năng gây ra bất kỳ biến chứng sức khỏe lâu dài nào. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang gặp tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin HPV, hãy thông báo cho y tá và bác sĩ càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, bạn có thể xử trí ngay lập tức tại nhà khi gặp những vấn đề sau:

  • Nếu khu vực xung quanh vị trí tiêm bị chuyển sang màu đỏ và cảm thấy đau sau khi tiêm vắc xin, làm kéo dài đến 2 ngày. Cách tốt nhất là tiếp tục hoạt động cánh tay và bỏ qua cơn đau, vì việc tăng lưu thông máu trong khu vực này có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn.
  • Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau như là Acetaminophen, Ibuprofen, hoặc chườm lạnh vào vùng này để giảm đau nhức. Bên cạnh đó, hãy báo ngay cho ​​bác sĩ nếu cơn đau kéo dài trên hai ngày.
  • Một số người bị sốt nhẹ ngay sau khi tiêm phòng. Cách tốt nhất để kiểm soát cơn sốt là giữ mát, đảm bảo uống nhiều nước và cố gắng nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi. Nếu sốt kéo dài hơn ba ngày, bạn nên liên hệ với bác sĩ.
Nghỉ ngơi sau khi tiêm, đặc biệt nếu có dấu hiệu bị sốt

7. Nếu không tiêm vắc xin vì sợ tác dụng phụ thì ngăn ngừa bằng cách nào?

Nhiều người lo lắng tác dụng phụ của chích ngừa ung thư cổ tử cung khiến họ không dám đi tiêm vắc xin và thắc mắc không biết còn cách nào khác giúp phòng ngừa bệnh hay không. Tuy nhiên các chuyên gia sản khoa khuyến cáo đó là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh. Hãy chọn một địa chỉ y tế có uy tín để hạn chế tác dụng phụ của việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Điều trước tiên bạn cần làm là khám sàng lọc sức khỏe trước khi tiêm phòng. Trường hợp không dị ứng với thành phần thuốc và chưa xảy ra quan hệ tình dục thì không cần làm xét nghiệm kiểm tra virus HPV.
  • Khi xảy ra quan hệ tình dục thì hiệu quả tiêm vắc xin sẽ kém hơn so với trường hợp chưa xảy ra quan hệ.
  • Việc tiêm phòng vắc xin vẫn có thể tiêm cho người bị nhiễm virus HPV, tuy nhiên hiệu quả không được cao.
  • Tuy nhiên khi tiêm phòng trên không hoàn toàn loại bỏ nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung nên chị em cũng không nên chủ quan. Cần duy trì thói quen lành mạnh cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Việc tiêm phòng vắc xin sẽ không còn ý nghĩa đối với những người đã mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Cần phải tiêm phòng đúng quy trình và thời gian.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp tiêm vắc xin HPV với các giải pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả sau đây:

  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Tăng cường luyện tập thể thao, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi tầm soát ung thư cổ tử cung tại các cơ sở y tế hoặc phòng khám phụ khoa uy tín. Việc này nhằm phát hiện những bất thường ở cổ tử cung và có biện pháp lựa chọn điều trị hiệu quả.

Bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc của mọi người về vấn đề chích ngừa ung thư cổ tử cung. Tác dụng phụ của chích ngừa ung thư cổ tử cung cho cơ thể con người là không đáng kể. Vì lợi ích của bản thân, các bạn nữ trẻ nên đi chích ngừa ung thư cổ tử cung sớm để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ hotline để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7