Xét nghiệm sinh thiết là gì? Sinh thiết bao lâu thì có kết quả?
Có bao giờ bạn thắc mắc xét nghiệm sinh thiết là gì và sinh thiết bao lâu thì có kết quả? Và có bao giờ bạn đi câu trả lời cho câu hỏi của sinh thiết có ý nghĩa như thế nào trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý ung thư? Bài viết sau đây GENK STF sẽ cho bạn lời giải đáp về câu hỏi sinh thiết bao lâu thì có kết quả?
Xem thêm:
- Cụ ông 85 tuổi vẫn sống khỏe sau 4 năm mắc ung thư tiền liệt tuyến
- [Chuyên Gia Giải Đáp] Xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền
- Sinh thiết phổi là gì? Sinh thiết phổi bao lâu thì có kết quả?
Nội dung bài viết
1. Xét nghiệm sinh thiết là gì?
Sinh thiết là thủ thuật lấy 1 mẫu nhỏ của mô cơ thể để kiểm tra dưới kính hiển vi. Mẫu mô này có thể được lấy từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể của bạn, có thể là nội tạng, da hay các cấu trúc khác. Thông qua việc quan sát dưới kính hiển vi này sẽ là căn cứ để các bác sĩ đưa ra kết luận và nhận diện căn bệnh mà người bệnh đang mắc phải để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Kết quả xét nghiệm sinh thiết thường được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh ung thư hoặc các bệnh nhiễm khuẩn. Xét nghiệm sinh thiết thường cho kết quả tương đối chính xác.
2. Xét nghiệm sinh thiết để làm gì?
Xét nghiệm sinh thiết được tiến hành để kiểm tra và xác định những bất thường về các vấn đề sức khỏe. Cụ thể là:
- Biết được chức năng gan hoặc thận có vấn đề gì không.
- Kiểm tra xem được cấu trúc ở một cơ quan nào đó có gì bất thường hay không.
- Mẫu mô của cơ thể khi được quan sát dưới kính hiển vi sẽ giúp cho bác sĩ tìm kiếm các tế bào bất thường và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm hoặc phân độ của ung thư rồi từ đó chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
- Nếu chỉ khám lâm sàng, bác sĩ không có đủ điều kiện để xác định được khối u là lành tính hay ác tính, do đó người bệnh cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm sinh thiết.
- Sinh thiết là một kỹ thuật phức tạp và cho kết quả khá chính xác mà các phương pháp như chụp X quang hay siêu âm mà chưa thể chẩn đoán ra được.
- Kết quả xét nghiệm sinh thiết có vai trò rất quan trọng, bác sĩ sẽ dựa trên xét nghiệm này để xác định phương pháp điều trị cho phù hợp cũng như đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.
- Xét nghiệm thường được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh như: Ung thư, các trường hợp bị viêm nhiễm khuẩn mà không rõ nguyên nhân như: viêm thận, viêm gan.
3. Xét nghiệm sinh thiết bao gồm có những loại nào?
Có rất nhiều loại sinh thiết được sử dụng trong chẩn đoán điều trị bệnh bao gồm:
- Sinh thiết kim: Là phương pháp được sử dụng để lấy mẫu mô từ cơ quan hay khối u dưới da. Bác sĩ sẽ lấy 1 ống kim dài có thể được đâm xuyên qua da vào các cơ quan như thận, gan, tủy xương, tuyến giáp hay vào vị trí khối u bất thường… sau đó lấy ra một mẫu mô. Các bác sĩ sẽ dùng một kim nhỏ để tiêm thuốc mê tại chỗ vào da trước khi sinh thiết kim để giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân.
- Sinh thiết nội soi: Là dùng một ống nội soi dài có gắn đèn để quan sát các phần khác nhau của cơ thể từ đó phát hiện các hiện tượng ra các bất thường trong cơ thể. Sinh thiết nội soi thường được thực hiện trong các thủ thuật nội soi như nội soi dạ dày,…
- Sinh thiết cắt bỏ: Là cắt một phần hoặc toàn bộ khối u để tìm ra tế bào bất thường. Sinh thiết cắt bỏ được thực hiện sau khi gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân và phụ thuộc vào vị trí khối u. Loại sinh thiết này thường thực hiện cho các khối u ở vú.
- Sinh thiết bấm: Thường sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý về da. Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt bấm 1 lỗ nhỏ thông qua các lớp trên cùng của da để lấy 1 mẫu da cần sinh thiết. Để lấy mẫu mà không làm đau người bệnh thì bệnh nhân có thể được tiêm một số thuốc tê tại chỗ hoặc bôi một số kem gây tê trước.
- Sinh thiết trong quá trình phẫu thuật: Là đang trong phẫu thuật, các bác sĩ sẽ lấy ra một mẫu mô nhỏ để kiểm tra trong 1 vài phút, có tác dụng giúp hướng dẫn thực hiện quá trình phẫu thuật hay có hướng điều trị phù hợp.
4. Thực hiện xét nghiệm sinh thiết hết bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: vị trí lấy mẫu, khối u, ca mổ và cách làm thì sẽ có những chi phí khác nhau, trung bình mỗi một mẫu xét nghiệm dao động trong khoảng 150.000 đồng
Có một số trường hợp bệnh nhân chỉ lấy một mẫu để xét nghiệm, tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh nhân cần phải lấy nhiều mẫu hơn. Vì vậy, mỗi bệnh nhân sẽ có mức chi phí xét nghiệm khác nhau. Và thời gian trả kết quả từ 7 đến 10 ngày tuỳ mẫu. Trường hợp cấp bách, kết quả có thể có trong vòng 3 ngày.
5. Xét nghiệm sinh thiết bao lâu thì có kết quả?
Xét nghiệm sinh thiết bao lâu thì có kết quả là câu hỏi chung của rất nhiều bệnh nhân khi phải thực hiện phương pháp này bởi ai cũng lo lắng về căn bệnh của mình và không biết họ sẽ phải chờ đợi bao lâu để lấy được kết quả.
Thông thường, bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm sinh thiết trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. Trong một số trường hợp cần thiết và đặc biệt hơn thì kết quả của bạn sẽ có trong vòng 3 ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp xét nghiệm khác nhau thì thời gian có kết quả cũng sẽ khác nhau.
5.1. Sinh thiết vòm họng
Sinh thiết vòm họng được thực hiện khi người bệnh có những nghi ngờ trong việc chẩn đoán ung thư vòm họng. Các bác sĩ sau đó sẽ tiến hành lấy một phần mô ở khối u để quan sát dưới kính hiển vi. Việc lấy mẫu tế bào sinh thiết vòm họng khá đơn giản nên người bệnh có thể nhận kết quả xét nghiệm sinh thiết trong khoảng thời gian là 2 ngày.
5.2. Sinh thiết dạ dày
Sinh thiết dạ dày được sử dụng để chẩn đoán chính xác về căn bệnh ung thư dạ dày. Các bác sĩ sẽ thực hiện tách mẫu mô niêm mạc dạ dày rồi quan sát dưới kính hiển vi. Trong một số trường hợp có thể sử dụng phương pháp sinh thiết nội soi, tuy nhiên đây chưa đủ căn cứ và cơ sở để đưa ra được kết luận chính xác cho người bệnh. Bệnh nhân có thể nhận kết quả sau khoảng ít nhất 3 ngày sau khi thực hiện lấy mẫu tế bào.
5.3. Sinh thiết hạch
Để lấy mẫu sinh thiết hạch, thông thường bệnh nhân sẽ phải thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này sẽ được thực hiện khi căn bệnh ung thư có những biến chứng nặng ở các giai đoạn muộn. Thực hiện xét nghiệm hạch được đánh giá là mất nhiều thời gian nhất. Và người bệnh phải chờ đợi ít nhất là 4 ngày và lâu hơn nữa có thể là 10 ngày mới nhận được kết quả xét nghiệm từ bác sĩ.
Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết sinh thiết bao lâu thì có kết quả rồi có phải không?
6. Sinh thiết có vai trò gì trong điều trị bệnh ung thư?
Bệnh ung thư thường có thể được phát hiện qua nhiều triệu chứng bên ngoài. Bên cạnh đó bạn có thể chẩn đoán bằng nhiều phương pháp như chụp X quang, nội soi. Tuy nhiên, chỉ có lấy mẫu xét nghiệm sinh thiết là chẩn đoán được chính xác nhất. Và từ đó, bác sĩ mới đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân.
Theo các nghiên cứu sinh thiết còn đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo vaccine chống ung thư. Và liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư chính là giải pháp hiệu quả nhất. Đây được đánh giá là liệu pháp mới tận dụng chính hệ miễn dịch của bệnh nhân để diệt tế bào ung thư. Mẫu sinh thiết mô tế bào ung thư có vai trò vô cùng quan trọng để nuôi cấy tế bào miễn dịch. Các tế bào miễn dịch của bệnh nhân được nuôi cấy sẽ tiếp xúc với tế bào ung thư. Từ đó sẽ hình thành kháng nguyên và sẽ được đưa trở lại cơ thể của bệnh nhân.
Tuy nhiên chỉ điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch sẽ không thể ngăn chặn được ung thư phát triển. Do đó bệnh nhân vẫn cần kết hợp thêm áp dụng các phương pháp khác để điều trị như hóa trị và xạ trị. Từ đó mới tăng được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Vậy là bạn đã biết sinh thiết bao lâu thì có kết quả cũng như vai trò của xét nghiệm sinh thiết trong việc phát hiện và điều trị bệnh ung thư. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của chính bạn và những người thân yêu thông qua việc mạnh dạn khám bệnh thường xuyên, chẩn đoán sinh thiết kịp thời nhé.
VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI