Phụ nữ có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không?

Ung thư cổ tử cung là mối bận tâm của nhiều chị em khi bước sang độ tuổi 30. Đây được coi là căn bệnh dễ mắc phải chỉ sau ung thư vú và có mức độ tử vong cao. Thắc mắc thường xoay quanh những vấn đề như bệnh có nguy hiểm không, có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không hay cần phải chuẩn bị gì khi chích ngừa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.

1. Khái quát về ung thư cổ tử cung

Trước khi giải đáp vấn đề phụ nữ có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem ung thư cổ tử cung là bệnh gì.

Ung thư cổ tử cung là khi các tế bào xấu dần hình thành khối u tại bộ phận tử cung ở phụ nữ, nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị thì khối u sẽ bành trướng khắp khu vực tử cung, âm hộ, âm đạo không thể cứu vãn.

Hình ảnh khối u ung thư cổ tử cung phát triển qua các giai đoạn.
Hình ảnh khối u ung thư cổ tử cung phát triển qua các giai đoạn.

Các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung được phát hiện có đến 90% trường hợp là do virus HPV gây ra. Lý do là vì virus HPV thường lây qua đường tình dục, loại virus này không có triệu chứng hay cảm thấy khó chịu gì nên không dễ bị phát hiện. Có hơn 10 chủng HPV nguy cơ gây ung thư cho người, trong đó chủng 16 và chủng 18 là 2 chủng đặc biệt, chúng là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung.

Hiện nay ung thư cổ tử cung chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên vẫn có những loại vắc xin có tác dụng phòng chống virus HPV, từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Vắc xin phòng chống virus HPV là phương pháp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung 
có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung

2. Phụ nữ có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không

Việc chích ngừa, tiêm phòng ung thư cổ tử cung giúp cơ thể sản sinh ra các tế bào miễn dịch để phòng chống các loại virus HPV nguy hiểm gây bệnh. Vì thế để bảo vệ cho bản thân trước những nguy cơ tiềm ẩn không thể đoán trước, với câu hỏi phụ nữ có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không, chúng tôi cho rằng là nên chích ngừa khi còn ở độ tuổi thích hợp.

Các chuyên gia y tế khuyên phụ nữ có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung

Đối tượng có thể chích ngừa ung thư cổ tử cung

Độ tuổi thích hợp để chích ngừa ung thư cổ tử cung là từ 9 – 26 tuổi, để vắc xin phát huy tác dụng tốt nhất thì bạn nên tiêm khi chưa có quan hệ tình dục, với trường hợp đã quan hệ tình dục bạn vẫn có thể chích phòng nhưng hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy khi đạt độ tuổi thích hợp bạn nên nhanh chóng tiêm phòng để có hiệu quả như mong đợi. 3 mũi tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung sẽ mang lại hiệu quả phòng bệnh lên đến 30 năm.

Nữ giới nên chích ngừa ung thư cổ tử cung vào khoảng 9 - 26 tuổi
có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung

Trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú thì không nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung, bởi vì việc này có thể tác động xấu đến sức khỏe và sinh trưởng của trẻ.

Ngoài ra, người đang bị dị ứng, đang sốt, nhạy cảm với các thành phần có trong vắc xin cũng không nên chích ngừa ung thư cổ tử cung. Bạn cần nhận tư vấn của bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe rồi mới quyết định có phù hợp tiêm vắc xin không. Nếu không sẽ để lại những hậu quả khó lường vì tác dụng phụ có thể xảy đến.

Các tác dụng phụ khi chích ngừa ung thư cổ tử cung

Sau khi chích ngừa, những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải là:

  • Vị trí tiêm sưng đỏ, đau.
  • Nổi mề đay.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ.
  • Rối loạn đường ruột: đau bụng, tiêu chảy.
  • Đau cơ, đau khớp.
  • Buồn nôn liên tục.

Nếu bạn gặp phải một trong các trường hợp trên thì nên hỏi ý kiến bác sĩ và kiểm tra mức độ nặng nhẹ của tác dụng phụ đó đối với cơ thể.

3. Những điều cần lưu ý khi đi chích ngừa ung thư cổ tử cung

Quá trình chích ngừa ung thư cổ tử cung cần nhiều công đoạn, gồm 3 mũi tiêm cho một liệu trình:

  • Mũi tiêm 1: ngày đầu tiên tiêm.
  • Mũi tiêm 2: 2 tháng sau khi tiêm mũi 1.
  • Mũi tiêm 3: 4 tháng sau khi tiêm mũi 2.

Vì thế bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng, chú ý tư vấn và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi bạn tìm đến cơ sở có dịch vụ chích ngừa ung thư cổ tử cung, để kiểm tra bạn có đủ điều kiện tiêm vắc xin không bác sĩ sẽ khám phụ khoa, hỏi tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.

Nếu bạn được khuyên là có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung thì hãy chú ý những điều dưới đây trong quá trình tiêm vắc xin:

  • Đảm bảo tiêm đúng thời gian của liệu trình để đạt hiệu quả chính xác. Trường hợp bạn bị lùi lịch tiêm thì hãy chắc chắn rằng bạn sẽ tiêm đầy đủ 3 mũi trong vòng 3 – 8 tháng. Nếu thời gian tiêm kéo dài quá 3 năm thì vắc xin sẽ không phát huy được hết tác dụng.
  • Với phụ nữ mong muốn mang thai sau khi tiêm vắc xin thì nên mang thai sau 3 tháng kể từ ngày kết thúc liệu trình.
  • Các tác dụng phụ đã được nêu ở mục trên có thể sẽ ảnh hưởng đến bạn. Tuy nhiên nếu triệu chứng nhẹ thì không sao, nếu triệu chứng không thuyên giảm hãy liên lạc ngay với bác sĩ.
  • Trong thời gian thực hiện liệu trình tiêm vắc xin, phụ nữ tốt hơn hết nên hạn chế quan hệ tình dục. Giả sử có quan hệ thì nên sử dụng các biện pháp bảo vệ và tình dục an toàn.
  • Ngoài ra, hãy luyện tập chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học để đảm bảo sức khỏe được tốt nhất.
Sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung phụ nữ vẫn có thể mang thai bình thường
Sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung phụ nữ vẫn có thể mang thai bình thường

4. Với phụ nữ chưa chích ngừa ung thư cổ tử cung thì nguy cơ nhiễm bệnh cao không

Như đã nói ở đầu bài viết, phụ nữ rất dễ mắc ung thư cổ tử cung vì virus HPV thường lây nhiễm nhanh chóng. Trường hợp mắc phải virus chủng 16, 18 và không phát hiện được thì khả năng bạn bị bệnh là chuyện của thời gian mà thôi. Ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ từ 30 – 59 tuổi, đặc biệt là đối với phụ nữ khoảng 48 – 52 tuổi.

Nếu chưa chích ngừa ung thư cổ tử cung và nằm trong độ tuổi dễ mắc bệnh, có thể virus HPV sẽ xâm nhập khi gặp các yếu tố dưới đây:

  • Quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng biện pháp bảo vệ cần thiết).
  • Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng.
  • Tình dục đồng giới.
  • Hệ miễn dịch yếu, tình trạng sức khỏe kém.
  • Bị hoặc tiếp xúc mụn cóc.

Bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về việc tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung, ngoài ra cũng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về câu hỏi phụ nữ có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không. Hi vọng các thông tin này sẽ đem lại kiến thức hữu ích cho bạn.

Thông tin liên hệ