Những xét nghiệm chẩn đoán ung thư bàng quang phổ biến hiện nay
Bàng quang là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống tiết niệu với chức năng dự trữ nước tiểu để đào thải ra ngoài. Khi bàng quang bị ung thư, các tế bào sẽ nhân lên một cách bất thường ở lớp niêm mạc, hình thành nên khối u ác tính. Vậy có những xét nghiệm nào giúp chẩn đoán ung thư bàng quang nào và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Các bạn hãy cùng GenK STF tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Xem thêm:
- Người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- Dấu hiệu ung thư bàng quang giai đoạn đầu
- Ung thư bàng quang nên ăn gì? 6 loại thực phẩm người chăm sóc cần biết
Nội dung bài viết
1. Ung thư bàng quang là gì ?
Ung thư bàng quang là loại ung thư xảy ra ở bàng quang- cơ quan rỗng nằm tại vùng bụng dưới có chức năng chứa nước tiểu do thận thải ra. Phía trong thành bàng quang là lớp niêm mạc được cấu tạo từ các tế bào chuyển tiếp và tế bào vảy. Khoảng hơn 90% ung thư bàng quang xuất phát từ tế bào chuyển tiếp, gọi là ung thư biểu mô chuyển tiếp. Chỉ khoảng 8% ung thư bàng quang là ung thư biểu mô vảy.
2. Nguyên nhân bệnh Ung thư bàng quang
Nguyên nhân ung thư bàng quang đến nay vẫn chưa hoàn toàn rõ rệt, có những trường hợp ung thư bàng quang không tìm ra nguyên nhân. Ung thư bàng quang có liên quan đến hút thuốc lá, phơi nhiễm tia bức xạ, nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc với hóa chất. Bản chất của ung thư bàng quang là các tế bào trong bàng quang bị đột biến. Các tế bào bình thường sẽ phát triển bất thường, không kiểm soát được và tạo thành khối u tại bàng quang.
3. Triệu chứng bệnh Ung thư bàng quang
Triệu chứng ung thư bàng quang thường rất khó nhận biết. Tuy nhiên, có những dấu hiệu có thể giúp bệnh nhân phát hiện ra bệnh sớm để kịp thời đến cơ sở y tế để thăm khám như sau:
- Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn
- Đái máu là dấu hiệu thường gặp nhất.
- Đái máu từng đợt, đái máu đại thể, toàn bãi.
- Đau khi đi tiểu
- Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu: đây là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên, do bàng quang bị kích thích hay bị giảm thể tích.
- Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do u xâm lấn hay do cục máu đông.
4. Những xét nghiệm chẩn đoán ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là một trong những bệnh lý ác tính, có thể xảy ra ở bất kỳ ai mà không có một giới hạn cụ thể nào. Nếu phát hiện và điều trị từ sớm thì khả năng hồi phục sức khỏe là rất lớn. Chính vì thế, các bạn có thể tham khảo một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh dưới đây:
4.1. Xét nghiệm sàng lọc
Đây là một trong những xét nghiệm được thực hiện hàng năm. Các bác sĩ sẽ tiến hành phỏng vấn về tình trạng sức khỏe của người bệnh xem có gì bất thường không, sau đó là khám lâm sàng và chỉ định thêm cận lâm sàng. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường dùng để chẩn đoán ung thư bàng quang như: Nội soi, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tế bào học trong nước tiểu…
4.2. Chẩn đoán ung thư bàng quang bằng xét nghiệm tế bào học
Thông thường, các tế bào ở lớp ngoài cùng sẽ bị bong ra và có mặt ở nước tiểu. Với chỉ định này, các bác sĩ sẽ lấy một mẫu nước tiểu của bệnh nhân, sau đó đem soi dưới kính hiển vi quang học để tìm kiếm tế bào ung thư.
4.3. Xét nghiệm nước tiểu
Các loại xét nghiệm nước tiểu thường được dùng để chẩn đoán ung thư bàng quang như: Kiểm tra sự bất thường của glucose, protein hay có máu trong nước tiểu hay không.
Trường hợp có sự xuất hiện bất thường của các chất kể trên thì bác sĩ sẽ nghi ngờ bệnh lý đường tiết niệu. Sau đó, người bệnh sẽ được thực hiện thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán xác định đó có phải là ung thư bàng quang hay không.
4.4. Chẩn đoán ung thư bàng quang bằng sinh thiết
Sau khi nghi ngờ ung thư bàng quang, bệnh nhân sẽ được chỉ định sinh thiết tại khối bất thường ở bàng quang. Mẫu sinh thiết sẽ được nhuộm tế bào học đặc biệt để kiểm tra xem đó là khối u ác tính hay lành tính để có phác đồ điều trị phù hợp.
4.5. Siêu âm
Trước khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn tiểu để quá trình quan sát bàng quang được dễ dàng hơn. Từ đó, sẽ giúp xác định được khối bất thường tại bàng quang cũng như xem chúng đã di căn đến các cơ quan khác trong ổ bụng hay chưa.
4.6. Nội soi bàng quang
Quá trình nội soi bàng quang sẽ được thực hiện bằng cách đưa một ống nhỏ trên đầu có gắn đèn phát sáng vào bàng quang. Nhờ đó, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bàng quang có tổn thương hay có khối bất thường nào hay không để có hướng can thiệp phù hợp.
4.7. Chụp X-quang
Ung thư bàng quang thường hay di căn đến phổi. Do đó, người bệnh sẽ được chỉ định chụp X-quang ngực thẳng để tìm kiếm sự bất thường ở phổi. Đây cũng là chỉ định giúp thầy thuốc xác định giai đoạn của bệnh.
4.8. Chụp CT Scan để chẩn đoán ung thư bàng quang
CT Scan là kỹ thuật thường được chỉ định cho bệnh nhân ung thư bàng quang để kiểm tra chức năng của thận còn hoạt động tốt hay không. Ngoài ra, chỉ định này cũng được dùng nhiều để xác định khối u đã di căn đến vùng chậu, vùng bụng, phổi, gan…
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thêm kỹ thuật PET/CT để đánh giá khối u đã lan sang hệ bạch huyết và các cơ quan lân cận hay chưa để tiên lượng bệnh.
4.9. Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp MRI để xác định những khối bất thường trong hệ tiết niệu từ bàng quang, niệu quản, thận… Phương pháp này giúp bác sĩ xác định được chính xác vị trí xuất hiện của khối u, kích thước, tính chất của khối u. Từ đó, dễ dàng tiên lượng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.
5. Phòng ngừa bệnh ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai không phân biệt giới tính, tuổi tác. Chính vì thế, chúng ta cần đưa ra biện pháp phòng ngừa từ sớm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình. Cụ thể:
5.1. Cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung tăng cường rau xanh và các loại trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa ung thư bàng quang hiệu quả. Một số loại rau xanh, trái cây có thể sử dụng hàng ngày như bắp cải, súp lơ xanh, các loại hoa quả mọng nước…
Đối với khẩu phần ăn hàng ngày, nên thay đổi thực đơn hàng ngày và bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng. Không nên chỉ tập trung vào một loại dưỡng chất sẽ gây nên tình trạng thừa chất này, thiếu chất khác không tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt, cần hạn chế hấp thu các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ có nhiều chất bảo quản.
5.2. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
Nếu ai đang hút thuốc lá thì nên từ bỏ thói quen này để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình và những người thân trong gia đình. Khói thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây ung thư phổi mà còn là yếu tố nguy cơ hình thành tế bào ác tính ở bàng quang.
5.3. Uống nhiều nước mỗi ngày
Trung bình mỗi ngày chúng ta nên tạo thói quen uống ít nhất 2 lít nước để tăng cường quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, sẽ làm giảm nguy cơ ung thư hệ tiết niệu hiệu quả.
5.4. Thận trọng với hóa chất
Trường hợp phải làm việc với hóa chất thường xuyên thì các bạn cần sử dụng đồ bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, ủng, quần áo bảo hộ… Như vậy, sẽ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh bị nhiễm hóa chất độc hại.
5.5. Khám sức khỏe định kỳ
Các bạn nên tạo cho mình thói quen khám sức khỏe tổng thể định kỳ 6 tháng –12 tháng/ lần. Như vậy, sẽ giúp phát hiện bệnh từ sớm và nâng cao khả năng hồi phục cũng như điều trị.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về các xét nghiệm chẩn đoán ung thư bàng quang cũng như những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn tự bảo vệ mình và nâng cao sức khỏe.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF