Những thông tin cần biết về ung thư biểu mô tế bào gan
Một trong ba căn bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay là ung thư biểu mô tế bào gan. Thống kê cho thấy, bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á và Châu Phi do tỷ lệ mắc viêm gan B và C cao. Chính vì vậy mà việc bổ sung các kiến thức y khoa liên quan sẽ giúp người dân chủ động trong việc phòng tránh bệnh hiệu quả. Bài viết này GENK STF sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thông qua những thông tin cần biết về ung thư biểu mô tế bào gan
Xem thêm:
Nội dung bài viết
1. Đại cương về ung thư biểu mô tế bào gan
Gan là một cơ quan quan trọng có 2 thùy trái và phải, giữ chức năng loại thải các chất độc hại, sản sinh enzyme, dịch mật để tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn đồng thời chuyển hóa các dưỡng chất trong thực phẩm thành những chất cần thiết cho cơ thể.
Ung thư biểu mô tế bào gan hay còn được gọi là HCC – Hepatocellular Carcinoma là một dạng của ung thư gan với sự phát triển một cách bất thường của các tế bào gan. Các tế bào biểu mô này vì một lý do nào đó mà tăng trưởng một cách nhanh chóng và lấn át sang các tế bào khác dẫn đến ảnh hưởng quá trình làm việc của gan. Sau một thời gian, hiện tượng di căn diễn ra khiến cho các tế bào gan ung thư có xu hướng lan rộng, làm suy giảm chức năng của nhiều bộ phần khác trong cơ thể.
2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư biểu mô tế bào gan
Nguyên nhân
Hiện nay, mặc dù y khoa đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên việc xác định rõ nguyên nhân dẫn đến HCC còn khá mơ hồ và chưa có bằng chứng cụ thể nào chứng minh chính xác. Tuy nhiên, một số trường hợp thực tế cho thấy, những người bị nhiễm trùng mạn tính cùng với nhiễm các loại virus viêm gan có nguy cơ cao dẫn đến ung thư tế bào gan.
Những bệnh nhân bị HCC thường phát hiện ra các biến đổi trong cấu trúc ADN của tế bào biểu mô gan. Nhiều người cho rằng, những đột biến gen này xảy ra có thể do quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể dẫn đến sự phát triển một cách vô tổ chức của biểu mô gan và hình thành các khối u ác tính.
Các yếu tố nguy cơ
Mặc dù chưa xác định được chính xác nguyên nhân cụ thể gây nên căn bệnh ung thư biểu mô tế bào gan nhưng các bác sĩ đa đưa ra một số yếu tố có nguy cơ cao khiến cho các khối u hình thành khả năng cao gây ung thư bao gồm:
- Việc nhiễm virus gây bệnh HBV và HCV hay còn gọi là viêm gan B, viêm gan C là yếu tố có nguy cơ khiến các tế bào gan phát triển bất thường.
- Xơ gan là một trong những bệnh lý phổ biến và có khả năng là biến dạng cấu trúc tế bào gan không thể phục hồi, tăng nguy cơ dẫn đến mắc bệnh HCC.
- Những rối loạn của quá trình chuyển hóa đường hay Insulin ở bệnh nhân tiểu đường sẽ có nguy cơ dẫn đến hình thành các khối u ác tính cao hơn người không bị bệnh.
- Gan nhiễm mỡ sẽ khiến gan liên tục làm việc vất vả để xử lý lượng chất béo tồn đọng trong gan, điều này khiến cho các chức năng của gan có thể bị rối loạn hoặc thay đổi cấu trúc gây nên những bất thường ở tế bào biểu mô.
- Aflatoxins là chất độc có trong các loại nấm mốc hoặc một số loại cây như ngô, đậu phộng rất dễ bị nhiễm hoạt chất này. Chất độc này được gan xử lý để đào thải ra khỏi cơ thể tuy nhiên không loại trừ khả năng Aflatoxins làm ảnh hưởng đến tế bào gan.
- Những người bị nghiện rượu sẽ sử dụng một lượng cồn quá mức cho phép mỗi ngày gây ra những tổn thương ở gan và khó có khả năng phục hồi lại bình thường.
- Thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với cơ thể trong đó có ung thư gan.
3. Chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan bằng những phương pháp nào?
Khám lâm sàng
Bất kể là chẩn đoán căn bệnh nào thì trước tiên các bác sĩ cần phải khám lâm sàng các biểu hiện bên ngoài của bệnh nhân, hỏi tiền sử bệnh lý hoặc các dấu hiệu dịch tễ của bệnh nghi ngờ,… Đồng thời kết hợp với các kỹ thuật nghe, gõ, sờ, nén một cách tổng thể để đưa ra những chẩn đoán sơ bộ ban đầu và có định hướng để đưa ra các chỉ định chuyên sâu nhằm đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý của cơ thể.
Với các bệnh nhân có những biểu hiện dưới đây, bác sĩ sẽ nghi ngờ bị bệnh HCC:
- Đau ở vùng bụng bên phải, cơn đau kéo dài đến lưng và bả vai, cảm giác bụng chướng, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng, chán ăn.
- Người bệnh sụt cân nhanh, một số trường hợp giảm cân năng không kiểm soát mà không biết nguyên nhân, cơ thể suy nhược, người thường xuyên mệt mỏi.
- Cảm giác buồn nôn và nôn, vàng da, niêm mạc mắt, nước tiểu màu vàng đậm, phân bạc màu và sốt.
Các phương pháp cận lâm sàng
Các xét nghiệm để đánh giá và chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan được áp dụng hiện nay gồm:
- Xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan là kỹ thuật phổ biến và nhanh nhất để kiểm tra quá trình làm việc của gan.
- Chụp CT hoặc cộng hưởng từ thường được áp dụng để có được hình ảnh chi tiết các bất thường cũng như tổn thương của tế bào gan, có ý nghĩa chẩn đoán cao hơn so với chụp X – quang hay siêu âm.
- Sinh thiết gan được áp dụng trong trường hợp các phương pháp chẩn đoán nói trên không đủ khả năng đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý. Tế bào biểu mô gan sẽ được cắt một mẫu nhỏ để tiến hành làm xét nghiệm.
4. Các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
Việc điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không phải giống nhau ở mọi bệnh nhân. Bác sĩ sẽ dựa vào vị trí, kích thước và tình hình hoạt động cụ thể của gan tại thời điểm đó để đưa ra liệu trình phù hợp. Trong đó, chủ yếu là các phương pháp sau:
4.1. Kỹ thuật cắt bỏ tần số vô tuyến hoặc nhiệt động
Đây là phương pháp sử dụng nhiệt để tiêu diệt tế bào ác tính. Có thể là nhiệt cực lạnh hoặc nhiệt cực cao.
Nếu là nhiệt cực lạnh, bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò bằng kim loại mỏng đóng băng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Còn nếu là nhiệt cực cao thì bác sĩ sẽ dùng dòng điện sóng cao tần nhằm ức chế khối u.
Thường thì những người có sức khỏe kém hoặc không thể thực hiện được phẫu thuật thì sẽ được tiến hành sau khi bệnh nhân được gây mê.
4.2. Phẫu thuật để điều trị ung thư
Phẫu thuật có thể là cắt bỏ hoặc ghép gan là được lựa chọn nhiều hơn cả. Cụ thể như sau:
Phẫu thuật cắt bỏ
Phẫu thuật là phương pháp thường dùng để cắt bỏ khối u ác tính và một số mô cơ quan lân cận. Đối với những người có thể trạng khỏe mạnh, chức năng gan vẫn hoạt động bình thường sẽ được thực hiện phẫu thuật cắt bỏ.
Phẫu thuật ghép gan
Ghép gan là thay thế bằng một lá gan hoàn toàn khỏe mạnh sau khi đã cắt bỏ hết gan có tế bào ác tính. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người bệnh cần có người cho gan và các tế bào ung thư vẫn còn khu trú trong gan mà chưa di căn hay xâm lấn đến các cơ quan khác.
Quá trình thực hiện phẫu thuật ghép gan để điều trị ung thư biểu mô tế bào gan khá phức tạp bởi đây là cơ quan nội tạng lớn. Không những vậy, người cho gan và người ghép gan phải cùng thuộc nhóm máu.
Sau khi tiến hành ghép xong, người bệnh sẽ được theo dõi tích cực trong vòng 3 tuần đầu. Cùng với đó là sử dụng các loại thuốc chống thải ghép, chống viêm, kháng sinh liều cao để mang lại hiệu quả như mong muốn.
Nếu cơ thể đáp ứng được với gan người cho thì người bệnh có thể phục hồi và hoạt động như bình thường sau 6 tháng – 1 năm.
4.3. Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng liệu pháp miễn dịch
Đối với những trường hợp có ung thư gan tiến triển thì có thể điều trị bằng cách thực hiện liệu pháp miễn dịch. Theo đó, người bệnh sẽ được uống loại thuốc tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, tác dụng phụ của phương pháp này gây nên một số tác dụng phụ như: Phản ứng tự miễn, sốt phát ban, mệt mỏi,…
4.4. Điều trị ung thư bằng tiêm ethanol qua da
Tiêm ethanol qua da là việc dùng một chiếc kim nhỏ vô khuẩn có ethanol tiêm trực tiếp vào vị trí khối u thông qua hình ảnh siêu âm. Tuy nhiên, để giảm đau đớn, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ.
4.5. Xạ trị trong điều trị ung thư
Những người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật thì có thể lựa chọn phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng xạ trị. Người bệnh sẽ được bác sĩ sử dụng nhiều chùm tia X có năng lượng cao hay còn gọi là SBRT (Xạ trị định vị thân) để chiếu vào một điểm trên cơ thể.
Phương pháp xạ trị gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như mệt mỏi, buồn nôn và nôn sau khi thực hiện.
4.6. Hóa trị điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
Hóa trị trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan là việc sử dụng các loại thuốc đặc biệt để tiêm trực tiếp vào gan nhằm tạo ra nút động mạch. Cách làm này sẽ giúp cho các chất dinh dưỡng không đến được tế bào ung thư nhằm làm bỏ đói chúng. Trong khi các tế bào khác của gan không bị nút động mạch chi phối vẫn có thể hoạt động bình thường.
Phương pháp này có thể gây nên một số tác dụng phụ cho người bệnh như chán ăn, ớn lạnh, nôn hoặc buồn nôn. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này hoàn toàn có thể biến mất chỉ sau một thời gian ngắn kết thúc hóa trị.
4.7. Điều trị đích bằng thuốc
Đây là phương pháp thường dùng cho những người có ung thư gan tiến triển. Các loại thuốc sử dụng sẽ tấn công vào các điểm cụ thể có sự xuất hiện của tế bào ác tính để ngăn chặn, kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt chúng.
Một số tác dụng phụ của điều trị đích bằng thuốc có thể gặp phải như: Viêm dạ dày hoặc ruột, tiêu chảy, chảy máu, mệt mỏi, phát ban…
Với các phương pháp điều trị kể trên, có thể có trường hợp sẽ khôi phục và khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh hay tái phát nên cần phải kiểm soát tốt. Do đó, người bệnh cần có lối sống khoa học, tránh những loại thực phẩm gây hại cho gan. Đồng thời, lên chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý để nâng cao sức đề kháng và chống chọi lại bệnh tật.
Ung thư biểu mô tế bào gan là căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải không thể phòng tránh được. Bất kể là phụ nữ hay nam giới thì bia, rượu, thuốc lá đều là những chất không có lợi cho cơ thể và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, chính vì vậy hãy tránh xa chúng để bảo vệ lá gan của bạn. Đặc biệt, bất cứ ai cũng phải thận trọng với các loại hóa chất độc hại, một chút sai sót nào cũng có thể làm hại đến cơ thể. Duy trì những thói quen tốt, kiên trì luyện tập thể dục và tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng nhiều cách khác nhau sẽ là hàng rào chắn bảo vệ cơ thể trước các yếu tố gây bệnh.
Bên cạnh đó thì tiêm phòng virus gây viêm gan B và thực hiện các biện pháp phòng chống viêm gan HCV (chưa có vắc xin phòng virus viêm gan siêu vi C) để hạn chế tối đa nguy cơ ung thư gan.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị
Trên đây là bài viết về những thông tin cần biết về ung thư biểu mô tế bào gan. Hy vọng bài viết đã giúp bạn cũng như người thân có thêm nhiều kiến thức về ung thư biểu mô tế bào gan.
VTV2 – HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 1: GIA ĐÌNH BÉ GIA HUY VÀ CUỘC CHIẾN VỚI CĂN BỆNH UNG THƯ MÁU
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị