Những thông tin cần biết về phương pháp điều trị i-ốt phóng xạ
Điều trị i-ốt phóng xạ đang là phương pháp được ứng dụng vào điều trị ung thư tuyến giáp nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Vậy phương pháp này hiện nay như thế nào? Được ứng dụng ra sao? Các bạn hãy cùng khám phá qua nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. I-ốt phóng xạ là gì?
Thông thường, i-ốt là một trong những dưỡng chất cần thiết của cơ thể và được bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Tuyến giáp là cơ quan trong cơ thể cần sử dụng i-ốt mỗi ngày để tạo ra hormone, có vai trò đến khả năng tăng trưởng, phát triển thể chất của cơ thể.
I-ốt phóng xạ hiện đang là phương pháp hiện đại và khoa học được sử dụng để điều trị một số bệnh ung thư và một số căn bệnh khác. Tuy nhiên, phổ biến nhất là điều trị ung thư tuyến giáp.
I-ốt phóng xạ điều trị ung thư tuyến giáp được thiết lập thành 2 dạng. Bao gồm:
-
I-123 được sử dụng để điều trị bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp và đảm bảo vô hại với tế bào tuyến giáp.
-
I-131 được sử dụng điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Phóng xạ I-ốt này sẽ tiêu diệt cả tế bào ung thư và phá hủy cả những tế bào tuyến giáp bên cạnh.
Cả 2 loại bức xạ i-ốt này đều có thể phát hiện bên ngoài bệnh nhân. Từ đó, dễ dàng chụp được hình ảnh kích thước và vị trí của mô tuyến giáp. Đồng thời, thu nhận được thông tin chức năng tuyến giáp.
Điều trị i-ốt phóng xạ được đánh giá là khá phù hợp với những người bị dị ứng với chất tương phản tia X hoặc dị ứng hải sản. Hơn nữa, phương pháp này cũng khá an toàn nên ngày càng được ứng dụng phổ biến.
2. Hoạt động của i-ốt phóng xạ như thế nào?
I-ốt phóng xạ có thể được sử dụng ở dạng viên nang lỏng và khi đưa vào cơ thể, tuyến giáp sẽ hấp thụ tất cả. Lúc này, bác sĩ sẽ phát hiện xem có khối u ở tuyến giáp không, vị trí khối u ở đâu.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp, bác sĩ cũng có thể cho người bệnh một liều i-ốt phóng xạ cực nhỏ ở dạng thuốc hay tiêm. Sau vài giờ đưa i-ốt phóng xạ vào cơ thể, bác sĩ sẽ dùng máy quét đặc biệt để xác định những nơi phóng xạ đã đi qua. Kết quả nghi ngờ ung thư nếu như những bộ phận của tuyến giáp thấy ít phóng xạ hơn người bình thường. Để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ phải làm thêm một số xét nghiệm khác để có được chẩn đoán chính xác.
Phương pháp i-ốt phóng xạ là một giải pháp khá hay và hữu ích vì còn giúp bác sĩ xác định xem khối u đã lan sang những vị trí khác ngoài tuyến giáp chưa.
3. Những điều cần chuẩn bị trước khi điều trị i-ốt phóng xạ
Điều trị i-ốt phóng xạ muốn đạt hiệu quả cao cần phải đảm bảo những tiêu chí nhất định. Cụ thể như sau:
3.1. Đảm bảo hormone kích thích tuyến giáp cao
Muốn điều trị i-ốt phóng xạ cho kết quả tốt thì trong máu phải có lượng hormone kích thích tuyến giáp cao (TSH hoặc thyrotropin). Chỉ số hormone này cao sẽ làm gia tăng khả năng hấp thụ i-ốt phóng xạ của tế bào ung thư và mô tuyến giáp.
Trường hợp tuyến giáp bị cắt bỏ thì cũng cần phải làm tăng lượng hormone này. Theo đó, bác sĩ sẽ cân nhắc để sử dụng một số biện pháp nhất định, có thể kể đến như:
Cách 1: Ngừng sử dụng thuốc nội tiết tố tuyến giáp trong vài tuần
Với cách này, hormone tuyến giáp sẽ không được sản sinh đầy đủ, dẫn đến suy giáp. Từ đó, tạo điều kiện để lượng hormone TSH do tuyến yên sản xuất ra ngày càng nhiều.
Việc dừng hormone tuyến giáp trong vài tuần chỉ là tạm thời. Thế nhưng, tình trạng suy giáp cũng gây ảnh hưởng đến người bệnh. Các triệu chứng thường gặp lúc này là trầm cảm, mệt mỏi, táo bón, tăng cân, đau cơ, khả năng tập trung suy giảm.
Cách 2: Tiêm thyrotropin (thyrogen)
Với cách này, hormone tuyến giáp sẽ được giữ lại không cần thiết trong một thời gian dài. Bác sĩ sẽ tiêm trước khi điều trị i-ốt phóng xạ 2 ngày liên tiếp. Đến ngày thứ 3 sẽ tiến hành điều trị bằng phóng xạ i-ốt.
3.2. Chú ý đến chế độ ăn uống
Trước khi điều trị 1 – 2 tuần, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên hạn chế sử dụng i-ốt. Vì thế, bạn nên tránh và hạn chế các thực phẩm sau:
-
Hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa. Phô mai và bơ cũng nên hạn chế.
-
Trứng gà và các chế phẩm từ trứng cũng nên hạn chế sử dụng cũng như các món ăn, thực phẩm có trứng cũng cần hạn chế.
-
Cần tránh các thực phẩm là hải sản, cá, rong biển, tảo bẹ, rau bina, bông cải xanh, bánh ngọt, thức ăn nhanh.
4. Ưu, nhược điểm khi điều trị i-ốt phóng xạ
Điều trị i-ốt phóng xạ cho bệnh ung thư tuyến giáp cũng như bất cứ phương pháp nào đều có những ưu và nhược điểm nhất định.
4.1. Ưu điểm
I-ốt phóng xạ không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư ở trong tuyến giáp mà còn có thể thực hiện khi các tế bào ung thư đã tấn công sang các bộ phận khác.
I-ốt dùng trong phóng xạ ở dạng lỏng. Nhờ đó, khi thực hiện điều trị, các tế bào tuyến giáp sẽ hấp thụ tất cả nên không gây ảnh hưởng đến những cơ quan khác của cơ thể.
4.2. Nhược điểm
-
Để việc đào thải bức xạ ra ngoài cơ thể sau khi người bệnh nhận một liều i-ốt phóng xạ sẽ cần thời gian dài. Do đó, người bệnh sẽ được giữ lại ở bệnh viện và cách ly vài ngày để đảm bảo an toàn cho người khác.
-
Người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ khi điều trị i-ốt phóng xạ như đau dạ dày, khô miệng, đau cổ, thay đổi vị giác, buồn nôn và ói mửa…
-
Bức xạ cũng có thể sẽ khiến số lượng tinh trùng ở nam giới bị suy giảm, ảnh hưởng. Thậm chí gây vô sinh nhưng rất hiếm gặp.
-
Đối với nữ giới thì bức xạ cũng gây ảnh hưởng đến buồng trứng, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng 1 năm điều trị.
Điều trị i-ốt phóng xạ là phương pháp áp dụng cho điều trị ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này cho một số bệnh ung thư như ung thư ung thư tử cung, cổ tử cung và ung thư mắt. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn cơ sở, bệnh viện uy tín và chuyên nghiệp để thực hiện i-ốt phóng xạ cho việc trị bệnh được hiệu quả, an toàn.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị