Những nguyên nhân gây bệnh ung thư

Bệnh ung thư đang gia tăng trên toàn cầu. Ung thư không chỉ khiến người bệnh đau đớn, suy kiệt về thể chất và còn hao tổn về kinh tế. Vậy những nguyên nhân nào gây bệnh ung thư? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Những nguyên nhân bên trong gây bệnh ung thư

1.1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư do yếu tố di truyền

Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học phân tử, ta nhận biết được mối liên hệ chặt chẽ giữa các biến đổi di truyền và sự xuất hiện một số bệnh ung thư.

Có 2 loại ung thư mang tính di truyền rõ rệt: đó là ung thư liên bào võng mạc mắt và ung thư tuyến giáp thể lõi (loại ung thư tuyến giáp có tiết ra thyrocalcitonin).

Một số bệnh nhân tiền ung thư có liên quan đến di truyền, ở bệnh đa polyp đại trực tràng, tỷ lệ ung thư hóa cao và xảy ra rất sớm từ 20-40 tuổi.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư do yếu tố nội tiết

Có sự liên quan khá đặc hiệu của một số ung thư đối với các rối loạn hoặc tình trạng nội tiết đặc biệt của cơ thể nhưng cho đến nay chưa có bằng chứng khẳng định rối loạn nội tiết tố gây ra ung thu, có thể đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư của các tuyến nội tiết các cơ quan tuyến dịch như vú, nội mạc tử cung, tiền liệt tuyến.

2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư do các yếu tố bên ngoài

Nhóm các nguyên nhân này chính là các tác nhân ở trong tự nhiên và môi trường sống của con người, tác động từ ngoài vào làm biến đổi tổ chức của cơ thể và sinh ung thư. Chúng bao gồm các tác nhân vật lý, sinh học, hóa học.

2.1. Tác nhân vật lý

Chủ yếu là bức xạ ion hóa và bức xạ cực tím.

– Bức xạ ion hóa

Bức xạ ion hóa chính là nguồn tia phóng xạ phát ra từ các chất phóng xạ tự nhiên hoặc từ nguồn xạ nhân tạo được dùng trong khoa học và y học có khả năng ion hóa vật chất dấn đến nhiều cơ quan xuất hiện ung thư sau khi bị chiếu xạ. Những nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư tuyến giáp, ung thư bạch cầu và ung thư phổi.

– Bức xạ cực tím

Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời, tia cực tím càng mạnh khi càng gần xích đạo. Ung thư ở da xuất hiện chủ yếu do tác nhân này. Những người làm việc ngoài trời như nông dân và thợ xây dựng, làm đường xá… có tỷ lệ tế bào vảy ở vùng da hở (đầu, cổ, gáy) và ung thư tế bào đáy cao hơn người làm việc trong nhà. Tỷ lệ mắc ung thư hắc tố ở người da màu ít hơn người da trắng vùng nhiệt đới.

2.2. Tác nhân hóa học

– Thuốc lá:

Thuốc lá gây ra khoảng 30% trong số các bệnh ung thư
Thuốc lá gây ra khoảng 30% trong số các bệnh ung thư

Thuốc lá gây ra khoảng 30% trong số các trường hợp ung thư chủ yếu là ung thư phế quản và một số ung thư vùng mũi họng, ung thư tụy, ung thư đường tiết niệu. Ngoài chất Nicotine có tác động mạnh đến hệ tim mạch và thần kinh, chất Hydrocacbon thơm chứa nhiều trong khói thuốc lá. Trong đó phải kể đến chất 3-4 Benzopyrene là chất gây ung thư trên thực nghiệm. Qua thống kê cho thấy, người nghiện hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phế quản gấp 10 lần người không hút. Nếu nghiện nặng với liều hút trên 20 điếu 1 ngày có từ 15 đến 20 lần nguy cơ cao hơn người không hút. Hút thuốc ở tuổi càng trẻ càng nguy cơ cao. Hút thuốc lá nâu có nguy cơ cao hơn thuốc lá vàng. Ở Việt Nam, ăn trầu thuốc, hút thuốc lào,  cũng có nguy cơ cao, kể cả ung thư khoang miệng.

– Chế độ ăn uống và ô nhiễm thực phẩm:

Bản thân thực phẩm không gây ung thư nhưng điều quan trọng là các chất bảo quản thực phẩm, các chất trung gian chuyển hóa thực phẩm và chất sinh ra từ nấm mốc ngũ cốc ước tính loại nguyên nhân này gây ra khoảng trên 30% số trường hợp ung thư.

Thịt cá hun khói và ướp muối, các loại mắm và dưa khú có rất nhiều muối nitrat và nitrit, mà 2 muối này và Nitrosamin làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày.

Gạo, lạc là 2 loại thực phẩm dễ bị mốc. Nấm mốc Aspergillus flavus thường có mặt ở gạo và lạc và tiết ra một số chất độc gọi là Aflatoxin, chất này gây ung thư gan nguyên phát.

Bản thân rượu không sinh ung thư nhưng rượu mạnh gây bỏng mãn tính niêm mạc hạ họng và thực quản

Về chất lượng bữa ăn, với chế độ giàu chất béo động vật làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư đại trực tràng, trái lại chế độ ăn có nhiều rau xanh, quả chín và nhiều sợi thực vật (ở vỏ lụa của hạt gạo) cho thấy làm giảm tỷ lệ ung thư đại trực tràng, làm tăng nhu động ruột, sớm thải sắc tố mật và muối mật.

– Ung thư do môi trường làm việc :

Khi làm việc trong môi trường nghề nghiệp con người tiếp xúc với cả bức xạ ion hóa và virut, những tác nhân sinh ung thư quan trọng nhất trong nghề nghiệp chính là các hóa chất. Nhóm nguyên nhân này gây ra khoảng từ 2 đến 8% số ung thư tùy theo mỗi khu vực. Ngày nay, công nghiệp hóa phát triển mạnh, ung thư nghề nghiệp không chỉ dừng chân tại các nước đã phát triển, nó lan sang cả các nước đang phát triển… Các ung thư do nghề nghiệp thường xảy ra ở các cơ quan hô hấp, ngoài ra phải kể đến ung thư ở cơ quan có nhiệm vụ bài tiết các chất chuyển hóa còn hoạt tính như ở đường tiết niệu.

2.3. Các tác nhân sinh học

Nhóm tác nhân này chủ yếu là virus và một vấn đề nhỏ khi đề cập đến ký sinh trùng và vi khuẩn.

Vi trùng sinh ung thư: Có 3 loại virus bị tố cáo nhiều nhất:

– Virus Epstein – Barr

Loại virus này đầu tiên thấy có mặt ở bệnh ung thư hàm dưới của trẻ em vùng Uganda: Ở nhiều bệnh nhân, ung thư vòm còn thấy kháng thể chống lại kháng nguyên của virus Epstein – Barr. Tuy nhiên, người ta chưa khẳng định vai trò gây bệnh ung thư vòm mũi họng trực tiếp của virus Epstein – Barr. Tỷ lệ nhiễm loại virus này tương đối cao nhưng số trường hợp ung thư vòm không phải nhiều.

– Virus viêm gan B gây ung thư gan nguyên phát

Virus này khi xâm nhập cơ thể gây viêm gan cấp. Tiếp theo là một thời kỳ dài viêm gan mạn tiến triển không có triệu chứng, dẫn đến hai biến chứng quan trọng đó là xơ gan toàn bộ và ung thư tế bào gan nếu kéo dài tổn thương này.

Virus viêm gan B gây nên bệnh ung thư gan
Virus viêm gan B gây nên bệnh ung thư gan

– Virus u nhú thường truyền qua đường sinh dục. Virus này có nguy cơ gây nên các ung thư vùng âm đạo, âm hộ và cổ tử cung.

– Ký sinh trùng và vi trùng có liên quan đến ung thư

Sán Schistosoma là một loại ký sinh trùng được coi là nguyên nhân ung thư. Loại sán này thường có mặt với ung thư bàng quang và một số ít ung thư niệu quản. Cơ chế sinh ung thư của loại sán này chưa được giải thích rõ. Loại vi khuẩn đang được đề cập đến vai trò gây viêm dạ dày mãn và ung thư dạ dày là vi khuẩn Helicobacter Pylori.

Thông tin liên hệ