Nguyên nhân gây mệt mỏi ở người bệnh ung thư

Mệt mỏi là tình trạng phổ biến ở người bệnh ung thư. Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư cảm thấy mệt mỏi bao gồm sự ảnh hưởng của bệnh và cả việc điều trị. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây mệt mỏi ở người bệnh ung thư qua bài viết dưới đây của GENK STF bạn nhé.

Xem thêm:

1. Những ai dễ bị tình trạng mệt mỏi?

Chúng ta chưa hoàn toàn hiểu hết tất cả những nguyên nhân gây nên sự mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư, nhưng đã biết một số lý do đưa đến tình trạng này. Sự mệt mỏi thường cao hơn với những bệnh nhân sau:

  • Đang điều trị kết hợp nhiều liệu pháp.
  • Ở giai đoạn ung thư tiến triển.
  • Người cao tuổi.
  • Về nhà hậu phẫu thuật

Khi bạn thuộc một trong nhóm đối tượng trên thì bạn dễ bị rơi vào trạng thái mệt mỏi hơn các trường hợp khác. Hãy báo cho bác sĩ điều trị biết tình trạng của bạn để họ có thể can thiệp và hỗ trợ bạn.

2. Nguyên nhân gây mệt mỏi ở người bệnh ung thư

2.1. Bản thân ung thư

Mệt mỏi là những triệu chứng phổ biến ở người bệnh ung thư
Mệt mỏi là những triệu chứng phổ biến ở người bệnh ung thư

Cảm giác mệt có thể là một trong những triệu chứng đầu tiên của ung thư. Cũng có thể do có tế bào ung thư trong tuỷ xương khiến quá trình sinh các tế bào máu như hồng cầu bị chậm lại, dẫn đến thiếu máu.

Một số ung thư ảnh hưởng đến lượng hormon trong cơ thể cũng có thể gây mệt mỏi.

Bệnh nhân ở giai đoạn ung thư tiến triển dường như dễ bị mệt hơn những bệnh nhân giai đoạn đầu, có thể do số lượng tế bào ung thư trong cơ thể tăng lên.

Khối u cũng tiết ra một số cytokine như yếu tố hoại tử khối u (tumour necrosis factor) gây mệt mỏi. Một vài loại ung thư cũng tạo ra các chất độc ngăn chặn các tế bào tạo chất hóa học trong cơ thể, chẳng hạn như kali và canxi – đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các cơ và tim của bạn. Giảm các chất này có thể khiến bạn thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi.

Ung thư phổi thường gây khó thở và khiến bạn mệt mỏi. Ngoài ra nếu bụng (cổ trướng) có dịch lỏng, bạn cũng có thể bị mệt.

2.2. Những vấn đề sức khỏe khác

Những vấn đề sức khỏe khác có thể khiến bạn cảm thấy mệt:

  • Tim mạch
  • Tiểu đường
  • Thừa cân
  • Bệnh phổi
  • Trầm cảm

Bệnh ung thư và việc điều trị có thể khiến tình trạng mệt mỏi trở nên nặng hơn. Một vài bệnh nhân trở nên trầm cảm sau chẩn đoán ung thư.

Trầm cảm là một bệnh lý và như những bệnh khác, nó cần điều trị. Bệnh nhân trầm cảm thường cảm thấy không có chút năng lượng nào. Họ phải cố gắng lê mình ra khỏi giường mỗi sáng. Mặc dù luôn cảm thấy mệt do trầm cảm nhưng những bệnh nhân này thường thức dậy sớm và không thể tiếp tục giấc ngủ.

Hãy báo cho bác sĩ điều trị hoặc điều dưỡng, nếu bạn nghĩ mình có khả năng bị trầm cảm. Các khóa học chống trầm cảm ngắn hạn cũng hữu hiệu trong việc giúp bạn tăng khả năng đối phó với trầm cảm.

2.3. Tác dụng phụ của điều trị

Mệt mỏi là một tác dụng phụ thường gặp trong điều trị ung thư. Dù có thể bạn không thể ngưng điều trị nhưng biết rằng đó là nguyên nhân của sự mệt mỏi sẽ giúp bạn ứng phó tốt hơn. Tác dụng phụ của những phương pháp điều trị ung thư có thể khiến sự mệt mỏi trở nên nặng hơn. Buồn nôn, khó ngủ hay suy nhược có thể khiến bạn cảm mất năng lượng.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị là một trong những nguyên nhân gây mệt mỏi
Tác dụng phụ của thuốc điều trị là một trong những nguyên nhân gây mệt mỏi

Những loại điều trị sau có thể gây mệt mỏi:

Phẫu thuật

Bạn có thể cảm thấy mệt sau phẫu thuật. Tình trạng này kéo dài suốt vài tuần hoặc vài tháng sau phẫu thuật. Cơ thể sau phẫu thuật sẽ bị tổn thương một chút và cần thời gian để phục hồi. Cảm giác lo âu trước phẫu thuật, hay phải buông bỏ có thể khiến bạn rất mệt mỏi. Khá giống với việc bạn phải chuẩn bị cho một sự kiện trọng đại của đời mình và sau đó bạn bị vắt kiệt sức. Cảm giác đau, thuốc gây mê và các loại thuốc khác cũng có thể khiến bạn kiệt sức.

Xạ trị

Hầu hết những bệnh nhân xạ trị cảm thấy mệt mỏi khi họ trải qua quá trình điều trị. Nguyên nhân đến từ việc lui tới bệnh viện để điều trị hay những bức xạ là nguyên nhân trực tiếp. Bạn có thể thấy mệt mỏi trong vài tuần và đối với một vài người, tình trạng này có thể kéo dài suốt vài tháng sau khi kết thúc điều trị

Hóa trị

Gần như tất cả những bệnh nhân hóa trị đều bị mệt mỏi. Do lượng bạch cầu và hồng cầu trong máu giảm, bạn thường cảm thấy mệt trong giai đoạn này. Ngay sau đó bạn sẽ sớm lấy lại được năng lượng và thấy khỏe hơn. Tuy nhiên đôi khi đó là lúc bạn phải tiến hành đợt điều trị tiếp theo và sẽ lại đối mặt với sự mệt mỏi. Biết rằng triệu chứng mệt mỏi sẽ trở lại nhiều lần nên bạn có thể cảm thấy lo âu và chán chường.

Liệu pháp sinh học

Thuốc điều trị trong liệu pháp sinh học có thể ảnh hưởng cách sản xuất những chất hóa học mà cơ thể cần có để hoạt động bình thường, do đó có thể gây mệt mỏi.

Liệu pháp hormon

Nhiều liệu pháp hormon có thể gây sự mất cân bằng về tốc độ chuyển hóa các chất trong cơ thể. Thay đổi trao đổi chất trong cơ thể có thể khiến bạn gặp phải một vài tác dụng phụ, bao gồm sự mệt mỏi.

Những loại thuốc ức chế hormon được dùng trong điều trị một vài loại ung thư như ung thư vú hay ung thư tuyến tiền liệt, có thể gây ra tác dụng phụ là mệt mỏi, tương tự sự mệt mỏi mà phụ nữ trải qua trong thời kỳ mãn kinh. Hormon tuyến giáp được dùng để bổ sung sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có thể gây mất sức hay khó ngủ, đôi khi là mệt mỏi.

2.4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể khiến cho bạn buồn ngủ hoặc mệt mỏi như:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc cảm
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc trị ho
  • Thuốc ngủ
  • Thuốc chống viêm

Nếu bạn đang kết hợp dùng nhiều loại thuốc với nhau dẫn đến tình trạng cơ thể bạn cảm thấy uể oải hơn. Hãy hỏi rõ bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng một số thuốc khiến bạn mệt mỏi không cần thiết. Tuy nhiên, đừng ngừng dùng thuốc cho đến khi bạn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc điều dưỡng.

2.5. Thiếu máu

Ung thư và liệu pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến tủy xương nơi tạo ra các tế bào máu như hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy khắp cơ thể.

Khi số lượng hồng cầu so với bình thường giảm xuống, đó là triệu chứng thiếu máu. Nếu có quá ít tế bào hồng cầu sẽ dẫn đến lượng oxy bị thiếu hụt. Và bạn có thể gặp các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Chóng mặt
  • Chán ăn
  • Mất tập trung
  • Tăng nhịp tim nhanh
  • Đau ngực
  • Trầm cảm

Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp có các triệu chứng trên. Xét nghiệm máu có thể xác định lượng hồng cầu và chẩn đoán thiếu máu. Bạn cần điều trị nếu bị thiếu máu.

2.6. Ảnh hưởng đến ăn uống

Một số phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn. Việc điều trị có thể khiến bạn buồn nôn và không muốn ăn nhiều. Bạn sẽ bắt đầu thấy mệt và mất sức khi bạn nạp ít calo hơn nhu cầu của cơ thể. Đây là một tình trạng phổ biến ở người bệnh ung thư.

Ung thư có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn. Đôi khi nó ngăn cản cơ thể tiêu hóa thức ăn để tạo ra năng lượng hoặc có thể làm bạn tăng cân. Mặc dù ăn uống bình thường nhưng bạn vẫn có thể bị giảm cân bất thường dẫn đến tình trạng gọi là suy nhược cơ thể, thường gặp ở bệnh nhân ung thư giai đoạn trễ.

Bởi vì hội chứng suy nhược cơ thể sẽ gây teo cơ nên bạn có thể sụt cân bất thường và không thể vận động nhiều, thậm chí đi dạo cũng có thể làm bạn mệt.

2.7. Cơn đau

Ung thư đôi khi có thể gây đau. Những cơn đau khiến cơ thể bạn rất mệt mỏi. Vì vậy, kiểm soát cơn đau có thể giúp giảm mệt mỏi.

Những cơn đau khiến người bệnh mệt mỏi
Những cơn đau khiến người bệnh mệt mỏi

2.8. Diễn biến tâm lý của người bệnh ung thư

Bạn sẽ khó chấp nhận sự thật khi chẩn đoán mình bị ung thư. Và bạn phải trải qua vô vàn cung bậc cảm xúc trước, trong và sau điều trị là điều bình thường.

Bạn sẽ lo âu rất nhiều điều sau đây:

  • Điều trị có diễn ra hiệu quả không?
  • Có thể vượt qua các triệu chứng do tác dụng phụ gây ra không?
  • Gia đình và bạn bè sẽ đối mặt ra sao?
  • Có nhận được sự hỗ trợ không?
  • Có thể tiếp tục làm việc không?
  • Khi thực hiện điều trị sẽ đến bệnh viện bằng cách nào?
  • Thực hiện điều trị có gây đau đớn không?
  • Nếu bị rụng tóc phải làm sao?

Những mối lo âu này có thể khiến bạn thấy lo lắng hoặc suy sụp tinh thần. Với bệnh nhân ung thư thì cảm xúc tiêu cực như lo lắng và trầm cảm luôn luôn song hành. Bạn nên tìm hiểu thông tin về những cách giảm lo âu, bởi vì đó là những thông tin hữu ích.

2.9. Một số nguyên nhân khác gây ra mệt mỏi

Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng mệt mỏi ở người bệnh ung thư:

  • Ngủ không ngon hoặc ngủ quá nhiều trong ngày.
  • Điều trị sẽ làm cho bạn thấy uể oải và khó đối phó hơn, nhất là bệnh nhân lớn tuổi. Từ đó làm giảm khả năng tập trung nên mọi việc trở nên khó hơn khiến bạn càng thấy mệt hơn.
  • Thậm chí đi lại bệnh viện cũng làm bạn mất năng lượng.
  • Trong thời gian nằm viện, nhiều người đến thăm hỏi cũng làm bạn thấy mệt mỏi.

Hãy nhờ điều dưỡng nhắn hộ người thăm bệnh chỉ ở lại phòng bệnh một khoảng thời gian ngắn. Bạn cần nhiều không gian để dưỡng bệnh vì vậy gia đình và bạn bè sẽ hiểu điều này nên đừng quá lo lắng.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7