Điều cha mẹ nên biết: “Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh là do đâu?”
Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh là một vấn đề không còn xa lạ với các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Mặc dù vậy, rất nhiều người vẫn còn băn khoăn về những nguyên nhân gây ra cũng như làm sao để xử lý đúng cách. Trong bài viết này, GenK STF sẽ đưa ra lời giải đáp đầy đủ về chủ đề lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
- Lưỡi trắng có mùi hôi: Đi tìm nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh
- Viêm loét lưỡi kéo dài: Nguyên nhân, cách điều trị
Nội dung bài viết
1. Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh là do đâu?
1.1. Do tưa lưỡi
Tưa lưỡi hay còn được gọi khác là nấm miệng với tác nhân gây bệnh chủ yếu là do bị nhiễm nấm Candida Albicans.
Khi bị nấm lưỡi, sẽ bắt đầu từ những chấm trắng nhỏ ở trên lưỡi, sau đó nhanh chóng phát triển và lan rộng tạo thành những mảng trắng. Các mảng trắng này bám chặt ở niêm mạc lưỡi và vòm họng gây ra cho trẻ cảm giác sưng đỏ, khó chịu, thậm chí chảy máu khi cố bóc.
Lý do khiến cho tình trạng tưa lưỡi hay xuất hiện ở trẻ sơ sinh mà lại rất hiếm khi gặp ở người trưởng thành là:
- Vì lượng nước bọt ở trẻ tiết ra ít hơn, niêm mạc miệng có môi trường acid sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Tưa lưỡi do lý do này hay gặp ở những trẻ không được làm vệ sinh miệng sạch, đúng cách.
- Do sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh, còn yếu nên dễ bị nhiễm các tác nhân như nấm.
- Với một số trường hợp trẻ phải sử dụng một số thuốc như kháng sinh để điều trị bệnh khác thì có thể làm rối loạn hệ vi sinh ở trẻ. Cụ thể có thể là làm giảm lượng vi khuẩn tốt cho cơ thể và tăng sự phát triển của các loại nấm men.
- Do lây nhiễm từ mẹ: Người mẹ khi mang thai mà bị viêm nhiễm đường âm hộ thì rất dễ khiến trẻ bị lây nấm từ khi sinh ra. Bên cạnh đó, trẻ có thể bị nhiễm nấm từ đầu vú mẹ thông qua quá trình bú sữa.
1.2. Trắng lưỡi do sữa
Sữa đọng lại trên lưỡi sau khi bú cũng là một nguyên nhân làm cho lưỡi của bé có màu trắng.
Đó là do nước bọt ở trẻ sơ sinh những tháng đầu đời tiết ra ít nên sữa dễ bị đọng lại trên lưỡi. Bên cạnh đó tình trạng này cũng xảy ra ở những trẻ có dị tật cứng lưỡi, khiến lưỡi khó chạm vào vòm miệng và giảm sự ma sát.
Vậy làm sao để phân biệt lưỡi trắng do nấm với do sữa? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều bà mẹ do biểu hiện của 2 tình trạng này khá là giống nhau. Dưới đây làm một số đặc điểm có thể giúp giải đáp được câu hỏi này:
- Dùng miếng vải đã được làm ướt bằng nước ấm sạch để lau miệng cho bé. Nếu mảng bám trắng mờ hoặc mất đi sau khi lau thì nguyên nhân là do sữa. Còn nếu các mảng bám không giảm bớt nhiều và rất khó để lau ra sạch, thậm chí còn chảy máu khi cố lau thì có thể sơ bộ nhận định trẻ bị nấm lưỡi.
- Tình trạng lưỡi trắng do sữa chỉ xuất hiện sau khi cho trẻ bú và chỉ xuất hiện trên lưỡi.
- Ngoài ra, nếu nguyên nhân là do sữa thì sẽ không gây ra cảm giác đau, sưng đỏ, khó chịu ở lưỡi cho trẻ.
2. Những điều nên làm khi trẻ sơ sinh bị lưỡi trắng
Khi trẻ xuất hiện tình trạng lưỡi trắng thì các bậc phụ huynh nên làm một số điều sau:
- Xác định nguyên nhân gây ra là do sữa hay do nhiễm nấm. Nếu do nhiễm nấm hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.
- Vệ sinh sạch sẽ lưỡi và miệng cho bé bằng gạc hoặc vải mềm sạch có nhúng qua bằng nước ấm hay nước muối sinh lý. Ở ngoài thị trường hiện nay cũng có rất nhiều các sản phẩm rơ lưỡi cho trẻ, bạn nên cân nhắc các sản phẩm an toàn và phù hợp cho con mình.
- Tiệt trùng bình sữa, các đầu ti, dụng cụ cho trẻ ăn cũng như giữ sạch núm vú của người mẹ.
3. Vậy nên vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh bị lưỡi trắng như thế nào?
3.1. Những điều nên nhớ khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Các lưu ý cần nhớ khi thực hiện rơ lưỡi cho trẻ bị trắng lưỡi cũng như khi làm vệ sinh cho trẻ bình thường để ngăn ngừa bị lưỡi trắng là:
- Bố mẹ hay người thực hiện rơ lưỡi cho bé phải rửa tay sạch sẽ và cắt ngắn móng tay để tránh làm xước lưỡi trẻ.
- Dùng ngón trỏ để đeo miếng rơ lưỡi hoặc quấn miếng khăn mềm, gạc có tẩm nước muối sinh lý hay nước ấm sạch. Sau đó nhẹ nhàng rơ lưỡi và lau sạch các phần khác trong miệng cho bé.
- Trong quá trình dơ lưỡi không nên đưa ngón tay vào miệng bé quá sâu vì có thể khiến trẻ bị nôn trớ.
- Không cố gắng cạnh các đốm hay mảng bám trắng do có thể làm chảy máu ở trên lưỡi.
- Nên thực hiện rơ lưỡi cho bé trước khi cho bú sữa hoặc ăn dặm 30 phút, và tốt nhất là vào buổi sáng.
3.2. Một số mẹo rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bị lưỡi trắng
Nếu không muốn dùng các sản phẩm rơ lưỡi có sẵn trên thị trường, bạn có thể tham khảo một số cách rơ lưỡi cho trẻ với nguyên liệu dễ kiếm như:
- Nước muối sinh lý: Đây là cách đơn giản nhất mà đem lại hiệu quả cao cũng như an toàn cho trẻ. Có thể tự pha hoặc mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc, thấm một lượng vừa đủ vào miếng gạc hoặc vải mềm rồi rơ lưỡi cho bé.
- Rau ngót: Lấy một nắm lá rau ngót, đem rửa sạch, thêm một ít muối và nước, sau đun sôi. Đợi phần nước đun này nguội, đem nghiền hoặc xay nát, lọc lấy dịch. Sử dụng phần dịch lọc này để rơ lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên, cách này không nên dùng cho trẻ dưới 5 tháng tuổi, do rau ngót có thể khiến trẻ bị kích thích đường ruột hay rối loạn tiêu hóa.
- Lá hẹ: Sử dụng một nắm lá hẹ đã được nhặt và rửa sạch, đem đi đập dập. Cho thêm một ít nước sôi vào rồi khuấy đều và lọc qua rây hoặc khăn sạch để lấy phần nước hẹ. Thực hiện rơ lưỡi cho trẻ bằng nước này 2 lần/ngày
- Trà xanh: Trong trà xanh có chứa nhiều tinh chất có tác dụng sát khuẩn tự nhiên, rất thích hợp dùng để rơ lưỡi cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Dùng một nắm trà xanh đã ráo nước sau khi được rửa sạch, cho vào nồi đun vài phút cùng với vài hạt muối và một lượng nước vừa đủ. Để nguội, gạn lấy phần nước trà và dùng để tẩm vào gạc hoặc vải mềm để làm sạch lưỡi cho trẻ.
- Cỏ mực: Không chỉ có tác dụng giảm viêm, diệt nấm, cỏ mực còn có vị ngọt mát giúp dễ thực hiện rơ lưỡi cho trẻ hơn. Rửa sạch khoảng 50g cỏ mực, đợi ráo nước thì đem giã hay xay với nước ấm. Dùng phần dịch thu được sau khi được lọc sạch hết bã đi rơ lưỡi nhẹ nhàng cho bé.
4. Phải làm gì để phòng ngừa lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh
Không quá khó để có thể ngăn ngừa cho trẻ sơ sinh khỏi bị lưỡi trắng bằng một số cách sau:
- Khi mang thai, người mẹ nên đi khám và điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm ở vùng sinh dục để tránh lây cho con khi sinh ra.
- Thường xuyên vệ sinh miệng cho bé đúng cách.
- Làm sạch đồ cho trẻ ăn cũng như nhà cửa, quần áo, đồ chơi, đồ dùng của bé.
- Vệ sinh đầu vú mỗi lần trước và sau khi cho bé bú sữa mẹ.
- Kết hợp điều trị với nâng cao sức đề kháng với các trẻ bị dị tật cứng lưỡi hay mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như tiểu đường, HIV…
- Hạn chế thơm hay hôn bé vì có thể làm lây nhiễm nấm, vi khuẩn gây bệnh cho bé.
- Theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị lưỡi trắng do nấm thì đi khám bác sĩ nhi khoa. Không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị cho bé.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh. GenK STF hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được phần nhỏ các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho những thiên thần của mình.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK