Chuyên gia giải đáp: Kết quả sinh thiết có chính xác không?

Kết quả sinh thiết có chính xác không đang là thắc mắc của nhiều người khi được chỉ định làm sinh thiết. Sinh thiết là một trong những phương pháp quan trọng để chẩn đoán bệnh ung thư khá phổ biến hiện nay. Vậy kết quả sinh thiết có chính xác không thì các bạn hãy cùng Genk STF tìm câu trả lời dưới đây.

Xem thêm:

1. Sinh thiết là gì?

Sinh thiết chính là một loại xét nghiệm thực hiện bằng phẫu thuật nhằm lấy mô hoặc mẫu tế bào có nghi ngờ mầm bệnh để đánh giá mức độ bệnh hoặc sự hiện diện của mầm bệnh. Theo đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào ở khu vực nghi ngờ ra khỏi cơ thể. Mẫu tế bào này sẽ được đem đi kiểm tra tại phòng thí nghiệm bằng cách phổ biến là nhuộm màu rồi soi dưới kính hiển vi và có thể phân tích về mặt hóa học.

Sinh thiết là một loại xét nghiệm thực hiện bằng phẫu thuật

Khi các xét nghiệm, siêu âm, nội soi, chụp X-quang… không đủ cơ sở để đánh giá toàn diện tình hình mức độ bệnh thì sinh thiết sẽ được chỉ định nhằm chẩn đoán bệnh lý được chính xác hơn.

2. Sinh thiết gồm những loại nào?

Sinh thiết cũng được chia thành nhiều loại để phù hợp với việc chẩn đoán từng bệnh tương ứng. Dưới đây là một số loại sinh thiết phổ biến:

  • Sinh thiết bấm: Sinh thiết bấm phù hợp để thực hiện chẩn đoán các bệnh ngoài da. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ đặc biệt để lấy một mẫu da cần sinh thiết bằng cách bấm một lỗ nhỏ thon qua các lớp trên cùng của da.
  • Sinh thiết kim: Loại sinh thiết này sẽ sử dụng một ống kim dài đặc biệt rồi đâm xuyên qua da để đưa vào cơ quan nhằm lấy mẫu mô bệnh phẩm tạ thận, gan, tuyến giáp, tủy xương, vú.
  • Sinh thiết nội soi: Loại sinh thiết này sẽ dùng ống nội soi có gắn dụng cụ ở đầu ống nội soi. Sau đó, bác sĩ sẽ khéo léo đưa ống nội soi này qua đường miệng, mũi, ống tiểu hoặc hậu môn để tiến hành quan sát các bộ bên trong cơ thể. Nếu thấy có bất thường thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm.

3. Quy trình thực hiện sinh thiết như thế nào?

Quy trình thực hiện sinh thiết sẽ diễn ra theo các trình tự sau:

Trước khi tiến hành sinh thiết

  • Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiêng một vài thực phẩm và một số loại thuốc trước vài ngày khi thực hiện sinh thiết. 
  • Trước khi sinh thiết vài giờ, người bệnh sẽ phải kiêng ăn và uống. 
  • Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm máu và đánh giá khả năng dị ứng với các chất liên quan sau khi nhập viện.

Trong khi sinh thiết

  • Bệnh nhân sẽ được gây tê ngoài dạ tại chỗ đâm kim đối với sinh thiết bấm hay sinh thiết kim. 
  • Gây tê cục bộ bộ hoặc gây tê toàn thân thường được sử dụng cho trường hợp sinh thiết nội soi hoặc cắt bỏ.

Thời gian làm sinh thiết tùy từng loại mà sẽ kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Sau khi sinh thiết

Bệnh nhân sẽ được uống thuốc giảm đau và theo dõi vài giờ tại bệnh viện. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ xét nghiệm lượng máu để đảm bảo ở cơ quan nội tạng bị can thiệp không có sự chảy máu kín.

Nếu không có bất thường xảy ra, sau vài giờ theo dõi tại bệnh viện, người bệnh có thể ra về và tham gia những hoạt động hàng ngày một cách bình thường.

Phân tích mẫu sinh thiết

Mẫu mô sau khi thực hiện sinh thiết sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để làm các công đoạn tiếp và kiểm tra dưới kính hiển vi xem có bất thường gì hay không. Tùy mức độ phức tạp của bệnh mà quá trình kiểm tra này có thể kéo dài vài phút đến vài ngày.

4. Kết quả sinh thiết có chính xác không?

Sinh thiết là phương pháp chẩn đoán được đánh giá có độ chính xác cao với mục đích chính là xác định nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, đánh giá mức độ tổn thương ở các vị trí trên cơ thể. Vậy kết quả sinh thiết có chính xác không? Câu trả lời là CÓ. Trên thực tế, các kết quả sinh thiết đều có tỷ lệ chuẩn xác khá cao và rất ít khi có sai sót hay nhầm lẫn. Việc thực hiện sinh thiết cũng không gây nguy hiểm hay tổn thương cho người bệnh nên phương pháp này khá an toàn và có tỷ lệ thành công cao.

Mặc dù cho kết quả chính xác nhưng cũng có một tỷ lệ rất nhỏ sinh thiết cho kết quả dương tính giả với căn bệnh ung thư. Việc nhầm lẫn này thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ và thường là do sai sót y khoa. Vì thế, để đảm bảo có kết quả chính xác khi thực hiện sinh thiết, mọi người nên lựa chọn cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để làm xét nghiệm.

5. Sinh thiết có ứng dụng trong chẩn đoán và đánh giá mức độ ung thư

Sinh thiết có ứng dụng phổ biến là chẩn đoán bệnh ung thư. Theo đó, vùng mô bị tổn thương hay nghi ngờ sẽ được bác sĩ sử dụng dụng cụ để lấy ra ngoài cơ thể để thực hiện các đánh giá chi tiết. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cả những phần mô xung quanh để xem bệnh có lan ra khỏi phạm vi thực hiện sinh thiết hay không.

Nếu kết quả dương tính ở vùng biên này của mẫu thì bác sĩ sẽ kết luận có bệnh. Lúc này, tùy thuộc vào chẩn đoán, bác sĩ sẽ cân nhắc việc cắt bỏ phần mô rộng hơn để cho kết quả sinh thiết chính xác.

Sinh thiết giúp bác sĩ chẩn đoán và đánh giá bệnh ung thư

Tiếp đến, để xác định tổn thương là lành tính hay ác tính thì các xét nghiệm về bệnh lý học sẽ được thực hiện. Nhờ đó sẽ giúp các bác sĩ phân biệt được từng loại ung thư. Đồng thời, cho biết từng loại ung thư có bản chất như thế nào, mức độ nghiêm trọng và khả năng lây lan của bệnh ra sao.

Không chỉ giúp chẩn đoán bệnh ung thư mà sinh thiết còn giúp chẩn đoán một số bệnh lý khác. Có thể kể đến như viêm thận, viêm gan…

6. Những lưu ý khi thực hiện sinh thiết

Để việc sinh thiết diễn ra thuận lợi, an toàn và cho kết quả chính xác, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn lựa cơ sở y tế, bệnh viện uy tín và chuyên nghiệp để thực hiện sinh thiết. Đội ngũ bác sĩ phải có chuyên môn và kỹ năng làm các xét nghiệm chuyên sâu nhằm mang lại kết quả chính xác.
  • Trước khi thực hiện sinh thiết, bạn cần thông báo với bác sĩ về những loại thuốc đáng sử dụng. Đồng thời, nói rõ cho bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc của bạn. Bác sĩ sẽ dựa trên cơ sở này để đánh giá khả năng dị ứng của bạn để quá trình làm sinh thiết sẽ được chỉ định dùng loại thuốc phù hợp.
  • Bạn cần thư giãn và chuẩn bị tâm lý thật thoải mái khi thực hiện kỹ thuật. Không cần quá lo lắng mà hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau khi sinh thiết để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Kết luận

Kết quả sinh thiết có chính xác không và một số thông tin liên quan đến sinh thiết đã được chia sẻ trên đây. Các bạn nên lựa chọn bệnh viện uy tín, có hệ thống máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ tài giỏi để thực hiện sinh thiết cho kết quả chính xác, an toàn.

VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI