Hen phế quản ở trẻ và tất tần tật những thông tin cha mẹ cần biết
Hen phế quản ở trẻ là căn bệnh về đường hô hấp không hiếm gặp. Bệnh tác động rất lớn đến đường thở và cản trở đến sự vận động, học tập, vui chơi của trẻ. Do đó, Genk STF sẽ giúp cha mẹ cần nắm rõ những thông tin về hen phế quản ở trẻ qua nội dung dưới đây. Từ đó, sớm phát hiện để xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nội dung bài viết
1. Hen phế quản ở trẻ là gì?
Hen phế quản còn được gọi là bệnh suyễn hay hen suyễn. Bệnh xuất hiện khi xảy ra tình trạng viêm ở đường thở và phổi do tiếp xúc với một số tác nhân gây hại.
Hen phế quản ở trẻ em gây cản trở đến giấc ngủ, học tập cũng như sinh hoạt, vui chơi hàng ngày bởi bệnh khiến trẻ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Đặc biệt, bệnh có thể gây ra các cơn hen suyễn rất nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.
Hen phế quản có thể bắt gặp ở bất cứ trẻ nào. Thế nhưng, hen phế quản ở trẻ sơ sinh và hen phế quản ở trẻ 1 tuổi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi lúc này, sức đề kháng của trẻ còn non nớt nên khi mắc bệnh cần được phát hiện và xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.
2. Hen phế quản trẻ nhỏ có nguyên nhân do đâu?
Trẻ bị hen phế quản có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân chính và phổ biến hiện nay bao gồm:
- Trẻ bị dị ứng từ các chất kích thích hay trong môi trường như khói thuốc lá, khó bụi, nước hoa, lông vật nuôi, nấm mốc… Đây là nguyên nhân gây ra tỷ lệ mắc hen phế quản ở trẻ nhiều nhất, chiếm khoảng 60% các ca bệnh.
- Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ hay anh chị của trẻ bị hen phế quản thì tỷ lệ trẻ sinh ra bị mắc bệnh sẽ cao hơn những trẻ khác.
- Yếu tố thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh mà trẻ không được giữ ấm đúng cách cũng có thể dẫn đến hen phế quản.
- Trẻ sinh thiếu tháng nên có thể trạng yếu cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… cũng sẽ tăng nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ.
- Trẻ bị cảm, ho lâu ngày mà điều trị không dứt điểm cũng có nguy cơ dẫn đến hen suyễn.
3. Triệu chứng hen phế quản ở trẻ
Trẻ bị hen phế quản sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình dưới đây:
- Ho: Các cơn ho diễn ra thường xuyên. Mức độ ho sẽ nghiêm trọng hơn khi trẻ ngủ, gặp không khí lạnh, tham gia vận động, tập thể dục. Đồng thời, khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, các cơn ho càng nhiều và trở nên tồi tệ hơn.
- Khó thở: Trẻ bị khó thở, khò khè khi thở ra, thậm chí kèm theo tiếng rít. Tình trạng khó thở cộng với ho khiến trẻ khó ngủ hoặc tỉnh giấc về đêm. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ.
- Tức ngực hoặc ngực tắc nghẽn.
- Sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp thì nguy cơ bị viêm phế quản ở trẻ rất cao hoặc khả năng hồi phục sẽ chậm hơn.
- Có thể do giấc ngủ không đảm bảo bởi các cơn ho, khó thở nên trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải.
Tùy vào cơ địa, sức khỏe của trẻ mà những dấu hiệu trên có sự khác nhau ở mỗi bé. Nhiều trẻ chỉ có một đến hai dấu hiệu, nhưng cũng có trẻ xuất hiện nhiều dầu hiệu với mức độ nặng nhẹ không giống nhau.
Lưu ý: Cha mẹ cần gọi ngay cấp cứu khi trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng sau:
- Tím tái ở môi hoặc móng tay.
- Bé bị khó thở nghiêm trọng hoặc việc hít thở gặp rắc rối lớn.
- Khi bé hít thở có đặc điểm là trong cổ, giữa xương sườn và vùng dưới xương sườn rút lại.
4. Hen phế quản ở trẻ em có nguy hiểm
Theo thống kê, số trẻ em mắc hen suyễn cao gấp đôi người lớn. Đây là bệnh lý về đường hô hấp nên các biến chứng nguy hiêm có thể xảy đến với trẻ nếu không được điều trị kịp thời đó là:
- Xẹp phổi: Thống kê cho thấy số trẻ nhập viện do hen phế quản thì có đến 1/3 xuất hiện tình trạng xẹp phổi. Đây là biến chứng nguy hiểm và càng làm gia tăng sự khó khăn trong quá trình hô hấp của trẻ.
- Giãn phế nang đa tiểu thùy: Biến chứng này chính là các phế nang bị giảm đàn hồi, khiến thể tích khí thở ra giảm đi.
- Suy hô hấp: Tình trạng khó thở liên tục sẽ có nguy cơ biến chứng thành suy hô hấp. Lúc này, trẻ cần được hỗ trợ kịp thời bằng cách sử dụng máy trợ thở nếu không nguy cơ tử vong là rất lớn.
- Tràn khí màng phổi: Hen suyễn làm giãn rộng các phế nang. Chính sự giãn rộng này khiến cơ thể không có đủ lượng máu cần thiết, dẫn đến tăng áp lực. Lúc này, các cơ ho xuất hiện dễ khiến phế nang bị vỡ, gây tràn khí màng phổi.
- Ngừng hô hấp, tổn thương não: Lượng oxy lên não sẽ bị thiếu nếu như tình trạng hen suyễn kéo dài. Điều này làm cho não kém hoạt động, thậm chí là ngừng hoạt động, gây nguy hiểm đến tính mạng.
5. Hen phế quản ở trẻ em và cách điều trị
Bác sĩ sẽ dựa vào bệnh án hen phế quản trẻ em để đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, chưa có giải pháp nào chữa trị dứt điểm bệnh hen phế quản ở trẻ. Thay vào đó, mục tiêu điều trị là nhằm kiểm soát các triệu chứng, điều trị cơn hen suyễn, giúp cuộc sống của trẻ ổn định và phát triển bình thường.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tác nhân gây bệnh, triệu chứng, tuổi tác để lựa chọn loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, việc dùng thuốc thường chỉ áp dụng cho hen phế quản ở trẻ 3 tuổi trở lên. Còn đối với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi chỉ khi xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ mới kê đơn một loại thuốc để xem có giúp cải thiện triệu chứng hay không.
Dưới đây là một số loại thuốc dùng để điều trị hen phế quản ở trẻ:
Thuốc kiểm soát cơn hen dài hạn
Loại thuốc này nhằm giảm triệu chứng viêm trong đường thở của trẻ nhằm phòng ngừa và kiểm soát cơn hen dài hạn. Việc sử dụng các loại thuốc này sẽ phải thực hiện hàng ngày và thường gồm các loại thuốc sau:
- Corticosteroid dạng hít
Corticosteroid dạng hít sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng cho đến khi có tác dụng tối đa, thời gian dùng thuốc kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Những loại thuốc này thường dùng là: beclomethasone (Qvar Redihaler), ciclesonide (Alvesco), mometasone (Asmanex HFA), (Flovent Diskus, Flovent HFA), budesonide (Pulmicort Flexhaler).
Các loại thuốc này nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến sự tăng trưởng của trẻ bị ảnh hưởng nhưng không đáng kể. Thay vào đó, tác dụng kiểm soát cơn hen được đánh giá tốt hơn nhiều so với tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Điều chỉnh Leukotriene
Điều chỉnh Leukotriene là những loại thuốc dùng bằng đường uống với tác dụng ngăn ngừa lên đến 24 giờ các triệu chứng hen suyễn. Một số loại thuốc thường dùng là zileuton (Zyflo), zafirlukast (Accolate), montelukast (Singulair).
- Thuốc hít kết hợp
Gọi là thuốc hít kết hợp vì trong thành phần có chứa chất chủ vận beta tác dụng dài (LABA) và một lượng corticosteroid dạng hít. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được chỉ định trong những trường hợp đã sử dụng các loại thuốc khác mà không thể kiểm soát tốt các cơn hen. Đặc biệt, thuốc luôn luôn được dùng thông qua ống hít để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Một số loại thuốc hít kết hợp thường dùng là mometasone và formoterol (Dulera), fluticasone và salmeterol (Advair Diskus, Advair HFA), fluticasone và vilanterol (Breo Ellipta), budesonide và formoterol (Symbicort).
- Theophylline
Theophylline có tác dụng làm các cơ xung quanh đường thở thư giãn, giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Đây là loại thuốc viên và được thường sử dụng cùng steroid dạng hít. Trẻ sẽ cần kiểm tra máu thường xuyên nếu dùng thuốc này.
- Điều hòa miễn dịch
Với những trẻ em trên 12 tuổi bị hen suyễn bạch cầu eosin nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc điều hòa miễn dịch như Mepolizumab (Nucala), dupilumab và benralizumab. Trong khi đó, trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi bị hen suyễn dị ứng từ trung bình đến nặng sẽ được bác sĩ cân nhắc dùng Omalizumab (Xolair).
Thuốc giảm đau nhanh
Thuốc giảm đau nhanh có tên gọi khác là thuốc cấp cứu. Thuốc giúp đường thở bị sưng được mở ra nhằm giảm triệu chứng nhanh chóng trước cơn hen suyễn. Những loại thuốc giảm đau phổ biến thường dùng bao gồm:
- Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn
Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn thường dùng ở dạng hít, có tác dụng giảm triệu chứng cơn hen trong vài giờ. Một số thuốc phổ biến là levalbuterol (Xopenex HFA), albuterol (ProAir HFA, Ventolin HFA, những loại khác) và levalbuterol (Xopenex HFA).
- Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch
Với những bệnh hen suyễn gây viêm đường thở nghiêm trọng thì Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch sẽ được chỉ định. Những loại thuốc thường dùng là prednisone và methylprednisolone. Tuy nhiên, thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn bởi tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài là rất nghiêm trọng.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc Tây cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ngừng thuốc hay gia giảm liều lượng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ nhằm bảo vệ con trước các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Thuốc Đông y chữa hen phế quản ở trẻ
Thuốc Đông y chữa hen phế quản có đặc điểm là sử dụng các thảo dược thiên nhiên lành tính nên an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chậm nên cần sử dụng lâu dài mới cảm nhận được hiệu quả.
Chữa hen phế quản ở trẻ nhỏ bằng Đông y cần phải thực hiện bởi cơ sở Đông y uy tín và chuyên nghiệp. Các lương y giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám để bốc bài thuốc với các vị thuốc cũng như liều lượng phù hợp.
Mặc dù Đông y ít tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh nhưng cha mẹ cũng cần cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của các lương y để đảm bảo an toàn.
Biện pháp hỗ trợ điều trị hen phế quản cho trẻ
Ngoài việc dùng thuốc, cha mẹ nên tuân thủ các biện pháp sau để hỗ trợ điều trị cũng như giảm triệu chứng hen phế quản cho trẻ:
- Bảo vệ trẻ tránh xa khói thuốc. Trong gia đình có trẻ bị hen suyễn thì mọi người cần nói không với thuốc lá cũng như khói thuốc.
- Không để trẻ tiếp xúc với các chất kích thích đường thở là khói bụi, không khí ô nhiễm, khói than, các chất hóa học độc hại.
- Môi trường sống và không gian chơi, ngủ nghỉ của trẻ cần đảm bảo sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân gây bệnh như thuốc xịt côn trùng, nước hoa, lông thú nuôi.
- Chú ý tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách sử dụng nhiều chất xơ, rau củ trong khẩu phần ăn. Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cho trẻ.
- Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh để tránh tình trạng viêm sưng đường thở nghiêm trọng hơn.
- Cho trẻ đi thăm khám bệnh định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra việc dùng thuốc có giúp kiểm soát bệnh không.
- Bố mẹ cần luôn chuẩn bị sẵn thuốc cho bé nhằm đề phòng trường hợp trẻ lên cơn hen bất ngờ.
6. Nhận biết và cách xử lý khi trẻ lên cơn hen
Trẻ bị hen phế quản sẽ được điều trị tại nhà thông qua các loại thuốc mà bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, cha mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu trẻ sắp lên cơn hen dưới đây để ứng phó phù hợp:
- Trẻ ho nhiều, bồn chồn, không ngủ được.
- Da trẻ tím tái, đổ mồ hôi, thở gấp và nhanh hơn, phập phồng lỗ mũi.
- Sắc mặt trẻ lo lắng, hoảng sợ.
- Môi trẻ mím chặt, khó thở, thở nặng nhọc.
- Trẻ mệt mỏi, nôn ói.
- Nhấp nhô, lõm xuống ở phần xương sườn.
Cách xử lý: Nếu thấy các dấu hiệu trên ở trẻ, cha mẹ hãy bình tĩnh và đưa trẻ tới nơi có không gian thông thoáng, thoáng khí. Để con ngồi ghế nghỉ ngơi với tư thế hơi cúi về phía trước. Khi trẻ lên cơn hen tùy vào mức độ mà cha mẹ sẽ sử dụng đúng loại thuốc mà bác sĩ đã hướng dẫn.
7. Phòng ngừa hen phế quản ở trẻ
Hen phế quản là căn bệnh có thể phòng ngừa cho trẻ bằng một số biện pháp tích cực dưới đây:
- Không để trong nhà có sự xuất hiện của vật nuôi như chó, mèo.
- Cần thực hiện diệt gián nếu trong nhà có gián.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá ở nơi gần trẻ và trong nhà khi trẻ đang có dấu hiệu hen phế quản.
- Tránh sử dụng các loại thuốc xịt côn trùng, xịt mũi, xịt phòng khi trong gia đình có trẻ nhỏ.
- Nơi ngủ, vui chơi của trẻ cần phải dọn dẹp mỗi ngày sạch sẽ. Thường xuyên giặt khăn trải giường và phơi dưới trời nắng để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn. Không nên trải thảm để hạn chế bụi bẩn.
- Nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu. Nếu được, thời gian nên nuôi con bằng sữa mẹ nên kéo dài để hỗ trợ phòng ngừa nhiều căn bệnh, trong đó có hen phế quản.
- Chú ý cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ.
- Ngay từ khi mang thai, người mẹ cần tránh xa thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Kết luận
Hen phế quản ở trẻ đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát triệu chứng tốt hơn, giúp trẻ phát triển ổn định. Do đó, cha mẹ hãy chú ý quan sát con nhằm sớm phát hiện bệnh và đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán, đưa ra phương án xử lý khoa học, hiệu quả.
XEM VIDEO: VTC 1 – VIỆT NAM SẢN XUẤT THÀNH CÔNG HOẠT CHẤT HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH UNG THƯ – GENK PLUS