Giải đáp thắc mắc: Hạch ở nách trái trẻ em có tự khỏi được không?

Hạch ở nách trái trẻ em có tự khỏi được không là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh khi thấy con xuất hiện hạch ở nách. Để tìm hiểu rõ biểu hiện hạch ở nách trái của trẻ là bệnh lý gì thì cha mẹ hãy theo dõi thông tin dưới đây của Genk STF. Đồng thời, giải đáp được vấn đề hạch ở nách trái trẻ em có tự khỏi được không, mời mọi người cùng tìm hiểu.

Xem thêm:

1. Hạch là gì?

Hạch là một tổ chức lympho xuất hiện trên cơ thể ở nhiều vị trí khác nhau như bẹn, cổ, thượng đòn, nách… Vai trò của hạch là hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể nên hạch trải khắp cơ thể.

Hạch ở nách trẻ khiến cha mẹ lo lắng

Khi có dấu hiệu ứng lên nghĩa là hạch xuất hiện. Tuy nhiên, nếu hạch sưng to thì không nên chủ quan bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch và sức khỏe đang gặp vấn đề.

2. Dấu hiệu trẻ nổi hạch ở nách

Nổi hạch ở nách của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh phát hiện dễ dàng hơn so với người lớn. Bởi kích thước cơ thể của trẻ còn nhỏ nên khi nổi hạch cũng dễ dàng nhìn thấy hơn.

Ngoài ra, khi cha mẹ sờ nắn tại khu vực nách cũng dễ dàng phát hiện ra có hạch ở nách. Tuy nhiên, triệu chứng nổi hạch ở nách của trẻ sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể.

3. Hạch ở nách trái trẻ em có nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây xuất hiện hạch ở nách trái trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến với những đặc điểm cụ thể.

3.1. Hạch ở nách do phản ứng sau tiêm phòng vắc xin lao

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng nổi hạch ở nách của trẻ. Sau khi tiêm vắc xin ngừa lao một thời gian, có thể xảy ra phản ứng cơ thể của bé đối với vắc xin và dẫn đến nổi hạch ở nách. Thông thường, từ khi tiêm vắc xin lao cho đến lúc xuất hiện hạch ở bên trái của trẻ thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. 

Nhìn chung hạch ở nách do phản ứng sau tiêm vắc xin ngừa lao thường không đáng lo ngại. Bởi hạch thường không gây sốt, ít đâu, không mưng mủ và sau vài tháng hạch sẽ tự biến mất.

Tuy nhiên, nếu không may hạch to sưng, tấy đỏ, thi thoảng chảy mủ và khiến trẻ sốt, đau, quấy khóc nhiều thì cha mẹ không nên điều trị tại nhà. Thay vào đó, hãy đưa con đến cơ sở y tế uy tín chuyên khoa Nhi để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn và xử lý hiệu quả, an toàn.

3.2. Hạch ở nách trái trẻ do bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nổi hạch ở nách trái. Hạch có thể sưng to và đau do tình trạng vết thương, viêm nhiễm ngoài da tại nách cũng như những khu vực lân cận như bàn tay, cánh tay, vú. Đây được gọi là hạch phản ứng.

Tuy nhiên, nếu bé bị bệnh lao hạch, tức nhiễm trùng mãn tính thì các hạch này sẽ tồn tại dai dẳng chứ không biết mất. Không những vậy, những hạch này còn tăng lên về kích thước và có khi cả số lượng. Những trường hợp này, hạch còn khiến trẻ hạn chế vận động bởi số lượng hạch nhiều dính thành chùm và cả tổ chức xung quanh.

3.3. Trẻ nổi hạch ở nách do một số bệnh lý ác tính

Khi mắc một số bệnh lý ác tính cũng gây ra tình trạng nách trái của trẻ bị nổi hạch. Những bệnh lý nguy hiểm này có thể kể đến như:

  • Bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư bạch cầu cấp, ung thư lympho ác tính, ung thư bạch cầu cấp, ung thư hắc tố…
  • Bệnh truyền nhiễm như Brucella, HIV-AIDS…

Trên đây đều là những bệnh nguy hiểm, gây đe dọa đến tính mạng của trẻ nhưng rất hiếm gặp.

3.4. Phân biệt hạch ở nách do tiêm ngừa lao và các bệnh lý khác

Rất nhiều cha mẹ hoang mang vì không biết làm sao để phân biệt hạch ở nách của trẻ do tiêm ngừa lao hay do bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, dưới đây sẽ là những dấu hiệu điển hình hạch ở nách do tiêm vắc xin ngừa lao:

  • Hạch xuất hiện ở nách sẽ cùng với bên mà trẻ tiêm vắc xin. Nếu trẻ tiêm bên trái thì hạch sẽ xuất hiện ở nách trái và ngược lại.
  • Trong vòng 2 tuần đến 6 tháng sau khi tiêm vắc xin, hạch sẽ xuất hiện.
  • Độ tuổi của trẻ là dưới 2 tuổi.
  • Trẻ không có dấu hiệu toàn thân, không bị sụt ký.
  • Hạch không gây sốt, đau nhức hay sưng tấy.
  • Hạch xuất hiện phổ biến ở nách. Tuy nhiên, một số ít trẻ lại thấy hạch ở trên đòn hoặc hạch ở cổ.
  • Khi thăm khám không phát hiện các dấu hiệu khác. Vị trí nổi hạch không ở xa như hạch bẹn, không làm gan, lách to…
  • Hạch có đặc điểm là nhẵn, tròn, chắc, di động và không đau.

4. Hạch ở nách trái trẻ em có tự khỏi được không?

Khi trẻ nổi hạch ở nách sẽ làm cha mẹ rất lo lắng. Vì thế, hạch ở nách trái trẻ em có tự khỏi không là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Qua những chia sẻ ở trên, có thể khẳng định rằng, dựa vào nguyên nhân cụ thể mà hạch ở nách trái trẻ có thể tự khỏi hoặc không. Cụ thể như sau:

4.1. Nổi hạch sau khi tiêm phòng vắc xin lao

Nếu hạch do tiêm vắc xin ngừa lao nếu không sốt, không sưng tấy thì cha mẹ hãy yên tâm. Hạch sẽ tự nhỏ bớt và biến mất sau một thời gian nếu như kích thước ban đầu của hạch nhỏ hơn 2cm. Điều quan trọng lúc này là mẹ hãy chăm sóc tốt cho bé thông qua chế độ ăn uống, vệ sinh cơ thể và môi trường sống của trẻ được sạch sẽ, thoáng đãng. Chỉ sau vài tháng, hạch sẽ tự biến mất mà không cần phải xử lý.

Hạch ở nách trẻ gây sưng to, đau thì cha mẹ nên sớm đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Trường hợp số ít hạch bị sưng to, đỏ, chảy mủ khiến con sốt, quấy khóc thì cha mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ để để thăm khám. Trên cơ sở này, bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phương án điều trị, xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

4.2. Nổi hạch do bị nhiễm trùng (bệnh lao hạch)

Đối với trường hợp này, hạch sẽ có đặc điểm là gây đau sưng và sốt. Do đó, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để bác sĩ tìm ra nguyên nhân nhiễm trùng. Khi điều trị khỏi hẳn nguyên nhân nhiễm trùng thì hạch ở nách của trẻ cũng sẽ co lại và khỏi hẳn. 

Ngược lại, nếu nhiễm trùng không được xử lý sớm và kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe, bên trong hạch có thể bị mủ, dịch viêm. Điều này sẽ khiến sức khỏe và sự phát triển của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

4.3. Nổi hạch do các bệnh lý ác tính

Để xác định chính xác nổi hạch ở nách trái do bệnh lý ác tính hay không, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm cần thiết. Trong đó, không thể thiếu việc sinh thiết bằng cách chọc hút tế bào bằng kim nhỏ để lấy một số mẫu tế bào. Mẫu tế bào này sẽ được đem vào phòng xét nghiệm, nhuộm màu rồi soi dưới kính hiển vi.

Kết luận

Trên đây là một số nguyên nhân nổi hạch trái ở trẻ em và giải đáp cho câu hỏi hạch ở nách trái trẻ em có tự khỏi được không? Để yên tâm hơn, cha mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa nhằm xác định chính xác nguyên nhân. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ có phương án xử lý kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK