Giải đáp thắc mắc ung thư tuyến giáp có sinh con được không

Tuyến giáp là nơi tiết ra hormone quan trọng liên quan đến hoạt động hệ sinh dục. Do đó, nhiều người thắc mắc ung thư tuyến giáp có sinh con được không? Để giải đáp vấn đề này, các bạn hãy cùng theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.

1. Ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới. Thế nhưng, nữ giới chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao lên đến 80% và thường ở trong độ tuổi từ 20 – 50. 

Hình ảnh ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp có vai trò tiết ra một số hormone trong cơ thể và có những hormone ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ sinh dục. Vì thế, khi khối u xuất hiện ở tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh dục và sinh sản ở người mắc.

1.1. Ảnh hưởng của ung thư tuyến giáp đến sức khỏe sinh sản nam giới

Khi nam giới bị ung thư tuyến giáp sẽ phải đối mặt với một số ảnh hưởng liên quan đến khả năng sinh sản, bao gồm:

  • Ham muốn tình dục suy giảm: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi khối u tuyến giáp xuất hiện sẽ làm nhu cầu ham muốn tình dục ở nam giới suy giảm.
  • Chất lượng và số lượng tinh trùng bị ảnh hưởng: Ung thư tuyến giáp làm cho số lượng tinh trùng ít hơn so với bình thường. Đồng thời, khả năng và tốc độ di chuyển của tinh trùng cũng chậm hơn.
  • Rối loạn cương dương: Nhiều nam giới bị rối loạn cương dương, rối loạn chức năng sinh dục khi bị ung thư tuyến giáp.
  • Khối u tuyến giáp xuất hiện còn khiến nhiều nam giới bị xuất tinh sớm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu.

1.2. Ảnh hưởng của ung thư tuyến giáp đến sức khỏe sinh sản nữ giới

Khi tuyến giáp bị ung thư, nữ giới sẽ bị tác động khá nhiều đến khả năng sinh sản và chức năng tinh dục. Cụ thể như sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng

Tuyến giáp có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Do đó, khi khối u xuất hiện ở tuyến giáp sẽ tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Biểu hiện thường thấy là rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh. Nếu tình trạng chậm kinh kéo dài mà không được khắc phục rất dễ dẫn đến mãn kinh sớm ở nữ giới.

Ung thư tuyến giáp khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn
  • Hệ sinh dục phụ nữ bị ảnh hưởng

Hormone tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng khi xuất hiện khối u ở cơ quan này. Điều này khiến cho hệ sinh dục bị tác động theo chiều hướng xấu. Biểu hiện lúc này là chức năng tình dục suy giảm, gây ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.

  • Khó thụ thai

Khi chu kỳ kinh nguyệt hoạt động thất thường, cộng thêm tình trạng suy giảm chức năng tình dục nên khả năng thụ thai bị suy giảm.

  • Ảnh hưởng đến phụ nữ khi đang mang thai

Tuyến giáp bị ung thư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hormone nội tiết. Điều này sẽ gây tác động không tốt đến sức khỏe của phụ nữ đang mang thai. Tác động xấu đến cả thai nhi cũng như sức khỏe thai phụ.

  • Nguy cơ di truyền

Con của những phụ nữ bị ung thư tuyến giáp khi đang mang thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người bình thường.

2. Ung thư tuyến giáp có sinh con được không?

Ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người mắc, bất kể là nam hay nữ giới. Vì thế, khi bị ung thư tuyến giáp, khả năng sinh con của cả nam và nữ đều bị ảnh hưởng nhiều. Thế nhưng, nếu phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, ổn định thì việc mang thai, sinh con hoàn toàn có thể thực hiện được.

Phụ nữ mang thai vẫn có khả năng sinh con an toàn nếu như tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh phổ biến nhưng khả năng chữa khỏi với tỷ lệ thành công là rất cao. Thậm chí, nhiều phụ nữ đang điều trị ung thư tuyến giáp mà lỡ có thai vẫn có thể sinh con an toàn nếu như tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, để đảm bảo việc mang thai được thuận lợi, khỏe mạnh, chúng ta cần tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Nên tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ khi bị ung thư tuyến giáp. Việc phẫu thuật ngay từ giai đoạn đầu để loại bỏ khối u cần được thực hiện sớm. Tuy nhiên, sau phẫu thuật người bệnh phải đối mặt với một số di chứng như giọng nói có sự thay đổi, cơ cổ và cơ hô hấp hoạt động khó khăn.
  • Khi đang điều trị bằng iod phóng xạ thì không nên mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất hãy chờ tối thiểu ít nhất 6 tháng sau khi kết thúc điều trị bằng iod phóng xạ mới nên quyết định có thai.
  • Sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, người bệnh cần phải duy trì uống hormone tuyến giáp mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi có thai, người bệnh cần tuân thủ theo đúng lịch hẹn tái khám của bác sĩ. Trên cơ sở này, bác sĩ sẽ cân nhắc để điều chỉnh thuốc hormone tuyến giáp sao cho phù hợp.

3. Biện pháp cải thiện ung thư tuyến giáp, tăng khả năng có con

Như vậy, từ những chia sẻ trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc ung thư tuyến giáp có sinh con được không? Câu trả lời là CÓ nếu như phát hiện, điều trị sớm và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình điều trị ung thư tuyến giáp, tăng khả năng có con, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng với đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và các khoáng chất là kẽm, iod, canxi, selen.
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất béo (đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn).
  • Các thực phẩm chứa cyanates cũng hạn chế sử dụng như bắp cải, củ cải, su hào.
  • Nói không với rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas, đồ uống có cồn.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách ngủ sớm, không thức khuya; tăng cường vận động mỗi ngày.
  • Cung cấp cho cơ thể mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước.

Tổng kết

Những thông tin trên đây đã giúp các bạn giải đáp được câu hỏi ung thư tuyến giáp có sinh con được không? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp các bạn có thêm kiến thức để hỗ trợ điều trị căn bệnh này hiệu quả.

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7