Dấu hiệu ung thư tuyến giáp và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Ung thư có thể tiến triển và di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.Vì vậy việc nhận biết dấu hiệu ung thư tuyến giáp là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng GenK STF tìm hiểu các dấu hiệu ung thư tuyến giáp trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Ung thư tuyến giáp nên ăn quả gì và không nên ăn quả gì?
- Giải đáp thắc mắc: Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?
Nội dung bài viết
1. Ung thư tuyến giáp là gì? Tỷ lệ mắc bệnh?
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh nội tiết tố rất nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, các tế bào ung thư sẽ xuất hiện tại các mô tuyến giáp, bắt đầu xâm lấn và phá hủy sang các mô ở vùng lân cận. Không chỉ vậy, các tế bào ung thư còn có thể phát triển và lan sang hệ thống mạch bạch huyết và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp đối ở nữ là rất cao, trong đó nữ là 8,4/100.000 và nam có tỷ lệ là 3,2/100.000. Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tuyến giáp ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Độ tuổi mắc ung thư tuyến giáp phổ biến hiện nay là từ 30 đến 50 tuổi.
2. Cảnh báo dấu hiệu ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp thường phát triển chậm và không gây bất cứ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ thấy:
- Khàn tiếng hoặc gặp khó khăn trong khi nói chuyện
- Sưng hạch ở cổ
- Khó nuốt
- Đau trong họng hoặc cổ
- Ho ra máu
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp
3.1. Rối loạn miễn dịch
Rối loạn hệ miễn dịch được coi là yếu tố đầu tiên gây ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp. Đối với người khỏe mạnh hệ miễn dịch có tác dụng sản xuất ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây hại từ môi trường sống. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn chức năng này bị suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại tấn công vào cơ thể gây bệnh, trong đó có ung thư tuyến giáp.
3.2. Thiếu I-ốt
Chế độ ăn thiếu I-ốt cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Ở những khu vực vùng núi cao, số người mắc các bệnh suy giáp trạng cao hơn so với vùng đồng bằng và miền biển.
3.3. Tiền sử mắc bệnh về tuyến giáp
Những người từng mắc một số bệnh lý về tuyến giáp như bướu cổ, basedow có nguy cơ mắc các bệnh lý về tuyến giáp cao hơn những người khỏe mạnh mặc dù họ đã được điều trị dứt điểm.
3.4. Phơi nhiễm bức xạ
Thường xuyên tiếp xúc với tia bức xạ từ việc điều trị bệnh ung thư nào đó hoặc tia phóng xạ từ các nhà máy hạt nhân, sống trong vùng bị nhiễm bức xạ… sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư tuyến giáp…
3.5. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý về tuyến giáp sẽ được các bác sĩ chỉ định uống I-ốt phóng xạ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Lý giải về điều này, các bác sĩ cho biết việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ ngăn chặn cơ thể tổng hợp hormon T4 khiến tuyến giáp bị suy giảm chức năng, làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
3.6. Tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư tuyến giáp
Theo các nghiên cứu lâm sàng có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có bố hoặc mẹ hay người trong gia đình từng bị ung thư tuyến giáp, nhưng cho đến nay các nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm được ra yếu tố di truyền (gen) nào liên quan tới căn bệnh này.
Trên đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm ngay từ giai đoạn đầu.
Chính vì thế, tầm soát ung thư tuyến giáp định kỳ là một biện pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể. Ung thư tuyến giáp nếu chữa trị đúng phương pháp này từ giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 100%.
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán ung thư tuyến giáp, người bệnh cần tới bệnh viện để các bác sĩ trực tiếp thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng tuyến giáp, sờ nắn cổ để tìm hạch hoặc những dấu hiệu bất thường khác. Bác sĩ sẽ hỏi thêm về tiền sử bản thân và gia đình để chẩn đoán sơ qua tình trạng sức khỏe.
- Siêu âm tuyến giáp: Phương pháp này có thể phát hiện ung thư và đánh giá kích thước, cũng như vị trí của ung thư.
- Sinh thiết: Người bệnh có thể được sinh thiết để khẳng định ung thư và tìm ra loại ung thư tuyến giáp.
- Thử nghiệm đồng vị phóng xạ: Nhằm đánh giá mức độ và sự lan rộng của khối u
- Nếu người bệnh được phát hiện mắc ung thư tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm khác để đánh giá mức độ lan rộng của ung thư như chụp CT hoặc MRI… Tùy vào mức độ di căn của bệnh và độ tuổi của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
5. Các biện pháp điều trị ung thư tuyến giáp
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp như:
- Phẫu thuật: Phẫu thuật loại bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Ở người bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm và chưa lan rộng, người bệnh chỉ cần phẫu thuật và dùng hormone tuyến giáp.
- Điều trị I-ốt phóng xạ: Sau phẫu thuật tuyến giáp, nhiều người được điều trị I-ốt phóng xạ I-131 để tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến giáp bất cứ nơi nào trong cơ thể.
- Xạ trị: Xạ trị là phương pháp điều trị trong đó sử dụng tia năng lượng cao của bức xạ nhắm vào tế bào ung thư nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, hoặc ngăn chúng không sinh sôi và phát triển. Xạ trị có thể được sử dụng nếu ung thư tuyến giáp không đáp ứng với điều trị bằng I-ốt phóng xạ.
- Hóa trị: Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng các loại thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư, hoặc ngăn chặn chúng phát triển. Hóa trị rất hiếm khi được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp, nhưng có thể xem xét nếu ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp nêu trên chỉ mang tính chất gợi ý. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp. Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt nếu điều trị sớm, cơ hội chữa khỏi cao.
6. Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp hiệu quả
Ung thư tuyến giáp là bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp vẫn chưa được kết luận cụ thể, nhưng có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Việc hiểu đúng về những hiểm họa gây ung thư tuyến giáp, chúng ta sẽ có cách phòng ngừa phù hợp.
6.1. Tránh tiếp xúc với bức xạ
Bệnh ung thư tuyến giáp có liên quan tới bức xạ từ môi trường sống, môi trường làm việc… Những tia bức xạ là những chất nguy hiểm đối với sức khỏe, chúng dễ tấn công cơ thể, gây biến đổi gen, hình thành tế bào ung thư trong cơ thể.
Để phòng ngừa ung thư tuyến giáp, chúng ta cần tránh sống và làm việc trong môi trường có tia bức xạ như nhà máy năng lượng hạt nhân, cơ sở sản xuất đồ linh kiện điện tử… Nếu buộc phải làm việc trong môi trường nguy hiểm cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn.
6.2. Chế độ ăn uống khoa học
Thiếu I-ốt trong chế độ ăn hàng ngày cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Mặt khác, một chế độ ăn uống thiếu cân bằng các chất dinh dưỡng cũng không có lợi cho sức khỏe, khiến cơ thể dễ dàng bị các tác nhân xấu tấn công, gây bệnh.
Vì thế, để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp, chúng ta nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý: tích cực ăn rau xanh, các loại trái cây vừa bổ sung chất xơ lại cung cấp nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe. Bổ sung lượng I-ốt phù hợp trong chế độ ăn; tránh những thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn nhanh…
6.3. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
Bên cạnh thói quen ăn uống lành mạnh thì việc duy trì cân nặng hợp lý cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của ung thư tuyến giáp.
Cách đơn giản để duy trì trọng lượng hợp lý là thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, ăn uống khoa học…
6.4. Không sử dụng chất kích thích
Rượu và thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý ung thư, trong đó có ung thư tuyến giáp.
Vì thế để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp, chúng ta cần tránh sử dụng rượu bia và thuốc lá để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh khỏi nguy cơ mắc ung thư.
6.5. Tầm soát ung thư định kỳ
Ung thư tuyến giáp là một bệnh có tính di truyền. Vì thế mà nếu trong gia đình có người thân mắc ung thư tuyến giáp, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về dấu hiệu ung thư tuyến giáp. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm ngay từ giai đoạn đầu.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị