Dấu hiệu ung thư thực quản và tác dụng phụ do hóa trị ung thư thực quản gây ra
Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính đứng hàng thứ tư sau các bệnh ung thư đường tiêu hóa là dạ dày, ung thư gan và đại trực tràng. Việc phát hiện dấu hiệu ung thư thực quản để từ đó đưa ra phương án xạ trị tiêu diệt tế bào ác tính là rất cần thiết. Xạ trị ung thư thực quản cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ khác nhau. Cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Cụ ông 85 tuổi vẫn sống khỏe sau 4 năm mắc ung thư tiền liệt tuyến
- Ung thư thực quản giai đoạn cuối và những điều cần biết
- Ung thư thực quản độ tuổi nào dễ mắc?
Nội dung bài viết
1. Phát hiện dấu hiệu ung thư thực quản
Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ung thư thực quản vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên có một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như: thói quen hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn uống không khoa học…
Ung thư thực quản là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm. Vì thế bạn có thể tham khảo các cách phát hiện sớm ung thư thực quản sau đây:
Nếu mắc ung thư thực quản bạn có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu như:
- Khó nuốt: Đây là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất. Ban đầu tình trạng khó nuốt diễn ra chủ yếu với các thực phẩm cứng, rắn, khó nuốt nhưng không đau. Về sau khi bệnh tiến triển, tình trạng khó nuốt xảy ra với cả những thực ăn mềm, lỏng, kèm theo triệu chứng đau.
- Chảy nước bọt thường xuyên
- Đau tức ngực
- Gầy sút cân nghiêm trọng
- Thiếu máu
- Căng, tức nặng vùng ngực, đau âm ỉ đè nén sau xương ức
Những dấu hiệu của ung thư thực quản thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên nếu để ý kĩ, người bệnh sẽ thấy sự thay đổi của cơ thể, thay đổi trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đi khám ngay.
2. Cách tầm soát giúp phát hiện sớm dấu hiệu ung thư thực quản
Tầm soát ung thư là phương pháp hữu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể.
Tầm soát ung thư được khuyến khích cho những đối tượng có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt với ung thư thực quản, những người thường xuyên uống rượu bia, có tiền sử gia đình mắc bệnh, có tiền sử bệnh lý bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc có thói quen ăn uống không hợp lý…
Qua tầm soát ung thư thực quản, bạn cần thực hiện các bước sau:
2.1. Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng thực quản, sờ nắn vùng cổ để tìm kiếm hạch, hỏi tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình nhằm chẩn đoán sơ qua tình trạng sức khỏe.
2.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Giúp tìm chất chỉ điểm khối ung thư dạ dày – thực quản CEA, CA 19-9.
- Nội soi thực quản: Phương pháp này giúp phát hiện khối u, đánh giá kích thước u, mức lan của u trong lòng thực quản.
- Chụp thực quản cản quang: Chụp thực quản có uống thuốc cản quang là phương pháp rất cần thiết. Người bệnh sẽ uống một chất lỏng cản quang, chất này sẽ bám vào thực quản và cho thấy hình dạng của thực quản trên phim chụp.
- Chụp CT: Chụp CT thực quản giúp đánh giá mức độ lan rộng của u ở thành thực quản và sự xâm lấn vào tổ chức xung quanh thực quản và trung thất, đánh giá khả năng cắt bỏ được thực quản hay không. CT còn phát hiện hạch to, đánh giá giai đoạn bệnh.
- Sinh thiết: Phương pháp này có thể được thực hiện qua nội soi thực quản. Sinh thiết giúp chẩn đoán giải phẫu bệnh, phân loại ung thư.
2.3. Tư vấn đọc kết quả khám
Căn cứ vào các kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh, bạn sẽ được tư vấn và điều trị với các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu giàu kinh nghiệm. Việc phát hiện và điều trị sớm ung thư thực quản sẽ giúp làm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.
3. Tìm hiểu về hóa trị ung thư thực quản
Ung thư thực quản là bệnh lý ung thư nguy hiểm trong và thường gặp trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Tùy từng loại ung thư thực quản và các giai đoạn bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
Hóa trị là một phương pháp thường được áp dụng cho người bệnh ung thư thực quản. Tuy nhiên, tùy vào mức độ bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khác nhau:
- Hóa trị được sử dụng trước khi phẫu thuật (thường kết hợp với xạ trị) để thu nhỏ khối ung thư, từ đó giúp loại bỏ dễ dàng.
- Hóa trị được sử dụng sau khi phẫu thuật (thường kết hợp với xạ trị) nhằm tiêu diệt hoàn toàn mầm mống ung thư còn sót lại trong cơ thể.
- Hóa trị kết hợp cùng với xạ trị thường được áp dụng cho những người không có khả năng phẫu thuật do vấn đề sức khỏe hoặc không muốn phẫu thuật.
- Hóa trị có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với xạ trị nhằm điều trị giảm nhẹ, giúp kiểm soát các triệu chứng như đau hoặc khó nuốt…
Hóa trị thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác để tăng hiệu quả sau điều trị. Hóa trị ung thư thực quản có thể gây ra một vài tác dụng phụ, ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của người bệnh.
4. Tác dụng phụ của hóa trị ung thư thực quản
Các loại thuốc hóa trị sẽ tấn công vào các tế bào đang phân chia nhanh chóng, giúp kiểm soát và tiêu diệt khối u. Tuy nhiên, thuốc hóa chất lại được có tác dụng với toàn bộ các cơ quan trong cơ thể khiến những tế bào bị ảnh hưởng, gây tác dụng phụ không mong muốn.
4.1. Buồn nôn và nôn
Thông thường sau vài giờ hóa trị, người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn liên tục. Biểu hiện này thường gặp ở tất cả bệnh nhân điều trị hóa chất.
Tuy nhiên, triệu chứng này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi vì thế bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thêm một số loại thuốc giúp giảm bớt tình trạng này.
4.2. Chán ăn
Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn và mất vị giác, ăn uống không ngon miệng. Điều này sẽ gây ra tình trạng uể oải, thiếu chất dinh dưỡng, khiến người bệnh suy kiệt. Vì thế người nhà cần động viên người bệnh chịu khó ăn uống, đồng thời thường xuyên thay đổi món ăn, chế biến thức ăn dưới nhiều hình thức khác nhau để kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn cho người bệnh.
4.3. Rụng tóc
Trong thời gian hóa trị ung thư thực quản, người bệnh sẽ thấy tóc rụng và thưa dần. Tóc có thể rụng từng ít, sau đó rụng từng mảng lớn. Người bệnh sẽ rơi vào tình trạng tự ti, mặc cảm, buồn chán.
4.4. Lở loét miệng
Sau khi điều trị hóa chất, người bệnh có thể bị lở miệng do những tác dụng của thuốc gây ra. Người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau và chú ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để giảm tình trạng viêm loét, đau ở miệng.
4.5. Tiêu chảy hoặc táo bón
Hóa trị ung thư thực quản cũng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng. Người bệnh rất dễ bị thay đổi thói quen đại tiện như táo bón hoặc tiêu chảy.
Trên đây là dấu hiệu ung thực quản cũng như tác dụng phụ của hóa trị căn bệnh này. Người bệnh nên lạc quan và yên tâm điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Hầu hết các tác dụng phụ sẽ được cải thiện dần sau khi ngừng điều trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị