Lời khuyên: Đau dạ dày có ăn được trứng vịt lộn không?

Chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau dạ dày. Chính vì thế, nhiều người thắc mắc không biết người bị đau dạ dày có ăn được trứng vịt lộn không. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Đau dạ dày có ăn được trứng không?

Trước khi trả lời câu hỏi đau dạ dày có ăn được trứng vịt lộn không, chúng ta cùng tìm hiểu đáp án cho câu hỏi đau dạ dày có ăn được trứng không. Trứng là loại thực phẩm quen thuộc chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, giá thành rẻ lại dễ chế biến nên thường có mặt trong các bữa ăn của mọi gia đình.

Thành phần của trứng rất đa dạng, phong phú bao gồm protein, chất béo, glucid, vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin B12, folate, sắt, kẽm, canxi, kali, magie. Đặc biệt trong lòng đỏ trứng có chứa nhiều loại axit amin tốt cho sức khỏe và đầy đủ nhất trong các loại thực phẩm. Theo khuyến cáo của hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, mỗi ngày một người trưởng thành khỏe mạnh có thể sử dụng 1 quả trứng.

Đau dạ dày là tên gọi chỉ chung tình trạng bệnh lý về dạ dày bao gồm viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh viêm loét dạ dày. Vì thế, người bệnh đau dạ dày cần lưu ý hạn chế sử dụng những loại thức ăn gây kích ứng đến niêm mạc dạ dày. Trứng là loại thức ăn bổ dưỡng và không gây kích ứng đến niêm mạc dạ dày vì thế người bệnh đau dạ dày hoàn toàn ăn được trứng.

Sử dụng trứng đúng cách giúp mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh đau dạ dày bao gồm:

  • Các thành phần dinh dưỡng phong phú có trong trứng sẽ giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe, cải thiện chức năng hệ miễn dịch và hỗ trợ các hoạt động tiêu hóa thức ăn trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.
  • Các thành phần vitamin, khoáng chất, axit amin và các chất chống oxy hóa dồi dào, trứng giúp các tổn thương viêm loét dạ dày nhanh chóng hồi phục hơn và hạn chế sự hình thành các tổn thương viêm loét mới.
  • Mặc dù trứng rất giàu dinh dưỡng nhưng có kết cấu mềm và thành phần đạm dễ tiêu nên không làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa mà vẫn cung cấp đủ những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp giảm đỡ những mệt mỏi, suy nhược do bệnh đau dạ dày gây ra.
  • Trứng giúp cung cấp axit béo omega-3, giúp giảm nồng độ triglyceride trong máu và chứa ít cholesterol có hại cho cơ thể nên không làm tăng axit dạ dày, giúp giảm thiểu tối đa những tổn thương, kích ứng đến dạ dày.

Đau dạ dày có ăn được trứng vịt lộn không?

Như vậy, người bệnh đau dạ dày hoàn toàn ăn được trứng nói chung. Tuy nhiên, trứng có rất nhiều loại, trứng gà, trứng vịt, trứng vịt lộn, trứng cút lộn, trứng cút trắng, trứng ngỗng,… Nhiều người thắc mắc không biết đau dạ dày có ăn được trứng vịt lộn không, vì loại trứng này được biết đến là món ăn rất bổ dưỡng.

Hàm lượng dinh dưỡng mà 1 quả trứng vịt lộn cung cấp gồm 13.6g protein, 12.4g lipid, 82mg canxi, 212mg photpho, 600mg cholesterol. Bên cạnh những thành phần trên, trứng vịt lộn còn chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, vitamin B1, vitamin C cùng nhiều dưỡng chất khác như betacaroten, sắt, gluxit.

Theo đông y, trứng vịt lộn có công dụng dưỡng huyết, tư âm, ích trí. Món ăn này kết hợp cùng với gừng tươi, rau răm thường được sử dụng để chữa các chứng thiếu máu, gầy sút cân, đau đầu, chóng mặt, đặc biệt những người sức khỏe yếu, mới ốm dậy sử dụng rất tốt. 

Người bệnh đau dạ dày hoàn toàn sử dụng được trứng vịt lộn để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể sau những đợt điều trị dài ngày và giúp giảm mệt mỏi, suy nhược do triệu chứng bệnh gây ra. Tuy nhiên, hàm lượng các dưỡng chất đặc biệt là cholesterol trong trứng vịt lộn khá cao vì thế người bệnh đau dạ dày không nên sử dụng quá nhiều. 

Trứng vịt lộn chứa hàm lượng chất béo cao vì thế người đau dạ dày không nên ăn quá nhiều

Vì nếu bạn ăn quá nhiều trứng vịt lộn dạ dày sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn, làm tăng gánh nặng lên dạ dày và có thể làm axit dạ dày tiết ra nhiều hơn. Điều này có thể vô tình làm cho người bệnh gặp phải các triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu và đau dạ dày nhiều hơn.

Hơn nữa, hàm lượng vitamin A có trong trứng vịt lộn khá cao, nếu người đau dạ dày ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng dư thừa vitamin A, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dễ gây ra hiện tượng đầy bụng, ợ hơi, đi ngoài phân lỏng, chướng bụng, gây hại cho cơ thể. Chính vì thế, người bệnh đau dạ dày vẫn ăn được trứng vịt lộn nhưng chỉ nên ăn tối đa 2 quả một tuần, không nên ăn nhiều hơn vì có thể làm tình trạng bệnh chuyển xấu hơn.

Sử dụng trứng vịt lộn đúng cách cho người bệnh đau dạ dày như nào?

Trứng vịt lộn rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách. Đặc biệt, người bệnh đau dạ dày khi sử dụng trứng vịt lộn càng phải chú ý sử dụng đúng cách mới mang lại được tác dụng và không gây hại cho sức khỏe. Cụ thể người bệnh đau dạ dày khi sử dụng trứng vịt lộn cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Mỗi tuần người đau dạ dày chỉ nên ăn từ 1-2 quả trứng vịt lộn và nên ăn trứng vịt lộn đã được nấu chín kỹ.
  • Bạn nên ưu tiên chế biến trứng vịt lộn dưới dạng hấp, luộc, hạn chế những cách chế biến cầu kỳ vì có thể làm ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của trứng và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thời điểm sử dụng trứng vịt lộn cũng rất quan trọng, người bệnh nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa, không nên ăn vào buổi tối vì có thể gây khó tiêu, đầy bụng vào ban đêm.
  • Không sử dụng trứng vịt lộn cùng lúc với sữa tươi, sữa đậu nành, trà, óc lợn vì có thể gây tương tác làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng và có thể gây ra một số phản ứng có hại cho cơ thể.
  • Ngoài sử dụng trứng vịt lộn người bệnh đau dạ dày cần kết hợp thêm các loại thực phẩm khác như rau lá xanh đậm, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì cùng một số loại gia vị như gừng, nghệ, mật ong để đa dạng dinh dưỡng và giúp bệnh nhanh ổn định hơn.
  • Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người đau dạ cũng lưu ý nên tránh các loại thực phẩm không tốt cho tình trạng bệnh như ớt, tiêu, đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ,…

Khi nào người bệnh đau dạ dày không được ăn trứng vịt lộn?

Có một số trường hợp người đau dạ dày không được ăn trứng vịt lộn, bạn cần chú ý như sau:

  • Người đau dạ dày có kèm bệnh lý về gan: Những người có bệnh lý về gan chức năng chuyển hóa dinh dưỡng và chất béo bị suy giảm rất nhiều. Trong khi đó, hàm lượng đạm và chất béo có trong trứng vịt lộn rất cao có thể làm chức năng gan bị suy giảm nhanh hơn. Chính vì thế, những người có bệnh lý gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan không nên sử dụng loại thực phẩm này.
  • Người đau dạ dày có kèm bệnh lý gout: Lượng đạm phong phú trong trứng vịt lộn có thể làm triệu chứng đau nhức ở người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hàm lượng chất béo trong trứng vịt lộn rất cao, những người có bệnh lý huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid sử dụng nhiều trứng vịt lộn sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, bệnh lý về cục máu đông,… Vì thế những người đau dạ dày có kèm bệnh huyết áp cao và mỡ máu cao nên hạn chế ăn trứng vịt lộn.
  • Phụ nữ có thai bị đau dạ dày cũng nên hạn chế sử dụng trứng vịt lộn, đặc biệt không ăn trứng vịt lộn kết hợp cùng với rau răm vì có thể gây động thai, sảy thai.

Như những thông tin bài viết cung cấp thì đáp án cho câu hỏi đau dạ dày có ăn được trứng vịt lộn không là có. Tuy nhiên, việc sử dụng trứng vịt lộn ở người đau dạ dày cần đặc biệt chú ý ăn tối đa 2 quả 1 tuần và sử dụng đúng cách để không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: