Cô giáo ung thư phổi học cách lạc quan bằng thơ

Chuẩn bị chu đáo để ra đi vì bệnh ung thư phổi di căn, chị Nguyễn Thị Hường không nghĩ sau gần 5 năm còn được cùng chồng chờ những giò phong lan nở.

Sáng chủ nhật hanh hao nắng, trong khoảng sân nhỏ trước căn nhà hai tầng ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, chị Hường đứng ngắm chồng tưới cây. “Với những người phụ nữ khác, không gian ấy không có gì đặc biệt. Song với một người vợ được bác sĩ thông báo bị ung thư phổi giai đoạn cuối, chỉ có thể kéo dài sự sống 9 tháng thì khoảng thời gian này đáng quý không tiền nào mua được”.

“Tôi dạy Văn, chồng dạy Toán, cuộc sống của đôi ‘giáo viên làng’ vốn bình yên với ước mơ nuôi dạy hai đứa con trưởng thành. Xây xong ngôi nhà, tưởng chừng chỉ vài năm nữa là an nhàn nhưng bệnh tật đến không báo trước”. Chị kể, lúm đồng tiền tròn xoe, giọng khàn đặc và mắt mở to nhưng ngấn nước.

Chị Nguyễn Thị Hường và anh Nguyễn Văn Bích chăm sóc những giò hoa phong lan trong vườn nhà.
Chị Nguyễn Thị Hường và anh Nguyễn Văn Bích chăm sóc những giò hoa phong lan trong vườn nhà.

Hành lý cho chuyến đi xa nhất

Đầu năm 2015, chị Nguyễn Thị Hường đưa người thân đi khám bệnh, tình cờ kiểm tra sức khoẻ thì phát hiện một khối u ở phổi. Chị tiếp tục làm các xét nghiệm tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, được thông báo mình mắc bệnh ung thư phổi, tế bào biểu mô tuyến, giai đoạn 4, đã có dịch màng phổi và hạch trung thất. “Sau hơn 4 năm, nhớ lại khoảnh khắc được bác sỹ thông báo bệnh và chỉ định truyền hoá chất, tôi vẫn thấy rùng mình. Tôi nhớ như in bác sĩ nói: Cố gắng thì kéo dài được 9 tháng. Khoảng thời gian ấy không đủ để nhìn con trai vào đại học, con gái lên cấp 3”, chị Hường nhớ lại.

Chị Nguyễn Thị Hường giữ từng bản xét nghiệm, bệnh án và nhớ từng ngày đối mặt với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, di căn lên não.
Chị Nguyễn Thị Hường giữ từng bản xét nghiệm, bệnh án và nhớ từng ngày đối mặt với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, di căn lên não.

Lúc đó, chồng chị – anh Nguyễn Văn Bích ngồi bên nắm chặt tay vợ, khẩn cầu bác sĩ: “9 tháng hay 3 tháng cũng phải chữa. Chúng tôi sẽ kiên trì theo phác đồ của bệnh viện”. Giọng nói cương nghị và cái siết tay của chồng đã kéo chị dậy. Chị không cho phép mình gục ngã.

Những ngày chữa bệnh sau đó, gia đình chị chia làm “hai phe”, mỗi phe một nhiệm vụ. Chồng lo kinh tế, chăm sóc các con, còn vợ nhận nhiệm vụ chữa bệnh, ai cũng phải làm cho thật tốt để người kia yên tâm.

Những lần truyền hoá chất đau đớn tưởng như chết đi sống lại giúp chị Hường vượt qua được mốc 9 tháng rồi 1 năm, 2 năm. Khi con trai thi đỗ Đại học Dược với ước mơ tìm ra loại thuốc chữa bệnh ung thư phổi, chị chỉ mong có thể kéo dài thời gian để nhìn con gái bước chân vào giảng đường. Nhưng năm 2018, chị thường xuyên chóng mặt biểu hiện báo hiệu khối u đã di căn não.

Gia đình chị Hường, anh Bích chụp ảnh lưu niệm kỷ niệm 20 năm ngày cưới.
Gia đình chị Hường, anh Bích chụp ảnh lưu niệm kỷ niệm 20 năm ngày cưới.

“Tôi quyết tâm tiếp tục chữa bệnh bằng mọi cách. Từ xạ phẫu, điều trị hoá chất đến xạ gama nhưng khối u vẫn lì lợm lớn lên. Trong những đợt xạ trị, tôi lên cơn co giật, có lần phải cấp cứu khẩn cấp vì máu phun từ đầu ra ướt đẫm quần áo, thấm đỏ ga giường”.

Không còn hi vọng nữa, chị Hường về nhà với suy nghĩ: Những ngày cuối cùng chắc chắn sẽ rất bận rộn. Lấy hết sức lực, chị dọn dẹp nhà cửa, thu vén từng cái bát, xoong nồi đến quần áo cho chồng và hai con. Phần mình, chị cũng chuẩn bị đủ quần áo, hành lý cho chuyến đi xa nhất của cuộc đời. “Tôi chỉ cầu mong có thể chờ vài tháng nữa, con gái vào Đại học Sư phạm, thực hiện giấc mơ theo nghiệp bố mẹ”.

Sức sống của hoa phong lan

Không còn áp lực phải chữa bệnh bằng mọi giá, cũng không còn đau đớn vì hoá, xạ trị, chị Hường trở lại nhịp sống như những ngày chưa bệnh. Chỉ khác là: “Chuyến xe rời cõi tạm có thể ghé qua nhà, đón tôi đi bất cứ lúc nào”.

Anh Bích thường xuyên tìm đọc các bài tập rèn thể lực, thực đơn dinh dưỡng cân đối cho vợ. Hai anh chị tự hiểu: sẽ bên nhau những ngày cuối thật thanh thản, vui vẻ. Trong khoảng thời gian đó, anh Bích có nhớ đến một loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ dành cho bệnh nhân ung thư mà vợ được bạn tặng hai năm trước.

“Tôi nhớ thời điểm đó vợ dùng sản phẩm thấy sức khoẻ khá hơn, không còn quá đau đớn do tác dụng phụ của hoá chất, đủ sức khỏe quay lại bệnh viện tiếp tục phác đồ điều trị sau khi phải cấp cứu vì tụt bạch cầu. Tôi tìm kiếm thông tin mới nhớ ra là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Gen K. Đọc kỹ, tôi thấy GenK là sản phẩm từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, có hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp, không chỉ giúp giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị mà còn giúp người bệnh ung thư cải thiện sức khoẻ. Thấy sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép tôi an tâm mua cho vợ dùng”.

5h sáng hàng ngày, anh Bích gọi chị Hường dậy đi bộ với đôi chân bước thấp bước cao, di chứng sau thời gian liệt nửa người vì hoá chất. Bữa sáng, trưa, tối, anh cũng chăm lo để vợ ăn uống đủ chất. Ngoài ra, chị Hường chưa bao giờ quên uống GenK. Chị vừa thương vừa bực tính cẩn thận của chồng: “Anh ấy theo dõi lịch sinh hoạt, ăn uống của tôi tỉ mỉ, chi tiết như giải toán cho học sinh vậy. Tôi không khoẻ mạnh là có lỗi với chồng”.

anh-bich-chi-huong
Anh Bích chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho vợ.

Vốn là người chỉ biết đến các con số, trước đây anh Bích không quan tâm đến cây cảnh, hoa lá. Vậy mà từ Tết ra, anh bắt đầu trồng lan. Những giò lan ngày một nhiều lên trong sân vườn khiến chị Hường và hai con đều bất ngờ, hỏi thế nào anh cũng không chịu nói.

Một buổi sáng khi vợ nhắc về chuyến đi xa không ai mong đợi, anh chỉ bình thản nói: “Các loài hoa lan có sức sống mãnh liệt. Lan có thể sống trên kẽ đá, trên cây đang sinh trưởng, cây đã mục khô, thảm thực vật đã mục nát như phong lan hoặc có thể sống trên đất như địa lan. Anh học trồng lan là vì thế”.

Mỗi lần nghĩ đến chuyến đi xa, chị Hường thường tưới lan, nhớ về câu nói của chồng và mong cây sớm ra hoa.

Thơ cho riêng mình

Từ giữa năm 2018, khi bắt đầu có dấu hiệu di căn não, trang giáo án, bục giảng trở thành ký ức với cô giáo dạy văn Nguyễn Thị Hường. Chị chỉ còn đọc bệnh án, tên thuốc, số lần hoá trị và xa dần những trang văn, bài thơ. Rất nhiều lần chị chia sẻ với đồng nghiệp cũ, anh chị em cùng bị bệnh về nỗi nhớ thơ văn của mình.

“Mọi người thương nên gửi rất nhiều bài thơ động viên tôi. Trong số những trang viết đầy tính khích lệ mà tôi nhận được, có một bài thơ ví tôi như một con ếch điếc. Chú ếch bị rơi xuống giếng, không thể nghe thấy đồng loại đang hét lên rằng không thể và không bao giờ nhảy được lên mặt giếng đâu nên cứ cần mẫn từng ngày từng ngày nỗ lực. Sau bao phen nhảy lên rồi ngã xuống, nó đã tìm được cách để lên tới mặt giếng”.

Chị Hường thường chép lại những vần thơ bạn bè gửi tặng rồi đọc cho chồng nghe.
Chị Hường thường chép lại những vần thơ bạn bè gửi tặng rồi đọc cho chồng nghe.

Chị Hường tìm thấy niềm hân hoan trong những trang thơ: “Cái không gian trong veo nồng ầm ấy, tôi thuộc về nó. Mỗi lần nhớ đến chuyến đi xa, tôi lại đọc cho chồng nghe vần thơ: Tâm quyết với chí bền/ Ếch cố sức nhảy lên/ Không quản ngày hay đêm/ Lạc quan thêm sức mạnh/ Cho ếch già đôi cánh/ Đời đôi khi phải là/ Như một con ếch điếc”.

Chị không còn chuẩn bị quá nhiều hành lý cho chuyến đi xa của mình vì tự nhủ sự chuẩn bị tốt nhất là cho đi yêu thương và nhận lại yêu thương. Người vợ đã bước sang tuổi 50 nâng niu từng ngày mình còn được sống, còn được hiện diện trên trần gian, trân quý mỗi phút giây bên gia đình, chồng con, bè bạn.

Lắng nghe ý kiến chia sẻ của chuyên gia về Sản phẩm GenK STF đã được đưa tin trên sóng truyền hình VTC tại đây:

Nguồn: Vnexpress.net

https://vnexpress.net/longform/co-giao-ung-thu-phoi-hoc-cach-lac-quan-bang-tho-4010412.html

Thông tin liên hệ