Cơ chế bệnh sinh và cách phân loại bệnh ung thư máu

Bệnh ung thư máu là bệnh ác tính của cơ quan tạo máu, tỷ lệ tử vong rất cao và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng nhiều có thể do sự biến đổi môi trường, hậu quả chiến tranh, chất thải công nghiệp độc hại. Cùng GenK STF tìm hiểu cơ chế bệnh sinh và cách phân loại ung thư máu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Quy luật diễn biến và đặc điểm bệnh ung thư máu

Máu gồm các thành phần vô hình (huyết tương) và hữu hình (các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Bạch cầu có nhiệm vụ chung là bảo vệ cơ thể đối với các yếu tố bệnh lý khác nhau, chủ yếu là kháng nguyên vi khuẩn, virus. Các loại bạch cầu của cơ thể như bạch cầu hạt, lympho, bạch cầu mono. Các tế bào bạch cầu có thể không biệt hóa, loạn sản không kiểm soát ở bất kỳ xuất hiện ở máu ngoại vi hay hạch lympho gọi là bệnh bạch cầu (Leucose) hay thường gọi là bệnh ung thư máu.

Các tế bào máu không phát triển theo quy luật bình thường mà nó có những đặc điểm sau:

1.1. Tăng sản quá mức

Những bạch cầu non bình thường chỉ ở trong tủy xương. Ức chế sự sinh sản các dòng tế bào khác: khi các tế bào bạch cầu hạt quá sản thì sự tạo hồng cầu bị ức chế, gây thiếu máu nặng, do tăng sản một dòng tế bào, tổ chức tạo bạch cầu đó phì đại, tăng sinh lan tràn không kiểm soát đồng thời còn ức chế biệt hóa nên ở máu ngoại vi xuất hiện rất nhiều bạch cầu nong tiểu cầu cũng bị ức chế sinh sản gây xuất huyết giảm tiểu cầu (chảy máu chân răng, dưới da, chảy máu cam, võng mạc, xuất huyết nội tạng… ) Bệnh càng ác tính các triệu chứng trên càng rõ rệt.

Bạch cầu tăng sinh lan tràn không kiểm soát ức chế biệt hóa nên ở máu ngoại vi xuất hiện rất nhiều bạch cầu non

1.2. Dị sản

Không tuân theo quy luật bình thường mà lan tràn xâm lấn sang các tổ chức lân cận hoặc sang các tổ chức tạo máu khác mà bình thường tổ chức này không sản sinh ra dòng tế bào đó. Ví như trong bệnh bạch cầu tủy hay hạch, lách cũng sản xuất ra các bạch cầu hạt, xâm lấn chèn ép màng xương gây đau xương  khớp; chèn ép vào thần kinh gây liệt. Trong bệnh bạch cầu Lympho tủy xương tràn ngập tế bào lympho, tổ chức lympho còn xâm lấn tổ chức da, nằm gây biến dạng diện mạo, xâm lấn nhu mô phổi, thành dạ dày, ruột thành các u cục rải rác, loét và hoại tử gây xuất huyết…

1.3. Loạn sản

Loạn sản tức là sản xuất những tế bào không điển hình cả về hình thái và chức năng (thực bào, miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào). Do đó giảm làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Các tế bào có hiện tượng thoái hóa, có hình dạng bất thường, có không bào, phát triển không đồng đều giữa nhân và bào tương. Các nguyên tủy bào không điển hình còn được gọi là cận nguyên tủy bào hoặc nguyên tủy bào nhỏ, có trường hợp khó có thể xác định được là nguyên bào của dòng nào gọi là các nguyên bạch cầu.

2. Nguyên tắc phân loại bệnh ung thư máu

Phân theo loại tế bào hoặc tổ chức tạo máu bị bệnh: bệnh của tế bào dòng tủy gọi là bệnh bạch cầu tủy; bệnh của tổ chức lympho gọi là bệnh bạch cầu lympho…

Phân theo số lượng bạch cầu ngoại vi: chia các thể tăng bạch cầu > 50.000/ mm3 (bệnh bạch cầu đa sinh), không tăng số lượng bạch cầu được gọi là thể ẩn, chỉ phát hiện được khi có những kích thích bất thường gây tăng số lượng bạch cầu và xuất hiện bạch cầu non trong máu ngoại vi; thể giảm bạch cầu dưới 4.000/ mm3 là thể cấp tính, nghiêm trọng.

Phân theo hình thái diễn biến của bệnh: thể cấp tính thường diễn biến nặng nề, tử vong nhanh trong vòng vài tuần đến vài tháng, trong máu xuất hiện nhiều nguyên bào do khả năng biệt hóa bị ức chế không chuyển thành các tế bào máu trung gian. Thể mãn tính thì diễn biến có thể kéo dài hơn hàng năm và trong máu ngoại vi xuất hiện nhiều loại tế bào từ nguyên bào đến các tế bào trung gian và các tế bào trưởng thành, số lượng bạch cầu tăng rất cao cùng với diễn biến nghiêm trọng của bệnh.

Hình ảnh bệnh bạch cầu mãn tính dòng Lympho

3.  Bệnh sinh của bệnh bạch cầu (Leucose)

Có nhiều thuyết về cơ chế bệnh sinh đã được đưa ra nhưng  cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.

Thuyết virus: Thuyết này dựa trên sự phát hiện các virus gây bệnh bạch cầu ở chim, gà , chuột và một số động vật có sừng như trâu, bò… Các virus này thường có vật chất di truyền là ARN, có thể không gây bệnh ngay mà đến đời sau mới phát bệnh, hoặc virus xâm nhập vào trong tế bào, chuyển thành tế bào ung thư ngủ, cho đến khi có kích thích bên ngoài phù hợp, bệnh mới xuất hiện. Nhưng ở người việc phân lập virus gây bệnh chưa thực hiện được nên thuyết này vẫn chưa được khẳng định.

Virus có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư máu

Thuyết tia xạ: Có rất nhiều nghiên cứu nhận xét trên lâm sàng và thực nghiệm cho thấy có thể do tia X, tia xạ ion hóa gây ra bệnh. Những người làm việc tiếp xúc với tia X có tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cao hơn so với người bình thường. Các nạn nhân của vụ đánh bom nguyên tử năm 1945 ở Nhật bản (Hiroshima, Nagasaki ), tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu rất cao ở vùng có bán kính 1,5k xung quanh trung tâm vụ nổ.

Thuyết chất độc hóa học: Có nghiên cứu cho rằng Benzen và một số chất độc hóa học khác có khả năng ức chế biệt hóa và làm phát triển tăng sinh ác tính các tế bào máu gây bệnh bạch cầu (Leucose) ở người và động vật. Cũng có thể các chất này hay  tia xạ chỉ là tác nhân tạo điều kiện kích thích các virus ở dạng ẩn gây bệnh và phát triển.

Thuyết nội sinh chuyển hóa: Thuyết này dựa vào các cơ sở tế bào máu ác tính có hệ thống enzym và chuyển hóa khác hẳn với các tế bào máu bình thường, không có khả năng tổng hợp enzyme asparaginase cho nên dễ chuyển thành tế bào ác tính. Ngay từ giai đoạn sớm của bệnh đã thấy có sự rối loạn chuyển hóa Tryptophan. Những người bị bệnh di truyền (ví dụ như hội chứng Down, Turner… ) có rối loạn tổng hợp, hấp thụ Vitamin B, cần thiết cho sự chuyển hóa Tryptophan cũng dễ mắc bệnh này. Các nguyên nhân kể trên có thể làm thay đổi cấu trúc vật chất di truyền ARN, AND làm cho các tế bào máu phát triển ác tính và gây bệnh bạch cầu.

4. Ung thư máu có mấy loại?

Có ba loại ung thư máu gồm bạch cầu (36%), ung thư hạch (46%) và u tủy (18%).

4.1 Bệnh bạch cầu

Bạch cầu có chức năng chống nhiễm trùng quan trọng trong hệ thống miễn dịch, thường xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh chóng và cần phải được điều trị khẩn cấp.

Khi mắc phải bệnh bạch cầu cấp tính, cơ thể sẽ sản sinh ra một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành, các tế bào này sẽ làm tắc nghẽn tủy xương, ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác cần thiết để xây dựng nên hệ thống miễn dịch cân bằng và dòng máu khỏe mạnh.

Đồng thời, khi tế bào bạch cầu tăng số lượng đột biến sẽ làm bản thân nó thiếu thức ăn và buộc phải ăn hồng cầu, gây nên hiện tượng thiếu hụt hồng cầu trong cơ thể.

4.2 Lymphoma

Lymphoma là một loại ung thư máu có ảnh hưởng rất lớn đến hệ bạch huyết – một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và một số bệnh tật khác.

Khi có u lympho nghĩa là cơ thể đã sản sinh quá mức các tế bào lympho một cách vô tổ chức và các tế bào lympho này tồn tại được lâu gây nên tình trạng quá tải, làm tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Lymphoma có thể phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hạch bạch huyết, tủy xương, lá lách và các cơ quan khác.

4.3 Đa u tủy (thuộc loại ung thư máu dòng tủy)

Đây là một bệnh ung thư máu liên quan đến các tế bào plasma. Tế bào plasma này được tìm thấy trong tủy xương, tạo ra các kháng thể giúp chống lại sự nhiễm trùng cho cơ thể

Trong đa u tủy, số lượng lớn bất thường của các tế bào plasma tập trung trong tủy xương gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

Trên đây là một số cách để phân loại ung thư máu hiệu quả. Khi có nhiều hơn 1 triệu chứng xảy ra với cơ thể mình mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đến ngay bệnh viện gần nhất để được khám và có phương pháp điều trị kịp thời nhé.

Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF