[Mách bạn] Top 17 cách trị đau bao tử dân gian hiệu quả
Cách trị đau bao tử dân gian như thế nào được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bệnh bao tử hay còn được gọi là đau dạ dày càng trở nên phổ biến ở hiện nay. Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng Tây y, thì việc sử dụng các bài thuốc nam hỗ trợ chữa viêm dạ dày đang là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân. Và qua bài viết sau đây GENK STF sẽ bật mí cho bạn các cách trị đau bao tử dân gian mà bạn không nên bỏ qua.
Xem thêm:
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- Tổng hợp những cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng cho hiệu quả cao
- Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bao tử
Bệnh đau bao tử là căn bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày, nhưng căn nguyên chủ yếu được xác định do Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý về dạ dày nói chung và đau dạ dày nói riêng. Bên cạnh đó, việc dùng các thuốc kháng viêm cũng như thuốc giảm đau thường xuyên sẽ là điều kiện tốt để gây viêm loét dạ dày. Bởi tất cả loại thuốc này đều làm giảm chất bảo vệ dạ dày là prostagladine.
Ngoài ra, chế độ ăn uống hay căng thẳng kéo dài cùng với chế độ sinh hoạt bất hợp lý,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau dạ dày và các chứng bệnh liên quan tới dạ dày.
2. Những ưu, nhược điểm khi chữa đau bao tử bằng bài thuốc dân giân
Bên cạnh các phương pháp Tây y thì chữa đau dạ dày bằng thuốc nam là phương pháp được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc nam để hỗ trợ điều trị dạ dày cũng tồn tại những ưu, nhược điểm phải kể đến như:
Ưu điểm:
- Các bài thuốc nam hỗ trợ chữa đau dạ dày có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên nên ít khi gây tác dụng phụ cho cơ thể vì thế có thể sử dụng lâu dài.
- Ngoài tác dụng hỗ trợ chữa đau dạ dày, các loại thảo dược này còn chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho sức khỏe và giúp nâng cao sức đề kháng.
Nhược điểm:
- Tác dụng chậm, mất thời gian chuẩn bị nên khó áp dụng cho người bận rộn
- Không thể chữa dứt điểm bệnh và ít có hiệu quả trên các bệnh nhân mức độ nặng,..
3. Cách trị đau bao tử dân gian đơn giản tại nhà
Sau đây là một số bài thuốc dân gian giúp trị đau dạ dày mà bạn có thể áp dụng tại nhà:
3.1. Bài thuốc trị đau dạ dày từ nghệ và mật ong
Nghệ kết hợp với mật ong được xem là bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày tốt nhất và hiệu quả nhất, được rất nhiều người áp dụng để chữa các bệnh về dạ dày nhất hiện nay.
Bài thuốc chữa đau dạ dày từ nghệ và mật ong như sau:
- Cho 120g bột nghệ tươi trộn đều cùng với 60g mật ong nguyên chất
- Se nghệ mật ong thành các viên nhỏ khoảng 5g rồi cho vào hủ thủy tinh đậy kín để bảo quản.
Cách dùng:
- Đau dạ dày nhẹ, mới phát: mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần 3 viên. Dùng từ 7 đến 10 ngày là khỏi.
- Đau dạ dày nặng: mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần 3 viên. Uống liên tục từ 30 đến 40 ngày hoặc đến khi khỏi bệnh.
3.2. Bài thuốc trị đau dạ dày từ đậu rồng
Đậu rồng không chỉ là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng mà còn cói khả năng chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả.
Cách chữa đau dạ dày bằng đậu rồng như sau:
- Mỗi ngày nhai khoảng 12 hạt đậu rồng già trước khi ăn sáng hay đem hạt đậu rồng tán thành bột pha nước uống mỗi ngày.
- Nếu đau dạ dày ở mức độ nhẹ, sử dụng đậu rồng khoảng 2 tuần sẽ cho hiệu quả nhanh.
- Nếu bệnh nặng hơn, người bệnh cần kiên trì áp dụng mới có kết quả cao.
3.3. Bài thuốc chữa đau bao tử từ nha đam
Nhắc đến cách trị đau bao tử dân gian nhiều bệnh nhân sẽ nghĩ ngay đến nha đam. Thành phần glycoprotein được tìm thấy trong nha đam là một chất kháng viêm tự nhiên, giúp chống sưng, thu nhỏ vết loét và chữa lành những tổn thương trong dạ dày. Một số cách sử dụng nha đam để chữa đau dạ dày:
Cách 1: Uống nước nha đam: Dùng 1 nhánh nha đam tươi và gọt sạch vỏ. Lấy phần gel nha đam sau đó đem ép lấy nước uống. Hay bạn cũng có thể xắt nhỏ nha đam thành hạt lựu đem nấu với đường phèn chia làm 3 – 4 lần dùng trong ngày, ăn cả nước và phần cái.
Cách 2: Bài thuốc từ nha đam và mật ong: Để sử dụng, bạn lấy gel nha đam xay nhuyễn và cứ 5 lá nha đam thì trộn chung với 1/2 lít mật ong.
3.4. Bài thuốc chữa đau dạ dày từ gừng
Củ gừng có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị đau dạ dày. Loại gia vị này có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đầy bụng, khó tiêu, chống buồn nôn và ức chế hoạt động co thắt của cơ trơn trong ruộ từ đó làm dịu cơn đau dạ dày. Bên cạnh đó, gừng còn có khả năng giảm đi lượng axit dư thừa trong dạ dày và tăng cường tưới máu đến nuôi dưỡng, tái tạo tổn thương ở lớp niêm mạc ruột.
Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi và 2 thìa mật ong
Cách sử dụng:
- Cạo sạch lớp vỏ gừng rồi bằm nhuyễn
- Bỏ gừng vào ấm nấu với 200ml nước trong khoảng 5 phút
- Lọc nước gừng cho vào ly, để đến khi còn hơi âm ấm thì quấy thêm mật ong nguyên chất vào
- Uống nước trên sau khi ăn sáng khoảng 30 phút.
3.5. Chữa trị dạ dày tại nhà với lá tía tô
Hoạt chất glycosid và tanin trong lá tía tô có tác dụng se nhỏ các vết loét. Nhờ vậy mà các tổn thương trong dạ dày được cải thiện nhanh chóng. Bên cạnh đó, lá tía tô còn giúp hỗ trợ giảm tiết axit quá nhiều trong dạ dày.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng một nắm lá tía tô, rửa sạch và cho vào đun với 1/2 lít nước lọc.
- Bạn có thể mua nhiều lá tía tô để bảo quản và sử dụng dần.
- Lưu ý, bạn nên sử dụng khi thuốc còn ấm và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
3.6. Cách trị đau bao tử dân gian bằng lá bạc hà
Tinh dầu trong lá bạc hà tạo nên vị the mát và vị cay có công dụng giúp làm dịu các triệu chứng đau dạ dày rất hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
Cách 1: Sử dụng lá bạc hà trực tiếp
- Chuẩn bị lá bạc hà tươi và đem rửa sạch
- Để ráo và nhai trực tiếp
- Kiên trì sử dụng từ 2 đến 3 lần trong tuần để thấy hiệu quả
Cách 2: Sử dụng lá bạc hà dùng để pha trà nóng
- Rửa sạch lá bạc hà và để ráo hay có thể dùng lá khô
- Cho vào ấm nước với lượng nước lọc vừa đủ
- Đun đến khi nước sôi thì để lửa nhỏ trong 5 phút
- Sử dụng bài thuốc 2 đến 3 lần mỗi ngày để giảm các triệu chứng khó chịu ở vùng bụng.
3.7. Sử dụng lá đu đủ trị đau dạ dày tại nhà hiệu quả
Trong đu đủ chứa nhiều enzym papain không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn có tác dụng kích thích đào thải các độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, hoạt chất này còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phân huỷ protein, từ đó thúc đẩy chức năng của hệ tiêu hóa dẫn đến làm giảm đau dạ dày hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện như sau:
Cách 1: Kết hợp lá đu đủ với táo tây và mía lau
- Chuẩn bị khoảng 30g đu đủ chín đã gọt bỏ vỏ, 30g táo tây và 30g mía lau.
- Hấp cách thủy và chia đều để sử dụng 3 lần trong một ngày.
Cách 2: Dùng kết hợp với ngải cứu và vỉ bí đao (Đối với trường hợp đau dạ dày cấp mãn tính)
- Dùng 15g đu đủ khô kết hợp với 6g ngải cứu và 10g vỉ bí đao.
- Mang hỗn hợp hấp cách thủy
- Chia đều uống 3 lần trong một ngày
3.8. Cách trị đau bao tử dân gian bằng nước dừa
Thành phần chủ yếu của dừa là các enzyme kháng khuẩn có tác dụng giúp kìm hãm sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Ngoài ra nước dừa còn chứa nhiều các loại khoáng chất như chloride, canxi, kali, vitamin,…. và muối khoáng giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Hướng dẫn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nước dừa tươi trong 1 quả dừa
- Đun với lửa nhỏ trong 30 phút
- Chia đều lượng nước để sử dụng 2 lần một ngày và uống trước mỗi bữa ăn 30 phút
3.9. Cách trị đau bao tử dân gian từ trái sung
Sung có tác dụng rất tốt đối với các bệnh liên quan đến dạ dày như:
- Kích thích hoạt động tiêu hóa “trơn tru
- Sung thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra dễ dàng hơn
- Giảm được triệu chứng đầy hơi và khó tiêu
- Chất xơ Prebiotics trong sung có tác dụng làm mềm phân từ đó giúp người bệnh có thể đại tiện dễ dàng hơn
- Giúp ngăn ngừa biến chứng ung thư dạ dày
Hướng dẫn thực hiện như sau:
- Rửa sạch 300g sung tươi, ngâm với nước muối và đem ra phơi nắng (hoặc sấy khô).
- Xay sung đã phơi khô thành bột mịn và sau đó bảo quản trong chai thủy tinh đậy kín.
- Mỗi lần dùng với 2 thìa cà phê bột sung và pha với 150ml nước ấm.
- Nên uống trước bữa ăn 30 phút
3.10. Chữa đau dạ dày bằng chuối xanh
Chuối xanh có chứa chứa hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cao nên chuối xanh có tác dụng rất tốt trong quá trình kiểm soát dịch nhầy tiết trong dạ dày. Đồng thời, loại thực phẩm này còn giúp tăng cường các lớp bảo vệ niêm mạc từ đó giúp phục hồi các tổn thương, cải thiện các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Rửa sạch chuối xanh rồi cắt lát và phơi khô
- Xay thành bột mịn và trộn cùng mật ong
- Khuyến khích dùng 2 lần một ngày
3.11. Cách trị đau bao tử dân gian từ cây chè dây
Sưt dụng chè dây là một trong những cách chữa đau dạ dày dân gian hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Chè dây có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP và se nhỏ vết loét niêm mạc ruột.
Hướng dẫn thực hiện như sau:
- Thái thân cây thành từng lát mỏng (hay có thể dùng loại đã phơi khô hoặc ở dạng túi lọc làm sẵn)
- Cho vào ấm nấu cùng với lá và khoảng 300ml nước lọc
- Đun trong 10 phút rồi tắt bếp sau đó lọc lấy nước cốt
- Uống ngày 2 lần và sử dụng liên tục trong 3 tuần
- Giảm liều lượng xuống còn 1 ngày nếu thấy các triệu chứng thuyên giảm
3.12. Cam thảo – cách trị đau bao tử dân gian an toàn
Cách chữa đau dạ dày với cam thảo rất nổi tiếng vì nhờ hàm lượng Acid glucuronic cao trong nó. Hoạt chất này có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh đau dạ dày. Ngoài ra còn giúp hỗ trợ rất tốt trong quá trình phục hồi các vết loét.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị từ 3 đến 5 gam cam thảo khô
- Cho cam thảo và 500 ml nước lọc vào ấm rồi đun sôi
- Khi nước sôi thì giảm lửa liu riu để đun thêm 10 phút
- Lọc lấy phần nước cốt
- Chia nước cốt thành nhiều phần uống trong ngày
3.13. Cách trị đau bao tử dân gian bằng cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi vốn được biết đến là loại thảo dược có công dụng chống viêm nên có tác dụng để chữa trị các biến triệu chứng bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, trong cọ nồi chứa các hoạt chất như Flavonozot và Tanin giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.
Hướng dẫn thực hiện như sau:
Cách 1: Nước cốt cỏ nhọ nồi
- Rửa sạch cỏ nhọ nồi và ngâm với nước muối pha loãng trong 15 đến 20 phút
- Vớt ra, để ráo và sau đó xay nhuyễn
- Dùng rây lọc phần xác ra
- Chia phần nước cốt ra thành 2 liều, uống vào buổi sáng và chiều trong ngày
Cách 2: Kết hợp cùng với táo tàu, bạch cập và cam thảo
- Chuẩn bị 50g nhọ nồi, 4 quả táo tàu (đại táo), 25g bạch cập (tuyết như lai) và 15g cam thảo
- Sắc tất cả nguyên liệu với 500 ml nước
- Đun cho đến khi phần nước cạn còn 200ml
- Chia thành 2 liều và uống sau bữa trưa, tối 30 phút
3.14. Hoa cúc giảm các triệu chứng của đau dạ dày
Hoa cúc là dược liệu có tác dụng giảm triệu chứng co thắt dạ dày rất hiệu quả nhờ có chứa các hoạt chất như Cholin, Adenine, Vitamin B1, A và các họ Axit Amin khác.
Hướng dẫn thực hiện như sau:
- Rửa sạch hoa cúc tươi, để ráo rồi cho vào ấm (hay có thể dùng hoa cúc khô)
- Cho lượng nước sôi vừa đủ và đậy nắp kín
- Ủ khoảng 15 phút sạu đó vớt hoa ra
- Có thể cho thêm mật ong để tăng thêm hương vị
3.15. Điều chế thuốc chữa đau dạ dày bằng lá mơ
Lá mơ được dùng như một bài thuốc giải độc, thanh nhiệt và trừng phong hoạt huyết. Do đó lá mơ rất phù hợp để giảm tình trạng cơ thắt, tiêu viêm lớp niêm mạc ở thành dạ dày.
Hướng dẫn thực hiện như sau:
- Rửa sạch khoảng 30g đến 40g lá mơ và ngâm trong nước muối.
- Xay nhuyễn (hoặc giã nát) lá và lọc lấy nước cốt rồi chưng cách thủy.
- Uống 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn sáng và tối 30 phút.
3.16. Chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả với quế
Trong quế có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa phải kể đến như eugenol, cinnamaldehyd, linalool. Các hoạt chất này có tác dụng giúp tiêu viêm, giảm kích ứng dạ dày, trung hòa dịch vị và các tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Người bị đau dạ dày có thể nhai trực tiếp một miếng quế nhỏ hoặc pha trà quế để giảm hiện tượng khó tiêu.
Ngoài công dụng giảm đau, có thể sử dụng trà quế còn giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng bằng cách:
- Chuẩn bị 1 quả cam vắt lấy nước và 3 – 4 khúc quế rửa sạch.
- Đun sôi quế trên lửa nhỏ đến khi quế chuyển sang màu nâu đỏ và chắt lấy nước.
- Người bệnh đổ nước quế, cam và cho thêm mật ong khuấy đều, sử dụng ngay khi còn ấm.
3.17. Dùng baking soda và chanh để giảm cơn đau dạ dày
Nước chanh khi hòa cùng bột baking soda sẽ tạo ra acid carbonic và đây là chất giúp cải thiện tình trạng căng thẳng và khó tiêu ở dạ dày. Ngoài ra, hỗn hợp này cồn có thể giúp đào thải những độc tố ở gan, đường ruột từ đó làm tăng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Cách thực hiện như sau: Bệnh nhân chuẩn bị 1 cốc nước ấm, 1 thìa nước cốt chanh cùng với 1 ít bột baking soda khuấy đều và sử dụng trực tiếp thì sẽ thấy các cơn đau dạ dày được cải thiện đáng kể.
4. Những lưu ý khi thực hiện cách chữa đau dạ dày dân gian
Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, các bạn cần lưu ý những điều sau khi thực hiện cách trị đau bao tử dân gian:
- Chỉ áp dụng bài thuốc dân gian cho các trường hợp bị đau dạ dày nhẹ và trung bình.
- Cách trị đau bao tử dân gian chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, không điều trị dứt điểm.
- Nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính tuy nhiên sẽ có tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì thực hiện liên tục mới có hiệu quả.
- Cần sử dụng đúng liều lượng như đã hướng dẫn ở trên và không lạm dụng.
- Tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người và không phải tất cả các loại này đều mang lại hiệu quả cho tất cả mọi người.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai và những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh khác.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý: ăn đúng giờ, không nhịn ăn, không ăn quá no và ăn khuya và nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Thiết lập chế độ nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ giấc, tránh stress, căng thẳng và tránh làm việc quá sức trong thời gian dài.
- Thường xuyên tập luyện thể dục bằng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe để giúp điều hòa hoạt động hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.
- Tránh ăn các loại thực phẩm không tốt cho dạ dày như đồ cay nóng, có nhiều dầu mỡ, caffeine, bia rượu và không hút thuốc lá.
- Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày từ gừng tuy an toàn nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng được. Bởi nguyên liệu này có thể làm tăng tình trạng chảy máu nên không thích hợp đối với những người có biểu hiện bị xuất huyết dạ dày như nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Bên cạnh đó, người đang bị sốt cao, cảm nắng cũng không nên dùng gừng.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
Trên đây là một số cách trị đau bao tử dân gian với các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên rất lành tính và an toàn. Tuy nhiên khi áp dụng bất kì bài thuốc nào người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả