Biến chứng sau phẫu thuật não là gì? Có nguy hiểm không?
Biến chứng sau phẫu thuật não có nguy hiểm không là câu hỏi được quan tâm nhiều. Bởi vì u não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm dù ở thể lành tính hay ác tính. Khi bước vào giai đoạn cuối, bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng và khi đó bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện mổ não. Vậy biến chứng sau phẫu thuật não có nguy hiểm không? Hãy cùng với GENK STF tìm hiểu câu trả lời ngay dưới bài viết sau đây.
Xem thêm:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não chính xác và hiệu quả
- Nguyên nhân gây bệnh ung thư não
Nội dung bài viết
1. Khi nào cần mổ u não?
Mặc dù chi phí phẫu thuật u não khá cao tuy nhiên đây là phương pháp điều trị thường được sử dụng cho đa số các trường hợp u não. Để loại bỏ khối u, bác sĩ phẫu thuật sẽ phải mở hộp sọ. Việc phẫu thuật loại bỏ khối u như thế nào sẽ căn cứ vào 3 cấp độ: thứ nhất là cắt bỏ hoàn toàn; thứ 2 là do vị trí của khối u thì chỉ có thể phẫu thuật lấy ra được một phần và thứ 3 là khối u nằm ở vị trí quá khó ở trên não nên không thể phẫu thuật được.
Trong trường hợp này các bác sĩ sẽ xét nghiệm, sinh thiết tế bào của khối u để xem là lành tính hay là ác tính. Và sau đó mới có thể quyết định xạ trị khối u hay dùng hóa chất nào để điều trị. Nếu trong điều kiện thuận lợi, việc phẫu thuật có thể không làm tổn thương tới các mô não quan trọng, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ khối u. Nếu như không thể cắt bỏ hoàn toàn, phần khối u còn sót lại của khối u sẽ được điều trị bằng tia xạ hoặc hóa chất.
2. Mổ khối u não được tiến hành như thế nào?
Để loại bỏ hoàn toàn hay một phần khối u não, các bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một lỗ mở trong hộp sọ và tiến hành phẫu thuật cắt sọ.
- Trong 1 số trường hợp, khối u có kích thước nhỏ và dễ tách khỏi mô não xung quanh mà không làm tổn thương đến các mô não quan trọng thì bác sĩ có thể phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn.
- Còn nếu trong trường hợp, khối u có kích thước lớn hay nằm ở các vị trí nguy hiểm trong não thì bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt..
Phương pháp chỉ cắt bỏ một phần khối u có thể giúp làm giảm áp lực lên não từ đó cải thiện triệu chứng bệnh, đồng thời làm giảm khối lượng khối u phải điều trị bằng xạ trị hay hóa trị về sau. Tuy nhiên, dù là phương pháp loại bỏ hoàn toàn hay một phần u não thì vẫn có thể xảy ra những biến chứng sau mổ u não mà người bệnh không thể tránh khỏi.
3. Phẫu thuật não có nguy hiểm không?
Phương pháp phẫu thuật não được nhận định là khó kiểm soát và có thể xảy ra nhiều rủi ro. Chỉ cần 1 bất thường hay 1 sự cố nhỏ xảy ra cũng sẽ làm ảnh hưởng tới tính mạng con người. Thậm chí có những sự cố còn tác động đến trực tiếp lên não bộ con người gây ra các thương tật suốt đời.
Tuy nhiên hiện nay cùng với sự ra đời và phát triển của khoa học công nghệ đã phẫu thuật nhiều ca u não thành công. Việc tiến hành mổ u não tuy nguy hiểm nhưng nếu như áp dụng phương pháp phẫu thuật phù hợp thì khả năng hồi phục của bệnh nhân là rất lớn.
Khi lựa chọn mổ u não, người bệnh cần lựa chọn các bệnh viện chuyên khoa uy tín để thực hiện. Mổ não là quá trình nhiều khó khăn người bệnh phải đối mặt trong thời gian dài. Vì vậy, người nhà cần luôn đồng hành cùng bệnh nhân trong hành trình này để bệnh nhân vượt qua dễ dàng hơn.
4. Những biến chứng sau phẫu thuật não là gì?
Do mổ u não là phương pháp khá nguy hiểm nên người nhà bệnh nhân nên cân nhắc phương pháp và thời điểm phù hợp để mổ. Thông thường với các bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn cuối thì mổ u não chính là giải pháp tốt nhất. Bên cạnh đó nên căn cứ tính chất khối u để quyết định xem có nên tiến hành mổ u não hay không. Việc mổ não chỉ nên thực hiện khi khối u này là khối u ác tính. Với những bệnh nhân u não giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp điều trị khác như là: xạ trị, điều trị hóa trị hay dùng thuốc điều trị tại nhà.
Mổ u não có thể xuất hiện các biến chứng hay gặp sau:
4.1. Cảm thấy đau đầu, chóng mặt
Sau khi mổ u não, cảm thấy đau đầu chóng mặt là biến chứng đầu tiên sau khi mổ u não. Hầu hết các bệnh nhân tỉnh dậy sau ca mổ đều phải trải qua cảm giác đau đầu dữ dội, chóng mặt và cảm thấy mất thăng bằng. Hiện tượng này sẽ gặp phải sau khi thuốc tê đã hết tác dụng.
Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc giảm đau để sử dụng. Sau phẫu thuật, do cơ thể còn yếu, vì vậy tùy vào thể trạng và mức độ đau của bệnh nhân sau phẫu thuật các bác sĩ kê thuốc theo liều lượng phù hợp.
4.2. Tụ dịch máu não
Thông thường, có không ít bệnh nhân sẽ phải đối mặt với biến chứng tụ dịch máu não và sưng não. Bởi vì đây là biến chứng nặng nề ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân nên sẽ khiến rất nhiều người lo lắng.
Vì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nên bệnh nhân sau khi mổ u não cần phải có sự theo dõi đặc biệt sát sao của bác sĩ . Trong nhiều trường hợp, để giảm thiểu những nguy hiểm cho bệnh nhân, các bác sĩ có thể cho sử dụng những loại thuốc có tác dụng chống phù não.
Nếu như trong trường hợp bệnh nhân không có phản ứng tích cực với thuốc chống phù não thì bác sĩ sẽ cần phải chỉ định mổ lần hai để thoát dịch não.
4.3. Ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh
Một trong những biến chứng sau phẫu thuật não mà hay gặp nhất hiện nay đó là suy giảm chức năng não bộ. Biến chứng này có thể trở thành di chứng và ảnh hưởng đến suốt phần đời còn lại của người bệnh.
4.4. Vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp
Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật não, việc trò chuyện hay giao tiếp với mọi người xung quanh như trước kia có thể gặp phải nhiều trở ngại.
Bên cạnh những biến chứng như méo miệng, nói ngọng thì người bệnh còn có thể gặp phải vấn đề lớn như khó khăn trong việc hiểu lời nói cũng như chữ viết.
Khó khăn trong việc trình bày được suy nghĩ của mình cho người xung quanh, không thể nói hay viết, khó tập trung theo dõi được cuộc trò chuyện cũng như không biết cách bắt đầu hay kết thúc một cuộc thoại.
Những vấn đề này sẽ khiến người bệnh trở nên chán nản và tinh thần ủ dột. Chính vì vậy, người thân trong gia đình cũng như bạn bè hãy luôn ở bên, động viên và tham gia cùng bệnh nhân trong quá trình luyện tập phục hồi chức năng nói, giao tiếp.
4.5. Rối loạn cảm giác
Một trong những biến chứng sau phẫu thuật não thường gặp nhất chính là chứng rối loạn cảm giác. Người bệnh sẽ thường gặp phải các vấn đề thay đổi cảm giác, điển hình như là:
- Suy giảm thị giác
- Ù tai kéo dài
- Suy giảm thính lực
- Tê bì tay chân
- Cảm giác kiến bò
- Ngứa trên bề mặt da
- Mất hay giảm khả năng nhận biết mùi vị
4.6. Rối loạn vận động
Ngoài những biến chứng sau phẫu thuật não về hành vi, tính cách thì bệnh nhân cũng thường gặp phải vấn đề về rối loạn vận động điển hình là việc tay chân bị run, khó khăn trong việc điều khiển các chi, liệt cơ mặt,…
Những biến chứng sau phẫu thuật não có thể tự mất đi trong quá trình hồi phục của người bệnh. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, người bệnh cần phải điều trị tích cực và chăm sóc đặc biệt, điển hình nhất là quá trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật não.
4.7. Buồn nôn, co giật
Sau mổ não, bệnh nhân thường cảm thấy rất khó chịu, không ăn uống được gì. Bên cạnh đó còn thường xuyên co giật do các tế bào não vừa mới phẫu thuật vẫn chưa được ổn định. Các biến chứng này sẽ có thể suy giảm theo thời gian thông qua việc sử dụng thuốc và sau đó cơ thể bệnh nhân tự phục hồi.
4.8. Suy giảm thị giác, thính giác
Việc loại bỏ mô não có thể gây ra những tác động tiêu cực đến các chức năng của não bộ, chẳng hạn như là bệnh nhân sẽ bị suy giảm thị giác và thính giác. Việc phẫu thuật khối u não mà nằm gần các dây thần kinh kết nối với mắt và tai sẽ có thể gây mờ mắt, giảm thị lực hay ù tai, nghe kém, thậm chí là giảm cả vị giác do không thể nhận biết mùi vị.
5. Mổ u não sau bao nhiêu lâu sẽ hồi phục?
Sau khi biết được những biến chứng sau phẫu thuật não thì thời gian hồi phục sau phẫu thuật là điều cũng được nhiều người quan tâm. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật sẽ phụ thuộc phương pháp bệnh nhân lựa chọn. Phương pháp phẫu thuật u não bằng dao Gamma (Gramma Knife) hay bằng máy gia tốc tuyến tính Cyberknife là 2 phương pháp được lựa chọn nhiều hơn cả. Hai phương pháp này được đánh giá có hiệu quả cao ở bệnh nhân mắc u não. Đã có rất nhiều bệnh nhân thực hiện phương pháp này và cho kết quả thành công cũng như kéo dài được sự sống cho người bệnh.
Phương pháp dùng máy gia tốc tuyến tính Cyberknife sẽ giúp người bệnh không cần gây mê hay gây tê. Phương pháp này có thể thực hiện chính xác với các u di động. Việc mổ u não không cần gây mê, gây tê hay mổ xẻ nên bệnh nhân vẫn tỉnh trong quá trình phẫu thuật.
Với các phương pháp khác, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh mà dùng thuốc gây mê và gây tê khác nhau. Đa phần bệnh nhân sẽ tỉnh lại sau mổ vài tiếng.
Trong các trường hợp bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán cần phẫu thuật thì hãy thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Không nên vì ngại rủi ro mà từ chối phẫu thuật bởi vì như vậy sẽ cướp đi cơ hội sống của bệnh nhân. Và nên lựa chọn các bệnh viện lớn có chuyên khoa về ung thư cũng như máy móc hiện đại để ca phẫu thuật thành công cao hơn.
6. Phục hồi sau phẫu thuật não cho người bệnh như thế nào?
6.1. Hồi phục sau mổ
Biến chứng sau phẫu thuật não có nguy hiểm không cũng phụ thuộc quá trình chăm sóc sau mổ của bệnh nhân. Sau khi được phẫu thuật xong, bệnh nhân sẽ được đưa tới phòng hồi sức. Sau đó sẽ được điều trị giảm đau, nôn ói sau mổ, tăng áp lực nội sọ và phòng ngừa động kinh sau mổ là những điều đáng lưu ý sau mổ u não. Sau đó, các biện pháp phục hồi được thực hiện cho bệnh nhân đó là:
- Vật lý trị liệu: Việc mổ u não có thể thể gây liệt hoặc rối loạn thăng bằng. Vì vậy các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sức lực cũng như sự cân bằng.
- Điều trị giọng nói: giúp hỗ trợ các bệnh nhân trong việc gặp khó khăn về giọng nói, diễn đạt hay tình trạng rối loạn nuốt.
- Điều trị bằng công việc: hỗ trợ các bệnh nhân thực hiện phục hồi các hoạt động thường ngày.
- Cách chăm sóc hỗ trợ đặc biệt: các biện pháp này được thực hiện ở trẻ em nhằm phục hồi và duy trì những hoạt động của não bộ.
6.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Hồi sức sau mổ u não phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Nếu như bệnh nhân có thể uống nhiều nước mà không gặp vấn đề nuốt thì y tá sẽ tháo các ống thông mũi dạ dày ra. Bệnh nhân sau đó sẽ có thể ăn uống bình thường. Khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ não thì dinh dưỡng cung cấp cho bệnh nhân sẽ cần được chỉ định bởi các bác sĩ, chuyên gia y tế.
Một số dưỡng chất cần thiết được bổ sung trong điều trị cũng như sau phẫu thuật não thường là omega-3, protein,… Các chất này rất quan trọng với não và thường có nhiều trong các thực phẩm như dầu cá, trứng, các loại cá, đậu phụ,… Chúng sẽ giúp bảo vệ dây thần kinh và phục hồi chấn thương. Bên cạnh đó, các món thịt gà, thịt lợn, sữa, nước cam quýt, cà chua… cũng rất cần được bổ sung cho bệnh nhân sau mổ u não.
6.3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Sau khi phẫu thuật các bác sĩ đã khuyến cáo bệnh nhân nên rời khỏi giường và ngồi lên ghế. Mặc dù thời điểm này việc đứng lên và di chuyển sẽ khá khó khăn. Tuy nhiên việc vận động thường xuyên sẽ nhanh chóng giảm nguy cơ tụ máu ở chân và khiến cơ thể thích nghi dần dần.
Sau khi bệnh nhân xuất viện cần có người túc trực chăm sóc bên cạnh để phát hiện các bất thường sau điều trị. Bởi điều này giúp tránh các biến chứng sau phẫu thuật não mà có thể ảnh hưởng tới người bệnh sau này.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã nắm được những biến chứng sau phẫu thuật não. Với các bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối của bệnh, việc thực hiện phẫu thuật não sẽ giúp kéo dài sự sống cho người bệnh. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, người bệnh hãy lựa chọn các bệnh viện chuyên khoa cùng với đội ngũ bác sĩ trình độ cao điều trị.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK