Bệnh ung thư và những điều cần biết
Bệnh ung thư đối với nhiều người mà nói thì khi mắc phải giống như mang trong mình bản án tử hình. Và thực sự, bệnh ung thư có đáng sợ như vậy hay không? Bây giờ, chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ về bệnh ung thư và những điều cần biết để phòng chống và đẩy lùi nó.
Nội dung bài viết
1. Bệnh ung thư hình thành, phát triển và lan rộng như thế nào?
1.1. Sự hình thành bệnh ung thư
Một tế bào bình thường sẽ phát triển nhân đôi tạo ra các bản sao chính xác giống như thế bào ban đầu. Một tế bào chia thành hai tế bào, hai chia thành bốn… Ở người trưởng thành các tế bào sẽ phát triển và phân chia để tạo ra tế bào mới khi cần ví như tế bào đã lão hóa hay bị hỏng..
Đối với tế bào ung thư thì khác nếu có đột biến gen thì tế bào bình thường có thể trở thành tế bào ung thư. Những đột biến gen này có thể được di truyền, phát triển theo thời gian khi chúng ta già đi và gen bị hao mòn hoặc phát triển nếu chúng ta tiếp xúc với môi trường độc hại, sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
Tế bào ung thư hoạt động một cách vô tổ chức, chúng nhân lên vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ thể. Chúng phát triển và phân chia ngay cả khi không có tế bào lão hóa, chết hay khi cần. Tuy có nhiều bệnh ung thư khác nhau nhưng tất cả đều hình thành từ một hoặc một số tế bào bất thường và mất kiểm soát và chúng có thể xuất hiện và phát triển từ bất kỳ tế bào nào trong cơ thể.
1.2 Sự phát triển của tế bào ung thư?
Đột biến gen trong nhân tế bào dẫn đến các hoạt động bình thường của tế bào khỏe mạnh bị xáo trộn thường sẽ phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. Tế bào ung thư hoạt động khác với tế bào bình thường ở các điểm sau:
- Bỏ qua các tín hiệu kích hoạt từ trong nhân tế bào trong việc phân chia
- Tuy phát triển và phân chia thành nhiều tế bào nhưng chúng không biệt hóa, không có tác dụng chuyên biệt trong cơ thể
- Có thể xâm lấn xen kẽ qua các mô xung quanh một các dễ dàng dẫn đến cảm giác đau.
- Chúng có thể di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ thể (Ung thư thứ phát – hay còn gọi là ung thư di căn)
Tế bào ung thư cũng giống như tế bào bình thường đó là cần dinh dưỡng, oxy và hệ thống mạch máu, bạch huyết nuôi dưỡng chúng. Khi còn nhỏ thì chúng được cung cấp dinh dưỡng bởi các mạch máu xung quanh nhưng càng lớn khối u càng cần nhiều dinh dưỡng và oxy, chúng có thể kích thích tăng sinh mạch máu để nuôi khối u. Điều này được gọi là sự hình thành mạch và nó cũng là điều kiện thuận lợi để khối u phát triển nhanh chóng. Đã có rất nhiều nghiên cứu đang xem xét sử dụng các loại thuốc ngăn chặn sự hình thành mạch máu (ức chế sự hình thành mạch) khiến khối u ngừng phát triển hoặc co lại.
2. Bệnh ung thư lây lan như thế nào
Khi khối u lớn dần, nó có thể xâm lấn sang mô xung quanh bằng cách xen kẽ giữa các mô bình thường. Tế bào ung thư cũng tạo ra các enzyme phá vỡ cấu trúc các tế bào và mô bình thường khi chúng phát triển. Ung thư phát triển thành mô gần đó được gọi là ung thư xâm lấn tại chỗ hoặc ung thư xâm lấn.
3. Vì sao bệnh ung thư lại tái phát?
Có không ít trường hợp điều trị ổn định một thời gian dài nhưng lại tái phát. Ngay cả khi một tế bào ung thư còn sót lại trong điều trị nó cũng có thể phát triển thành một khối u mới có thể nơi bắt đầu hoặc đã di chuyển sang cơ quan, bộ phận khác. Đây cũng chính là lý do khi điều trị ung thư bác sĩ đã kết hợp phương pháp khác sau lần điều trị đầu tiên nhằm loại bỏ triệt để tế bào ung thư còn lại trong cơ thể.
Trong một số trường hợp, sau khi điều trị các tế bào ung không chết. Tuy khối u đã thu nhỏ và ngừng phát triển nhưng phương pháp điều trị đang sử dụng lại không có hiệu quả thì các bĩ cần cân nhắc thay thế phương pháp điều trị khác. Bởi việc này chính là các tế bào ung thư đã trở nên kháng thuốc.
4. Những điều cần biết để phòng chống ung thư
Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, thường xuyên: Theo số liệu nghiên cứu lâm sàng, người hay tức giận, mệt mỏi sẽ làm cho nội tiết và hệ thống miễn dịch của phấn khích và căng thẳng là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Thức khuya, ngủ quá ít: Thức khuya sẽ tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Do tính chất công việc mà nhiều người đã phải làm việc thêm giờ hay làm việc ban đêm, thậm chí là hay nhậu, ăn đêm. Có tới 99,3% số người mắc bệnh ung thư trong 1000 ca BN thường xuyên thức qua đêm đến sáng hôm sau mới nghỉ ngơi – đó là một nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Anh . Thức đêm sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học và ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất bảo vệ chức năng miễn dịch (melatonin) của cơ thể vào ban đêm. Nếu thiếu melatonin có thể sẽ bị các bệnh ung thư vú, bệnh bạch cầu, ung thư tuyến tiền liệt….
Ít vận động, luyện tập thể dục thể thao: Số lượng tế bào miễn dịch tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của cơ thể. Đồng nghĩa với việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giảm đáng kể nguy cơ ung thư. Hầu hết những bệnh nhân ung thư dạ dày thường có thói quen ăn nhiều, ít vận động. Trong một nghiên cứu của nhóm khoa học Mỹ đã chỉ ra người ít vận động là “ứng cử viên” dự bị của nhóm người mắc bệnh ung thư ruột, ung thư tuyến tiền liệt. Và để giảm nguy cơ ung thư bạn nên hoạt động khoảng 15 phút sau 2 giờ làm việc trong văn phòng.
Thường xuyên nhịn đại tiện: Nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng nếu bạn quá bận rộn hay nhịn đi ngoài. Các chất thải cặn bã tích tụ lâu quá có thể tái hấp thu hoặc gây ra hội chứng kích thích nhu động ruột lâu ngày có thể làm giảm, liệt nhu động ruột, viêm hoặc loét làm tăng nguy cơ ung thư đại – trực tràng.
Thích ăn, uống đồ nóng: Đồ nóng thường giúp ta có cảm giác ăn, uống ngon miệng hơn. Nhưng nếu lạm dụng quá các thức ăn, uống nóng cũng có thể gây viêm niêm mạc miệng, thực quản kéo dài và ung thư hóa.
Ăn ít trái cây và rau quả: Một trong những nguyên nhân gây béo phì là do chế độ ăn nghèo rau, củ, quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra bệnh béo phì có sự liên quan nhất định đến ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và nhiều loại ung thư khác. Các loại rau, củ quả chứa lượng chất xơ lớn tốt cho đường tiêu hóa chúng kích thích nhu động giúp loại bỏ các chất độc bám vào “lông ruột”. Chất xơ được ví như những công nhân vệ sinh đường ruột. Không ăn đủ rau quả sẽ dẫn đến thiếu vitamin và một số vi chất như thiếu β-carotene, tỷ lệ mắc ung thư phổi cao gấp 7 lần; Thiếu vitamin A, khả năng bị ung thư phổi, ung thư dạ dày rất lớn, thiếu axit folic và vitamin B2 là một lý do quan trọng gây bệnh ung thư thực quản.
Sử dụng chất kích thích, hút thuốc thụ động: Rất nhiều đề tài nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc có thể dẫn đến ung thư phổi, vòm họng, thực quản… Hệ lụy từ việc hút thuốc là rất lớn, không những gây ra đối bản thân người hút còn gây bệnh cho cả những người xung quanh.
Trên đây là những điều cần biết về bệnh ung thư và một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này. Liệu rằng chúng ta có thể thay đổi thói quen để có một cơ thể khỏe mạnh hơn để có thể chống lại các tác nhân dẫn đến bệnh tật nói chung và bệnh ung thư nói riêng.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị