Bệnh ung thư có lây qua ăn uống không?
“Bệnh ung thư có lây qua đường ăn uống không?” là băn khoăn của nhiều độc giả. Nguy hiểm ở chỗ, rất nhiều người hiểu sai về bệnh ung thư dẫn đến sự kỳ thị không đáng có. Bài viết sau đây GENK STF sẽ giúp bạn làm rõ hơn về vấn đề này.
Xem thêm:
- Người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- 8 cách để tránh xa bệnh ung thư
- Để phòng bệnh ung thư nên ăn gì?
Nội dung bài viết
1. Vậy bệnh ung thư có lây qua đường ăn uống không?
Ung thư được xếp vào nhóm các bệnh không lây nhiễm và bệnh hoàn toàn không lây lan qua đường ăn uống hay tiếp xúc. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh, các thành viên khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Lý do là bởi ung thư gen được cho là liên quan đến các đột biến gen.
Những tổn thương gen có thể di truyền nhưng không di truyền cho tất cả con của người có gen này. Chỉ khoảng 50% số con sẽ nhận di truyền các gen đó. Trong số những người con có gen sinh ung thư, cũng không phải tất cả sẽ bị ung thư. Chỉ một tỉ lệ rất nhỏ sẽ mắc ung thư trong cuộc đời họ.
Một số ít loại ung thư có yếu tố gia đình như ung thư vú, ung thư đại tràng hay đường ruột, thận… Nếu một người có họ hàng ruột thịt gần gũi (bố mẹ, anh chị em) bị loại ung thư này thì khả năng mắc bệnh ung thư của họ có thể tăng lên.
Nhìn chung, nguy cơ mắc bệnh ung thư của một người có liên quan mạnh mẽ tới tuổi tác và các yếu tố nguy cơ từ thói quen sống, môi trường như hút thuốc, lạm dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng không an toàn, không hợp lý, ít vận động thể chất, quan hệ tình dục không an toàn…
2. Phòng bệnh ung thư thế nào?
Không có biện pháp phòng ngừa ung thư tuyệt đối, tuy nhiên, các biện pháp dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV, viêm gan B, viêm gan C
- Không hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc
- Ăn nhiều chất xơ
- Tránh béo phì
- Luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày
- Hạn chế rượu bia
- Hạn chế ăn: các loại thịt chế biến sẵn, thịt đóng hộp; thực phẩm nướng, hun khói; thực phẩm bị mốc như gạo, lúa mì, đậu, ngô,…; dưa muối; bắp rang bơ,…; tăng cường sử dụng thực phẩm phòng chống ung thư
- Tránh căng thẳng, stress
- Khám sức khỏe định kỳ
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị