Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì, kiêng ăn gì là tốt?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì, kiêng ăn gì để tốt cho quá trình điều trị, giảm triệu chứng của bệnh là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Lý do là chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì, kiêng ăn gì là tốt thì các bạn hãy cùng Genk STF tìm kiếm câu trả lời qua nội dung dưới đây.

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì?

Có rất nhiều thực phẩm mang đến lợi ích cho người bị tắc nghẽn phổi mạn tính. Do đó, người bệnh cần tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi dưới đây:

Ngũ cốc nguyên hạt

Thành phần trong ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ lớn nhưng lại ít tinh bột và không chứa chất béo. Vì thế, có tác dụng cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, không gây cản trở quá trình tuần hoàn, lưu thông không khí trong các động mạch nên tốt cho người bị tắc nghẽn phổi mạn tính.

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt bạn nên lựa chọn là hạt quinoa, hạt kê, bulgur…

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-nen-an-gi-1
Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người tắc nghẽn phổi mạn tính

Thực phẩm giàu kali

Kali là khoáng chất cần thiết và có lợi cho chức năng của phổi. Do đó, hệ hô hấp sẽ gặp vấn đề nếu như cơ thể không được cung cấp đủ lượng kali cần thiết. Bởi thế, người bị phổi tắc nghẽn mạn tính nên tăng cường các thực phẩm giàu kali có lợi như:

  • Các loại rau lá có màu xanh đậm.
  • Quả bơ.
  • Cà chua.
  • Khoai tây.
  • Củ dền.
  • Măng tây.
  • Chuối.
  • Cam.

Chất béo tốt cho sức khỏe

Chất béo là một trong bốn nhóm dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần cung cấp mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với người bị tắc nghẽn phổi mạn tính không nên dùng chất béo bão hòa có nguồn gốc từ động vật. Thay vào đó, các chất béo không bão hòa đa và đơn sẽ mang đến nhiều lợi ích tốt cho người bệnh.

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo axit omega 3 lành mạnh như dầu oliu, các loại hạt, trứng, cá hồi… Các thực phẩm này sẽ giúp việc quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được tốt hơn.

Carbohydrate hỗn hợp

Những thực phẩm giàu carbohydrate hỗn hợp sẽ giúp giải đáp cho thắc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì? Lý do là những thực phẩm này chứa lượng chất xơ dồi dào nên giúp kiểm soát lượng đường trong máu ổn định hơn. Đồng thời, tốt cho chức năng của hệ tiêu hóa.

Dưới đây là một số thực phẩm giàu carbohydrate hỗn hợp, người bệnh nên tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

  • Khoai tây nguyên vỏ.
  • Hạt diêm mạch.
  • Lúa mạch.
  • Yến mạch.

Trái cây và rau xanh

Nguồn thực phẩm này cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào. Do đó, giúp các thương tổn ở phổi của người bệnh được cải thiện. Đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng nhằm giúp người bệnh khỏe mạnh để chống chọi bệnh tật tốt hơn.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-nen-an-gi-2
Trái cây giúp phục hồi các tổn thương, giảm viêm ở phổi

Sữa ít béo

Sữa ít béo là nguồn thực phẩm cung cấp lượng canxi, vitamin D, protein và một số chất béo có lợi mà vẫn đáp ứng được nhu cầu calo cho người bị phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì thế, người bệnh có thể bổ sung các loại sữa ít béo cũng góp phần cải thiện triệu chứng mà vẫn cung cấp nhu cầu năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Thực phẩm giàu protein

Đối với người bị tắc nghẽn phổi mạn tính nếu cơ thể không được cung cấp đủ protein sẽ khiến cơ bắp bị teo, khả năng di chuyển, cử động bị ảnh hưởng. Vì thế, để khắc phục nguy cơ thiếu hụt protein, người bệnh cần tích cực bổ sung thực phẩm giàu protein như trứng, cá, sữa, thịt… Tuy nhiên, nên sử dụng loại sữa ít béo để tránh gây cản trở quá trình lưu thông không khí và tuần hoàn máu qua phổi.

Thực phẩm giàu vitamin D

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì? Câu trả lời là thực phẩm giàu vitamin D. Cơ thể mà không được cung cấp đủ vitamin D sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, để giảm triệu chứng của bệnh, hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn, người bệnh nên tích cực bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng những cách sau:

Tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm, trong khoảng thời gian từ 7h – 8h.

Tăng cường bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu vitamin D như cá thu, cá ngừ, cá hồi…

Có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D nhưng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. 

2. Phổi tắc nghẽn mãn tính kiêng ăn gì?

Ngoài tìm hiểu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì thì người mắc cũng cần biết các thực phẩm nên tránh để không làm triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh cần tránh để tốt cho quá trình điều trị:

Thực phẩm giàu muối

Trong quá trình ăn uống, chế biến thức ăn không thể thiếu muối. Thế nhưng, đây lại là gia vị không tốt cho người bị tắc nghẽn phổi mạn tính. Lý do là muối sẽ gia tăng tình trạng trữ nước, làm cho quá trình hô hấp của người bệnh bị ảnh hưởng lớn. Ngoài ra, sử dụng nhiều muối làm các phản ứng với khí quản gia tăng. Điều này không tốt cho người mắc phổi tắc nghẽn mãn tính, làm triệu chứng trầm trọng hơn.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-kieng-an-gi
Nên giảm muối trong khẩu phần ăn đối với người bị phổi tắc nghẽn mạn tính

Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng muối và các thực phẩm có vị mặn trong khẩu phần ăn hàng ngày. Lượng muối sử dụng hàng ngày nên duy trì ở mức dưới 300mg.

Carbohydrate tinh chế

Carbohydrate tinh chế có rất ít chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng lại dồi dào các chất hóa học, phụ gia. Vì thế, người bị phổi tắc nghẽn mãn tính nên hạn chế và tốt nhất không sử dụng các thực phẩm giàu carbohydrate tinh tế để tránh làm triệu chứng nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm này gồm có bánh ngọt, bánh mì trắng, kẹo, đồ uống có đường, nước ép đóng chai…

Một vài loại trái cây

Người bị tắc nghẽn phổi mạn tính nên tránh một số loại trái cây có hạt cứng như mơ, đào. Ngoài ra, táo và dưa cũng là thực phẩm mà người bệnh nên tránh. Lý do là những loại trái cây này có thể làm một số người bệnh bị đầy hơi do trong đường tiêu hóa carbohydrate bị lên men. Vì thế, càng làm nghiêm trọng hơn vấn đề hô hấp của người bệnh.

Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chiên rán có lượng dầu mỡ nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của người bệnh. Bên cạnh đó, còn gây khó tiêu, đầy hơi. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, bạn nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-kieng-an-gi-2
Thực phẩm chiên rán dễ gây đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến hô hấp của người bệnh

Một số loại rau và đậu

Một số loại rau và đậu khi dung nạp vào cơ thể sẽ gầy đầy hơi, tạo khí gas, không tốt cho người tắc nghẽn phổi mạn tính. Do đó, để tránh làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh, người mắc cần hạn chế các thực phẩm sau:

  • Đậu.
  • Cải bắp.
  • Cải Brussel
  • Đậu lăng.
  • Đậu Hà Lan.
  • Súp lơ.
  • Ngô.
  • Tỏi tây.
  • Đậu nành.
  • Hành.

Sản phẩm từ sữa

Một số sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ có thể làm đặc hơn chất nhầy ở người bệnh, gia tăng các cơn ho và khó thở. Tuy nhiên, không hẳn mọi người bị phổi tắc nghẽn mạn tính đều phải tránh xa các sản phẩm từ sữa. Do đó, những người bệnh sử dụng sản phẩm từ sữa không làm bệnh nghiêm trọng hơn thì vẫn có thể dùng bình thường.

3. Lưu ý khi dùng đồ uống cho người bị tắc nghẽn phổi mạn tính

Ngoài quan tâm đến vấn đề bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì, kiêng ăn gì thì người mắc cũng cần lựa chọn đồ uống phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Nên uống

Người bệnh nên uống mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước và chia đều trong ngày nhằm làm loãng đờm, giúp cơ thể đẩy đờm ra ngoài tốt hơn thông qua các cơn ho. Những loại nước nên dùng là nước lọc, nước đun sôi để nguội.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-nen-uong-gi
Uống đủ nước mỗi ngày để làm loãng đờm, giảm ho
  • Không nên uống

Người bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính nên tránh xa đồ uống chứa caffeine như soda, trà, cà phê, nước tăng lực. Bởi caffeine sẽ ảnh hưởng đến thuốc bạn đang dùng, cản trở quá trình điều trị bệnh.

Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn như rượu bia cũng không tốt cho người bệnh vì có thể tương tác với thuốc. Mặt khác, đồ uống có cồn sẽ làm chậm nhịp thở, làm cho quá trình ho để đẩy chất nhầy ra ngoài khó khăn hơn.

4. Cần theo dõi cân nặng của người bệnh

Để lên kế hoạch dinh dưỡng hợp lý thì việc theo dõi cân nặng của người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính là rất quan trọng. Lý do là người mắc khí phế thũng thường có xu hướng thiếu cân. Trong khi đó, xu hướng béo phì thường xảy ra ở người bị viêm phế quản mạn tính. 

  • Nếu người bệnh thừa cân, hoạt động hô hấp cần mạnh hơn để đáp ứng lượng oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Như vậy, vấn đề tắc nghẽn phổi mạn tính sẽ bị ảnh hưởng.
  • Nếu người bệnh thiếu cân, cơ thể không đáp ứng nhu cầu năng lượng cho các cơ quan khiến bạn thường xuyên mệt mỏi, uể oải. Cơ thể không đủ năng lượng cho các hoạt động, quá trình hô hấp nên ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Căn cứ vào việc thừa cân hay thiếu cân, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng và đưa ra lời khuyên để người bệnh đạt được cân nặng lý tưởng. Từ đó, hỗ trợ tốt hơn quá trình điều trị bệnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì, kiêng ăn gì là tốt đã được giải đáp trên đây. Genk STF hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị tắc nghẽn phổi mạn tính hiệu quả.

XEM VIDEO: BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa


Thông tin liên hệ