Bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật ăn gì?
Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, các bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thường phải áp dụng các biện pháp điều trị đặc biệt như xạ trị hoặc sử dụng iốt phóng xạ, … Trên thực tế, việc điều trị bằng những phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bệnh nhân như mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, … Do đó, để hỗ trợ điều trị bệnh và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, người bệnh cần tuân theo một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, đồng thời thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
Một chế độ ăn uống nghiêm ngặt với hàm lượng iốt thấp và tránh xa những thực phẩm khô như bánh mỳ, bánh quy, khoai tây chiên, … đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc phục hồi sau phẫu thuật của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Do những người mắc căn bệnh hiểm nghèo này thường xuyên mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống nên chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh cần được bổ sung những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu.
Tốt nhất, khi chế biến thức ăn cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp bạn nên chọn mua các loại thực phẩm mềm, dễ ăn. Những thực phẩm giàu protein được xem là sự lựa chọn tuyệt vời giúp bổ sung đầy đủ lượng calo và năng lượng thiết yếu cho cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, để người bệnh ăn uống dễ dàng hơn bạn có thể nghiền rau và thịt hầm, hoặc ép trái cây tươi lấy nước uống. Tăng cường bổ sung nhiều rau củ quả. Đồng thời kết hợp chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa ăn một ít.
Ngoài ra, sau phẫu thuật, nồng độ hemoglobin trong máu thường suy giảm đi đáng kể, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hồi phục của bệnh nhân. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích bệnh nhân ung thư tuyến giáp sử dụng các sản phẩm từ nhung hươu hoang dã tự nhiên như cao ban long, viên nhung hươu, nhung hươu tươi, … nhằm tăng tốc độ của các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, dẫn đến tăng năng lượng và phục hồi sức khỏe sau ca phẫu thuật.
Nội dung bài viết
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên và không nên ăn gì?
Nên ăn
– Ngũ cốc nguyên hạt, các nguồn protein nạc và axit béo omega – 3.
– Các loại rau củ quả nhiều màu sắc, bởi mỗi sắc tố thường đại diện cho những dưỡng chất thực vật khác nhau chứa trong thực phẩm cần thiết cho sức khỏe người bệnh.
– Ăn nhiều rau có lá màu xanh đậm sẽ cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu, cùng nhiều vitamin E và khoáng chất có lợi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại rau họ cải có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa nguy cơ ung thư tuyến giáp. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên ăn 5 – 10 khẩu phần trái cây và rau củ.
– Các thực phẩm chứa đường tự nhiên tốt cho sức khỏe như mía, trái cây tươi, … cần được bổ sung vào chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp nhằm cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, giúp cơ thể có sức chiến đấu chống lại bệnh tật.
Không nên ăn
– Thực phẩm từ sữa, bao gồm sữa, sữa chua, phô mai, kem, bơ, bánh mỳ đóng gói,…
– Các loại cá, hải sản, rong biển và tảo bẹ
– Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khác, đậu lima, đậu pinto
– Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều chất béo và calo
– Đồ uống có chứa caffein như cà phê, nước ngọt có ga, nước giải khát, nước uống tăng lực,…
– Rượu, bia và các chất kích thích
Kết hợp với chế độ vận động và luyện tập thích hợp
Cơ thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi trong quá trình điều trị ung thư vốn là điều hết sức bình thường, thậm chí có nhiều trường hợp người bệnh mệt mỏi kéo dài, gây khó khăn cho các hoạt động hàng ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc vận động nhẹ nhàng và duy trì chế độ luyện tập thích hợp có thể giúp người bệnh giảm bớt mệt mỏi, đồng thời nâng cao khả năng chống đỡ bệnh tật tốt hơn. Lưu ý, sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tránh những bài tập tăng sức chịu đựng hoặc sức mạnh cơ bắp.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị