Áp xe não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Áp xe não là một căn bệnh vẫn còn hiếm gặp hiện nay nhưng biến chứng lại vô cùng nguy hiểm. Vậy tại sao áp xe não lại nguy hiểm như vậy? Hôm nay hãy cùng với GENK STF cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- Nguyên nhân gây bệnh ung thư não
- Những thói quen tưởng vô hại nhưng làm tăng nguy cơ ung thư não
Nội dung bài viết
1. Áp xe não là gì?
Khái niệm:
Áp xe não là một bệnh lý trong đó có sự hình thành mủ trong mô não. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh trung ương và gây tỉ lệ tử vong rất cao.
Bệnh áp xe não
Áp xe não có thể khiến người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao hoặc để lại những di chứng rất nghiêm trọng sau này. Tuy nhiên, nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong cũng như mức độ các di chứng để lại.
Xem thêm >>> 05 triệu chứng ung thư não giai đoạn đầu không nên chủ quan
Vị trí áp xe:
Áp xe não có thể gây ra các ổ áp xe ở bán cầu đại não hoặc ở tiểu não. Người ta chia áp xe não ra thành:
- Ap xe ngoài màng cứng
- Áp xe dưới màng cứng
- Áp xe trong não
2. Nguyên nhân bệnh áp xe não
Áp xe não tuy là một bệnh hiếm gặp nhưng có thể bắt gặp ở bất cứ ai. Tỷ lệ mắc áp xe não nhiều nhất là ở những người có độ tuổi trong khoảng từ 30 đến 45 tuổi.
Theo một số các nghiên cứu, bệnh áp xe não được gây ra bởi các nguyên nhân chính sau đây:
- Chấn thương
- Nhiễm khuẩn từ các cơ quan lân cận.
Áp xe não có thể do nhiễm khuẩn từ những cơ quan lân cận não như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm xương chũm.
- Nhiễm các vi khuẩn theo đường máu
Tình trạng này có thể xảy ra ở một số các bệnh như giãn phế quản, viêm màng phổi, viêm bể thận,…
Với những bệnh nhân bị áp xe não do vi khuẩn theo đường máu thì thường có xuất hiện các ổ áp xe ở sâu trong tổ chức não, có thể có một hoặc nhiều ổ áp xe ở các vị trí khác nhau tại não.
- Bên canh đó, bệnh áp xe não do nấm cũng có thể xảy ra đối với những người có hệ miễn dịch yếu chẳng hạn như bệnh nhân bị HIV/AIDS.
- Ngoài ra những biến chứng sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u não cũng là nguyên nhân gây ra bệnh áp xe não.
3. Triệu chứng bệnh áp xe não
Khi bị bệnh áp xe não, người bệnh thường xuất hiện của một số triệu chứng như sau:
- Sốt, nhức đầu: Đây là biểu hiện thường gặp nhất
- Một số các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh như: mất phương hương, nhanh quên, khó khăn trong giao tiếp,…
- Buồn nôn, nôn
- Co giật
- Chức năng cơ bắp bị mất từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận động
- Ớn lạnh
- Đau cứng cổ: tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân bị sốt và ớn lạnh
- Ảnh hưởng nhiều đến tính cách và hành vi
- Ảnh hưởng đến chức năng của mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Giảm khả năng phản xạ
- Ở trẻ em có thể xuất hiện gặp thêm một số biểu hiện như khóc, tay chân co cứng,…
4. Đường lây truyền bệnh áp xe não
Có 3 con đường chủ yếu gây nên áp xe não:
Bộ phận khác trong cơ thể bị nhiễm khuẩn và lây lan lên não
Khi bạn bị nhiễm trùng xảy ra ở một nơi nào đó trong cơ thể. Các vi sinh vật từ vị trí nhiễm trùng có thể thông qua các mao mạch máu, vượt qua hàng rào máu não và xâm nhập, lây nhiễm vào não.
Theo nghiên cứu có đến 43% áp xe não là bắt nguồn do mầm bệnh di chuyển từ một bộ phận khác của cơ thể. Do đó điều rất quan trọng nhất là bác sĩ cần phát hiện được vi sinh vật gây bệnh có nguồn gốc ở đâu để điều trị tận gốc, tránh nhiễm trùng tái phát trong tương lai.
Những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ bị áp xe não do nhiễm trùng máu cao hơn.
Những đối tượng có một hệ thống miễn dịch yếu:
- Người nhiễm HIV
- Người mắc AIDS
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
- Người bệnh đang điều trị hóa trị
- Người bệnh có sử dụng thuốc steroid trong thời gian dài
- Những người bệnh mà được ghép tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn ngừa thải tạng ghép.
Các bệnh nhiễm trùng là căn nguyên gây áp xe não phổ biến nhất được biết là:
- Viêm nội tâm mạc
- Nhiễm trùng van tim
- Viêm phổi, viêm phế quản và bệnh nhiễm trùng phổi khác
- Nhiễm trùng vùng bụng
- Viêm bàng quang
Não bị nhiễm khuẩn do lây lan từ bộ phận gần nó như tai hay mũi
Nếu nhiễm trùng bắt đầu một ổ viêm ở bên trong hộp sọ, ví dụ như trong mũi hoặc tai thì nó có thể lan đến não. Nguyên nhân này gặp trong các trường hợp sau:
- Viêm tai giữa hoặc nhiễm trùng tai giữa
- Viêm xoang
- Viêm xương chũm, nhiễm trùng xương sau tai
Do chấn thương hoặc phẫu thuật
Áp xe não cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do phẫu thuật hoặc chấn thương như:
- Phẫu thuật thần kinh hoặc chấn thương sọ não
- Va chạm mạnh vào đầu gây ra vỡ xương sọ làm cho các mảnh xương này đâm vào tế bào não
- Xuất hiện vật lạ trong não như viên đạn, nếu không loại bỏ sớm sẽ dẫn tới viêm
5. Đối tượng nguy cơ bệnh áp xe não
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị áp xe não ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên vẫn có một số nhóm người nhất định có nguy cơ cao hơn những người khác như:
- Những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm do bị HIV hoặc AIDS hoặc đang sử dụng thuốc chống thải ghép tạng
- Những bệnh nhân ung thư và các bệnh mãn tính khác
- Bệnh tim bẩm sinh
- Chấn thương đầu hoặc vỡ hộp sọ
- Viêm màng não
- Những bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
- Bị xoang mạn tính hoặc viêm tai giữa
- Một số dị tật bẩm sinh cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn/nấm/virus di chuyển đến não dễ dàng hơn
6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh áp xe não
Các bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân và hỏi tiền sử bệnh để chẩn đoán áp xe não.
Các bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi như:
- Gần đây bệnh nhân có bị nhiễm trùng hay không?
- Bệnh nhân có mắc các bệnh gây suy yếu hệ thống miễn dịch hay không?
Đồng thời tiến hành một số xét nghiệm có thể bao gồm:
- Xét nghiệm máu: để kiểm tra mật độ các tế bào bạch cầu có trong máu để phát hiện tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.
- Chụp MRI hoặc CT scan để kiểm tra xem có các ổ áp xe trong não hay không.
- Thực hiện kỹ thuật sinh thiết dưới theo chỉ dẫn của máy CT-scanner lấy mẫu mủ để phân tích.
7. Điều trị áp xe não
Hiện nay phương pháp điều trị áp xe não chủ yếu hiện nay là phẫu thuật và kết hợp sử dụng thuốc.
Thông thường, khi các bác sĩ nghi ngờ có áp xe não, thì các bác sĩ sẽ ngay lập tức kê đơn thuốc kháng sinh phổ rộng. Nếu sau khi thực hiện các xét nghiệm thích hợp cho thấy nguyên nhân nhiễm trùng là do virus chứ không phải vi khuẩn, bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp điều trị cho phù hợp.
Hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào:
- Kích thước của áp xe
- Số lượng ổ áp xe
- Nguyên nhân của áp xe
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh
Trong trường hợp áp xe nhỏ hơn 1 inch, người bệnh áp xe não có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch, thuốc chống nấm hoặc thuốc kháng vi-rút.
Trường hợp ổ áp xe lớn hơn 1 inch, bác sĩ sẽ cần hút bỏ nó, dẫn lưu hoặc cắt nó đi.
Nếu phát hiện có nhiều ổ áp xe, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.
Ngoài điều trị ổ áp xe não, người bệnh cũng cần phải điều trị các ổ nhiễm khuẩn khác trong trường hợp áp xe có căn nguyên từ các vị trí khác.
Cùng với đó phẫu thuật ổ áp xe não thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Tăng áp lực nội sọ
- Ổ áp xe không đáp ứng với thuốc
- Có khí trong ổ áp xe
- Ổ áp xe có nguy cơ bị vỡ
8. Phòng ngừa bệnh áp xe não
Một số trường hợp áp xe não có nguyên nhân bắt nguồn từ các vấn đề răng miệng. Do đó, người bệnh cần có những biện pháp phòng ngừa và điều trị các bệnh răng miệng sớm. Bằng cách dùng chỉ nha khoa hàng ngày, đánh răng đúng cách và thường xuyên đến nha sĩ.
Điều trị nhiễm trùng xoang triệt để ngay từ đầu bằng thuốc thông mũi.
Nếu các triệu chứng của xoang hoặc nhiễm trùng răng miệng vẫn kéo dài thì người bệnh cần đến phòng khám để điều trị và sử dụng thuốc thích hợp.
Đồng thời cần phòng tránh nhiễm HIV bằng cách quan hệ tình dục an toàn và thực hiện một số biện pháp phòng tránh khác. Nếu vẫn không may bị nhiễm HIV, người bệnh cần uống thuốc kháng vi-rút thường xuyên sẽ giảm khả năng bị áp xe não.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh áp xe não mà GENK STF cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn và những người thân của bạn.
VTV2 – HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 1: GIA ĐÌNH BÉ GIA HUY VÀ CUỘC CHIẾN VỚI CĂN BỆNH UNG THƯ MÁU