Ăn không tiêu đầy bụng khó thở nên làm gì?
Ăn không tiêu đầy bụng khó thở là tình trạng không phải hiếm gặp. Có rất nhiều người gặp phải tình trạng này nhưng không biết giải quyết như nào. Vậy ăn không tiêu đầy bụng khó thở nên làm gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu đáp án cho câu hỏi trên trong bài viết của GenK STF dưới đây.
Xem thêm:
- Cụ ông 72 tuổi chiến đấu với bệnh ung thư dạ dày
- Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng gừng có hiệu quả không?
- Người bị khó thở có tiêm vacxin được không?
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây ra tình trạng ăn không tiêu đầy bụng khó thở
Chứng đầy bụng khó tiêu không phải là một bệnh lý là một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa mà nhiều người gặp phải. Sau khi thức ăn đưa vào cơ thể, bạn cảm thấy nhiều giờ sau đó thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa, lâu dần thức ăn các bữa sau tích lại gây cảm giác bụng căng chướng, khó tiêu, thậm chí gây khó thở.
Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lâu dài bị lặp lại nhiều lần sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bạn. Biểu hiện cụ thể của triệu chứng này bao gồm:
- Đầy hơi: Bụng căng chướng, phình to kèm theo các triệu chứng như xì hơi, ợ hơi, ợ chua liên tục để đẩy hơi ra ngoài.
- Khó tiêu: Tình trạng này có thể xảy ra theo đợt hoặc lặp lại liên tục. Sau khi ăn no, bạn cảm thấy cảm giác no vẫn tồn tại hàng giờ sau đó. Bạn cảm thấy khó chịu, đau tức vùng bụng trên rốn, có khi lan lên trên nửa ngực.
- Một số các triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, triệu chứng kéo dài nhiều người có biểu hiện mệt mỏi, sợ ăn.
Trước khi tìm hiểu ăn không tiêu đầy bụng khó thở nên làm gì, chúng ta cần nắm rõ được các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn không tiêu đầy bụng bao gồm:
Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống không khoa học là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này. Cụ thể, nếu bạn ăn nhiều các thực phẩm khó tiêu, thực phẩm sinh hơi và ăn lượng thức ăn quá nhiều một bữa sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Hệ tiêu hóa bị quá tải lâu ngày, chức năng tiêu hóa cũng bị suy giảm dần, dẫn đến hiện tượng đầy bụng khó tiêu bị lặp lại nhiều lần.
Một số thực phẩm dễ gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu nếu chúng ta tiêu thụ nhiều bao gồm: Thức ăn giàu đạm như hải sản, thịt bò, thịt chó; đồ uống có cồn như rượu, bia; đồ uống có gas; thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ; thực phẩm sống, tái;…
Bên cạnh đó, một số thói quen xấu trong quá trình ăn uống nếu lặp lại trong thời gian dài cũng gây ra tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng bao gồm: Ăn nhanh, ăn vội; vừa ăn vừa làm việc, nói chuyện, xem ti vi, điện thoại;…
Tác dụng phụ của thuốc
Một số bệnh mãn tính để điều trị cần sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài. Vô tình điều này sẽ làm cho các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa bị tiêu diệt, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột kéo dài sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa bao gồm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, dùng quá liều lượng, hoặc tự ý mua thuốc về điều trị bệnh cũng sẽ gây ra tác dụng phụ đến đường tiêu hóa và có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa
Một số bệnh lý đường tiêu hóa sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng co bóp của dạ dày và chức năng chuyển hóa dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Cụ thể, các bệnh lý đó bao gồm:
- Ung thư dạ dày khối u làm cản trở đường lưu thông thức ăn là ảnh hưởng đến sự co bóp dạ dày.
- Viêm loét dạ dày tá tràng gây ra các triệu chứng đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng,…
- Trào ngược dạ dày, thực quản làm cho axit trào ngược lên gây ra tình trạng ợ hơi, ợ nóng kèm theo đầy bụng, khó tiêu,…
- Các bệnh lý đường ruột khác như viêm đại tràng, Crohn, ung thư ruột kết,…
- Không dung nạp lactose: Một số người mắc chứng bệnh này không dung nạp được lactose có trong sữa sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, chướng hơi.
Căng thẳng, áp lực kéo dài
Căng thẳng áp lực kéo dài sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa bao gồm các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, ăn không tiêu, đầy bụng, chướng hơi,…
Ăn không tiêu đầy bụng khó thở nên làm gì?
Tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu, chúng ta sẽ có những cách khắc phục, xử trí khác nhau. Cụ thể, các biện pháp xử trí can thiệp khi bị đầy bụng khó tiêu khó thở như sau:
Sử dụng thuốc điều trị
Nếu tình trạng đầy bụng khó tiêu khó thở do các bệnh lý về dạ dày và đường ruột gây ra, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp, bao gồm các loại thuốc sau:
- Thuốc chống axit được kê trong trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày giúp giảm tình trạng dư thừa axit trong dạ dày, hỗ trợ cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Thuốc chống đầy hơi giúp giải quyết tình trạng lượng hơi tích tụ lại quá nhiều trong đường tiêu hóa làm giảm nhanh các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
- Thuốc điều hòa co bóp dạ dày giúp tăng khả năng co bóp dạ dày, giúp thức ăn được xử lý tại dạ dày nhanh hơn, giảm tình trạng đầy bụng nhanh chóng.
- Men tiêu hóa được kê trong trường hợp người bệnh bị rối loạn tiêu hóa kéo dài do tác dụng phụ của thuốc và các bệnh lý đường tiêu hóa gây ra, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể được diễn ra thuận lợi hơn. Thông quá đó, các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu được giảm nhanh hơn.
Lưu ý, các loại thuốc điều trị người bệnh cần sử dụng dưới sự hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng vì có thể gây ra các tác dụng phụ cho sức khỏe.
Ăn các loại thức ăn tốt cho tiêu hóa
Người bị đầy bụng, ăn không tiêu khó thở nên tăng cường sử dụng các thực phẩm sau để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn:
- Thức ăn mềm, loãng như cơm mềm, cháo trắng, cháo tía tô giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, làm dịu dạ dày và giảm tình trạng khó tiêu cho bạn rất tốt.
- Rau xanh giúp cung cấp nhiều chất xơ và các loại vitamin khoáng chất cho cơ thể. Người bị đầy bụng, khó tiêu nên tăng cường ăn các loại rau xanh để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, phòng ngừa tình trạng táo bón gây đầy bụng. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý tránh một số loại rau như rau cải xoăn, bông cải xanh, rau cải bẹ bởi vì các loại rau này có chứa hợp chất raffinose làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Chuối là loại quả có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe bao gồm mangan, kali, vitamin C hay B6. Các thành phần chuối cung cấp có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc tăng cường các hoạt động tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt, hàm lượng Kali chuối cung cấp rất dồi dào, giúp cân bằng Natri trong dạ dày giúp giảm tình trạng khó tiêu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều chuối, mỗi ngày chỉ nên ăn 1-2 quả sau bữa ăn.
- Sữa chua là loại thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa vì giúp bổ sung nhiều lợi khuẩn cho tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
Kiêng các thực phẩm có hại cho tiêu hóa
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bị đầy bụng khó tiêu cũng cần lưu ý kiêng một số thực phẩm sau để không làm cho tình trạng khó chịu trở nên nghiêm trọng hơn:
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ làm hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, lâu dần vượt quá ngưỡng của cơ thể lượng dầu mỡ bị tồn đọng lại sẽ gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu. Vì thế bạn nên tránh xa những thực phẩm như đồ chiên rán, đồ xào nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm lên men muối chua như cà muối, dưa muối, kim chi có thể làm sinh hơi và tăng tình trạng bệnh viêm loét dạ dày, dẫn đến các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ uống có gas, đồ uống có cồn như rượu, bia hay cà phê bạn cũng nên tránh để tình trạng khó chịu được cải thiện tốt hơn.
Cách phòng ngừa tình trạng ăn không tiêu đầy bụng khó thở
Để phòng ngừa tình trạng ăn không tiêu đầy bụng khó thở, bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:
- Duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất uống 2l nước để giảm tính axit dạ dày với những người bị trào ngược và viêm loét dạ dày, đồng thời uống đủ nước giúp cơ thể đào thải độc tố được tốt hơn.
- Ăn nhiều các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và vitamin như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, hoa quả.
- Ăn chậm, nhai kỹ, có thể chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày để giảm thiểu gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giúp bạn phòng ngừa tình trạng đầy bụng khó tiêu.
- Ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn quá no vào buổi tối và không ăn ngay trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng đầy bụng vào ban đêm.
- Từ bỏ những thói quen không tốt cho sức khỏe như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn những đồ ăn cay, nóng,…
- Tập những thói quen lành mạnh cho sức khỏe như ngủ đúng giờ, đủ giấc, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường đề kháng và giúp quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.
Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ ăn không tiêu đầy bụng khó thở nên làm gì. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất và có hướng khắc phục phù hợp.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: