Tìm hiểu nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng chưa được xác định cụ thể nhưng có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Cùng GENK STF tìm hiểu cụ thể vấn đề trên qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Chia sẻ của người chồng chăm vợ ung thư giai đoạn cuối
- Giải đáp thắc mắc: Ung thư vòm họng sống được bao lâu?
- Giải đáp thắc mắc: Thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng trong bao lâu?
Nội dung bài viết
1. Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất thuộc khu vực vùng đầu cổ. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, phổ biến nhất là những người độ tuổi 30 – 55 tuổi, chiếm khoảng 70% ca mắc.
2. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng chưa được xác định cụ thể nhưng có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng bao gồm cả yếu tố có thể kiểm và không thể kiểm soát.
Các yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng bao gồm:
Thuốc lá, rượu mạnh
Thuốc lá và rượu bia là những yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng lên rất nhiều lần. Đây cũng là một trong những yếu tố hàng đầu liên quan nhiều nhất đến các bệnh ung thư khu vực vùng đầu cổ.
Chế độ dinh dưỡng kém
Những người có chế độ dinh dưỡng kém như chế độ ăn thiếu rau xanh, hoa quả tươi, sử dụng nhiều thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối, xì dầu, nước mắm có chứa Nitrosamin làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
Nhiễm HPV
HPV (Human Papilloma Virus) là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Người ta tin rằng sự gia tăng bạn tình và quan hệ tình dục bằng đường miệng làm tăng nguy cơ nhiều bệnh ung thư vùng đầu cổ, trong đó có ung thư vòm họng.
Vi rút EBV
Vi rút EBV (Epstein – Barr) là một loại phổ biến của vi rút herpes. Nhiều nghiên cứu cho biết EBV có thể gây ra những thay đổi di truyền trong tế bào và làm cho người bị nhiễm có nguy cơ phát triển ung thư vòm họng trong tương lai.
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
Ung thư vòm họng không di truyền nhưng những người có người thân trong gia đình mắc ung thư vòm họng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn…
3. Các triệu chứng ung thư vòm họng
Dưới đây là các triệu chứng điển hình của ung thư vòm họng:
- Đau đầu: lúc đầu có thể đau âm ỉ, không thành cơn sau đau tăng lên dữ dội, đau lan từ nửa bên bệnh sang bên dối diện.
- Ù tai: lúc đầu ù tai nhẹ, ù tai một bên, ù liên tục, thính giác giảm nghe kém.
- Ngạt mũi: lúc đầu ngạt mũi một bên sau ngạt cả hai mũi, chảy mủ mũi, ngạt mũi liên tục…
- Nổi hạch góc hàm: hạch lúc đầu nhỏ, rắn sau đó hạch to lên nhanh và lan ra các vị trí khác.
- Liệt các dây thần kinh sọ não: khối u lan vào nền sọ gây tổn thương các dây thần kinh sọ não.
4. Chẩn đoán ung thư vòm họng
Khi có các triệu chứng nghi ngờ ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh như:
- Nội soi tai mũi họng: ở bệnh nhân ung thư vòm biểu hiện thường là tổn thương sùi loét, một số trường hợp có thâm nhiễm dưới niêm mạc
- Sinh thiết u làm xét nghiệm tế bào học: sinh thiết được tiến hành dưới gây mê tại chỗ, bác sĩ sử dụng nội soi và dụng cụ sinh thiết đi qua mũi, lấy một mảnh nhỏ mô khối u để gửi đi phân tích giải phẫu bệnh.
- Một số phương pháp chẩn đoán chuyên sâu xác định giai đoạn ung thư: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, PET CT toàn thân…
Ung thư vòm họng giai đoạn sớm ít có biểu hiện. Để không bỏ qua bất kì cơ hội phát hiện bệnh sớm nào, bạn cần quan tâm đến khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì.
4. Mắc bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu?
Để khẳng định bệnh nhân ung thư vòm họng sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Độ tuổi, tình trạng bệnh, nhu cầu điều trị của người bệnh…Trong các yếu tố trên, ung thư vòm họng sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn tiến triển của khối u. Phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội điều trị thành công cũng như cơ hội sống cho bệnh nhân càng cao.
- Ở giai đoạn I, khi khối u mới chỉ bắt đầu ở dây thanh âm với kích thước nhỏ, dưới 2.5 cm nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa, bệnh nhân ung thư vòm họng có khoảng 72% cơ hội sống (trong 5 năm).
- Ở giai đoạn II, khi khối u phát triển với kích thước lớn hơn, khoảng 5 – 6 cm những vẫn giới hạn trong vòm họng, bệnh nhân có khoảng 64% cơ hội sống.
- Giai đoạn III, khi tế bào ung thư phát triển xâm lấn ra bên ngoài vòm họng, bệnh nhân ung thư vòm họng có khoảng 62% cơ hội sống.
- Ở giai đoạn tế bào ung thư di căn, lan rộng đến môi, miệng, lưỡi và các cơ quan ở xa, bệnh nhân ung thư vòm họng có khoảng 38% cơ hội sống.
Trên đây chỉ là tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư vòm họng trong khoảng thời gian 5 năm. Nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm, bệnh nhân hoàn toàn có cơ hội điều trị bệnh thành công.
5. Phương pháp điều trị ung thư vòm họng
Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Xạ trị, hóa trị là những phương pháp thường được chỉ định trong điều trị bệnh. Phẫu thuật ít phổ biến hơn nhưng cũng có thể được chỉ định nếu cần loại bỏ hạch vùng cổ.
- Xạ trị: xạ trị ngoài sử dụng tia năng lượng cao như tia X để tiêu diệt, làm nhỏ khối u vòm họng. Tia bức xạ cũng có thể đặt bên trong cơ thể có thể được sử dụng trong điều trị ung thư vòm họng tái phát.
- Hóa trị: là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc gây độc tế bào ung thư. Thuốc đưa vào cơ thể có thể ở dạng viên hoặc tiêm qua tĩnh mạch. Hóa trị liệu có thể bổ trợ tốt cho xạ trị, tăng độ nhạy của tia xạ với khối u.
6. Cách phòng ngừa ung thư vòm họng
Mặc dù không có cách nào phòng bệnh ung thư vòm họng tuyệt đối, nhưng chúng ta có thể làm nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh một số yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được như tuổi tác, giới tính, một số yếu tố nguy cơ chúng ta hoàn toàn có thể tránh được, chẳng hạn như:
- Ngừng hút thuốc: Đây là cách phòng bệnh ung thư vòm họng cũng như các loại ung thư khác.
- Hạn chế uống rượu: Không nên uống quá 1-2 chén rượu mỗi ngày.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều muối như cá muối, thịt muối
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe giúp phát hiện những bất thường
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đọc đã nắm được nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng. Hãy chủ động khám tầm soát, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Để gặp chuyên gia tư vấn về bệnh học, giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng hãy liên hệ chuyên gia tư vấn của chúng tôi.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB số 23 – Hành trình tìm lại sự sống của bệnh nhân ung thư Vòm họng (Ông Tiến- 0987.760.309)
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị