Các triệu chứng ung thư tinh hoàn
Các triệu chứng ung thư tinh hoàn thường không rõ rệt ở giai đoạn đầu của bệnh. Vì vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu qua bài viết dưới đây của GENK STF sẽ giúp bạn phát hiện sớm ra bệnh ung thư tinh hoàn.
Xem thêm:
- Hành trình chiến thắng ung thư tiền liệt tuyến ở tuổi 80
- Chiều cao có ảnh hưởng đến ung thư tinh hoàn?
- Những yếu tố gây nguy cơ ung thư tinh hoàn cần đọc ngay
Nội dung bài viết
1. Ung thư tinh hoàn là gì?
Theo các chuyên gia khi khối u ác tính xuất hiện ở tinh hoàn của nam giới gây ra bệnh ung thư tinh hoàn.
Tinh hoàn nằm ở bìu, thuộc bộ phận tuyến sinh dục nam. Nó có chức năng sản xuất và tích trữ tinh trùng, đồng thời, nó tham gia vào hệ nội tiết để sản xuất hormone nam giới testosterone. Khối u có thể xuất phát từ một trong hai tinh hoàn.
Mỗi loại tế bào ung thư, tùy vào từng giai đoạn của khối u mà có phương pháp điều trị khác nhau:
Giai đoạn 1 là tế bào ung thư mới chỉ ở tinh hoàn. Giai đoạn 2 là bệnh đã xâm lấn tới những hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn 3 là bệnh đã lan rộng ra khỏi tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn là bệnh ít nguy hiểm hơn so với các loại ung thư khác. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm thì cơ hội chữa khỏi hoàn toàn có thể lên tới 90%. Tỷ lệ người bệnh sống sau 5 năm lớn hơn 95%.
2. Triệu chứng ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn thường xuất hiện ở đàn ông trong độ tuổi 30 – 35 tuổi. Ước tính mỗi 263 người thì có 1 người bị ung thư tinh hoàn. Trường hợp ít xảy ra ở thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi cao hơn (khoảng 50 tuổi).
Khối u xuất hiện làm sưng ở trên và xung quanh tinh hoàn là dấu hiệu thông thường của ung thư tinh hoàn. Khối u này có thể gây đau hoặc không có cảm giác đau đớn gì. Ngoài ra, một số triệu chứng có thể xuất hiện như:
- Cảm thấy nặng bìu.
- Đau âm ỉ vùng bụng hay bẹn.
- Tụ dịch trong bìu.
- Đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hay bìu.
- Phình hoặc căng, đau vú. Điều này là vì một loại tế bào ung thư tiết ra hormone HCG kích thích sự phát triển của ngực.
- Đau lưng.
Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng bệnh tương tự như trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm nhất.
3. Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn ít phổ biến nhưng lại là nỗi ám ảnh lớn của nhiều nam giới bởi độ tuổi mắc ung thư tinh hoàn thường rất trẻ, chủ yếu ở độ tuổi 30 – 35 tuổi.
Ở giai đoạn sớm, bệnh ít có biểu hiện. Một số dấu hiệu có thể cảnh báo bệnh là kích thước tinh hoàn bất thường (to ra hoặc nhỏ đi bất thường), sờ thấy u cục, cảm giác nặng nề ở bìu, đau vùng háng…
Các nhà khoa học chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh ung thư tinh hoàn nhưng có rất nhiều yếu tố được xác định có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
3.1. Tinh hoàn lạc chỗ
Tinh hoàn lạc chỗ (tinh hoàn ẩn) xảy ra khi tinh hoàn không di chuyển đúng vào vị trí của nó – bìu mà vẫn nằm trong ổ bụng. Tinh hoàn lạc chỗ thường phổ biến ở những bé trai sinh non, trước 37 tuần.
Tinh hoàn lạc chỗ gây ra nhiều biến chứng sau này nếu không được can thiệp kịp thời, nguy hiểm nhất là tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn. Các bác sĩ cho biết, phẫu thuật chỉnh một tinh hoàn lạc chỗ trước 15 tháng tuổi chỉ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh chứ không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ tiến triển thành ung thư trong tương lai.
3.2. Sử dụng chất kích thích
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Ung thư của Mỹ cảnh báo, nam giới có sử dụng chất kích thích có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao gấp 2 lần so với những người bình thường.
3.3. Kích thước cơ thể
Dù vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng một số nghiên cứu cho kết quả, nam giới có quá cao có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
3.4. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
Ung thư tinh hoàn không di truyền nhưng các đột biến gen gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, theo đó những người có bố, anh/em trai mắc ung thư tinh hoàn thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
3.5. Nhiễm HIV
Một số nghiên cứu cho biết nam giới bị nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người, đặc biệt là ở những người có AIDS, có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn những người bình thường.
3.6. Chủng tộc
Nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn ở đàn ông da trắng cao gấp khoảng 4 – 5 lần đàn ông da đen và đàn ông Mỹ gốc Á. Xét về tỷ lệ mắc trên thế giới, nam giới Hoa Kỳ, châu Âu có tỷ lệ mắc cao hơn nhiều ở châu Phi và châu Á.
4. Làm thế nào để chẩn đoán ung thư tinh hoàn
Bước đầu tiên và nhanh nhất để biết được bạn có bị mắc ung thư tinh hoàn hay không là tự kiểm tra tinh hoàn. Trong quá trình tự kiểm tra, nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy đến ngay các cơ sở uy tín để thăm khám.
Khi đi khám bác sĩ, ung thư tinh hoàn sẽ được chẩn đoán bằng cách khám thực thể và sử dụng siêu âm để phát hiện khối u. Nếu khối u được xác định, bác sĩ tiết niệu sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ tinh hoàn. Tiếp theo sẽ đến giai đoạn xem mức độ lan rộng của tế bào ung thư. Các biện pháp dùng để phân giai đoạn gồm xét nghiệm máu, chụp cắt lớp hay phẫu thuật để nạo hạch.
5. Điều trị ung thư tinh hoàn
Tùy vào loại ung thư (ung không phải dòng tinh, u dòng tinh) và giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn gồm: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
5.1. U không phải dòng tinh
- Trong trường hợp khối u nhỏ, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật kèm theo vét hạch
- Nếu ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết lân cận, bác sĩ sẽ thực hiện xạ trị
- Nếu bệnh đã di căn, phương pháp hóa trị sẽ được áp dụng.
Tùy vào loại ung thư và giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp
5.2. U dòng tinh
- Loại u này nhạy cảm với xạ trị
- Ở giai đoạn đầu: bác sĩ sẽ xạ trị vào vùng dưới cơ hoành, chủ yếu vào hạch cạnh động mạch chủ, hạch chậu bẹn
- Giai đoạn sau có thể sử dụng hóa chất bổ trợ
5.3. Theo dõi sau điều trị
- Trong 1 năm đầu: bệnh nhân đến bệnh viện khám lâm sàng, chụp CT vùng bụng, chậu 3 tháng/lần
- Trong 2 năm tiếp theo: thực hiện tái khám 6 tháng/lần
- Các năm sau: thực hiện tái khám 1 năm/lần
6. Ung thư tinh hoàn có chữa được không?
Một điều đáng mừng là ung thư tinh hoàn có khả năng chữa khỏi cao và không bị lây nhiễm. Trong trường hợp ung thư đã di căn thì tỉ lệ chữa thành công là 73%. Tùy vào mức độ di căn mà tỷ lệ chữa lành bệnh có thể lên đến con số 99%.
Tuy nhiên, để tỉ lệ chữa bệnh cao, bạn nên nhanh chóng chữa bệnh ngay khi phát hiện ra để việc chữa trị dễ dàng hơn. Khi người bệnh đang trong quá trình chữa bệnh, nếu xuất hiện bệnh mới cũng cần liên hệ với bác sĩ để kịp thời can thiệp và chuyển hướng điều trị để tránh biến chứng. Những triệu chứng bạn cần gọi ngay cho bác sĩ đó là: khối u ở tinh hoàn bị đau, sưng; Bị sốt sau khi điều trị hóa trị hay vết thương chảy dịch sau mổ.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị