Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối là thời điểm mà bệnh đang rất nghiêm trọng, người bệnh đang phải đối diện gần với ngưỡng cửa tử thần. Vậy ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu? Đây là thắc mắc chung của rất đông bệnh nhân khi đang không may mắc phải bệnh lý nguy hiểm này. Sau đây, GenK STF xin đưa ra một số chia sẻ và phân tích cụ thể giúp người bệnh làm sáng tỏ vấn đề này.
Ung thư dạ dày phát triển qua nhiều giai đoạn, khi bước sang giai đoạn cuối tức là bệnh đã di căn, gây ra khó khăn cho việc điều trị cũng như tốn kém kinh phí. Người bị ung thư giai đoạn cuối thường có biểu hiện đau bụng dữ dội, thường xuyên buồn nôn, nôn ra máu, thiếu máu, mất ngủ, ăn uống kém, khi siêu âm sẽ thấy nhiều khối u ở bụng…
Nội dung bài viết
1. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Các chuyên gia cho rằng, bệnh ung thư dạ dày tiến triển qua 5 giai đoạn khác nhau từ nhẹ đến nặng. Ở mỗi giai đoạn sẽ có thời gian sống khác nhau, càng phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi càng cao và tỉ lệ sống lâu càng lớn. Ngược lại khi bệnh đã bước sang giai đoạn cuối (tức giai đoạn 5) thì thời gian sống sẽ ngắn đi nhiều.
Bệnh nhân bị ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối còn được gọi là giai đoạn muộn. Lúc này các khối u đã lây lan với phạm vi rộng, cụ thể là lan sang đến hơn 15 hạch bạch huyết, thậm chí đã lan tới nhiều cơ quan xa hơn. SEER chia sẻ, tỉ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ở giai đoạn này là chỉ còn khoảng 5.3%, đồng nghĩa là cứ 5 trong 100 người mắc bệnh thì phần lớn họ chỉ sống được tầm từ 1 – 2 năm.
Các yếu tố chi phối thời gian sống của bệnh nhân ung thư dạ dày là:
1.1. Dạng ung thư dạ dày mà bạn đang mắc phải
Giới nghiên cứu cho rằng, bệnh ung thư dạ dày được phân ra thành nhiều dạng khác nhau, vì thế mà tỷ lệ sống của bệnh nhân mắc phải căn bệnh này cũng sẽ tùy thuộc vào dạng ung thư. Cụ thể như:
– Ung thư dạ dày dạng biểu mô (tên tiếng Anh là Carcinoma): nếu bệnh nhân bị ung thư dạ dày ở dạng này thì tỷ lệ sống cao hơn các dạng khác.
– Ung thư biểu mô dạng tuyến (Carcinoma): như ung thư tuyến ống, tuyến nhú, tế bào nhẫn…với ung thư dạ dày thì tỷ lệ sống sau 5 năm rất thấp.
Ngoài ra còn có ung thư biểu mô không biệt hoá (Undifferentated carcinoma), ung thư tuyến biểu bì…
1.2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân
Không chỉ riêng với người bị ung thư giai đoạn cuối mà ngay cả các bệnh ung thư khác cũng vậy. Chế độ ăn uống và sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh. Nhất là đối với người bị ung thư dạ dày, dạ dày là cơ quan trực tiếp tiêu hóa thức ăn cho nên càng phải chú ý hơn đến việc ăn uống.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh về dạ dày nói chung cũng như bệnh ung thư dạ dày nói riêng đó là do ăn uống bất hợp lý mà ra. Nếu bệnh nhân ăn uống lành mạnh, ăn những thực phẩm và thức ăn tốt cho dạ dày sẽ tránh gây hại cho dạ dày, thậm chí còn giúp chống viêm và giảm đau. Nhờ đó góp phần hạn chế sự tiến triển của bệnh tình và giúp người bệnh kéo dài sự sống hơn.
Nhưng nếu người bệnh cố tình tiêu thụ những thực phẩm không tốt như đồ chua, cay, rượu, bia, thuốc lá, đồ sống…sẽ càng làm gia tăng tổn thương lên niêm mạc dạ dày, tăng phản ứng viêm. Đồng thời từ đó các tế bào ung thư càng tiến triển và lây lan rộng, di căn mạnh hơn, vì thế mà thời gian sống càng rút ngắn, dễ gây tử vong hơn.
1.3. Tâm lý bệnh nhân
Tâm lý chung của hầu hết người bệnh bị ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối đó là lo lắng, hoang mang và sợ hãi, họ chán nản bởi không biết mình còn có thể sống được bao nhiêu lâu. Vì thế càng lâm vào tình trạng tuyệt vọng, trở nên bi quan, ủ rũ.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng chính tâm lý bi qua đó đã ảnh hưởng lớn đến thời gian sống của bệnh nhân, theo đó thời gian sống sẽ bị rút ngắn. Bởi vì bộ não có nhiều dây thần kinh liên quan trực tiếp đến tuyến dạ dày, khi bạn suy nghĩ quá nhiều sẽ gây ra stress và căng thẳng, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển mạnh hơn.
Do đó để tăng hiệu quả điều trị bệnh cũng như kéo dài thời gian sống, bệnh nhân bị ung thư cần phải giữ cho tinh thần luôn được vui vẻ và thoải mái, lạc quan, yêu đời, vui vẻ mỗi ngày. Thực tế điều kỳ diệu đã đến với rất nhiều bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối khi họ sống lạc quan thì thời gian sống của họ kéo dài hơn so với người khác.
Để giúp người bệnh có tâm lý tốt, người thân phải biết cách động viên, tạo động lực giúp bệnh nhân thấy an tâm vượt qua cảm giác lo lắng và đau đớn trong quá trình điều trị.
2. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối như thế nào?
Điều trị bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn như nào còn tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể. Sau khi có kết quả chẩn đoán đúng tình trạng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Nếu bị ung thư dạ dày ở khu vực hang vị và đoạn ở dưới thân vị thì người bệnh cần cắt 3/4 hoặc cắt 4/5 dạ dày, rồi sau đó nối dạ dày hỗng tràng kết hợp nạo bỏ hạch di căn là được. Còn với ung thư dạ dày ở tâm vị và đoạn trên của thân vị thì cách tốt nhất là nên cắt toàn bộ dạ dày. Trong trường hợp này, cắt toàn phần dạ dày sẽ có lợi hơn cắt bán phần hoặc cắt ở cực trên bởi nó giúp loại bỏ hết các tổ chức di căn và tránh bị tái phát.
Bên cạnh đó có thể tiến hành điều trị bằng hóa trị liệu và xạ trị. Các tia xạ có tác dụng làm giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ ở những người đã phẫu thuật. Riêng bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối cần phối hợp giữa 5 Fluorouracil cùng với điều trị xạ để làm giảm thể tích của khối u và kéo dài thời gian sống cho người bệnh hơn so với xạ trị đơn thuần.
Trong suốt quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân bị ung thư cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn và phác đồ của bác sỹ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên bỏ dở giữa chừng khi có dấu hiệu thuyên giảm, không tự ý dùng thêm bất cứ loại thuốc nào khi chưa được chỉ định từ bác sỹ bởi rất có thể loại thuốc đó gây công kích với thuốc mà bác sỹ đang dùng.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây, người bệnh sẽ nắm được ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu. Thông qua đó chủ động có những biện pháp can thiệp kịp thời, chăm sóc sức khỏe tốt để kéo dài sự sống.
Để tăng thời gian sống, ngoài việc tuân thủ theo điều trị từ bác sỹ, người bệnh nhớ giữ cho tinh thần vui vẻ lạc quan. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý. Tránh stress và căng thẳng, kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên.