[Mách bạn] TOP 22 những loài cây trị ho hiệu quả
Những loài cây trị ho hiệu quả là những cây nào được mọi người tìm hiểu rất nhiều trong thời gian gần đây. Sử dụng các bài thuốc có thành phần thảo dược là như cây tía tô, cây dành dành, cây mướp,… là phương pháp được đánh giá là an toàn có thể điều trị triệu chứng ho do viêm họng gây ra mà không lo tác dụng phụ hoặc biến chứng về sau. Và bài viết sau đây GENK STF sẽ bật mí cho bạn những loài cây trị ho hiệu quả mà bạn có thể sử dụng ngay tại nhà.
Nội dung bài viết
1. Những loài cây trị ho hiệu quả được ưa chuộng
Dưới đây là một số loại cây thuốc có công dụng trị ho hiệu quả, an toàn và dễ kiếm được dân gian lưu truyền mà người bệnh có thể sử dụng để chấm dứt tình trạng ho và khó chịu ở niêm mạc vòm họng. Cụ thể là:
1.1. Cây tía tô
Bài thuốc trị ho từ lá cây tía tô cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:
- Lá tía tô: 12 gram
- Lá xương sông: 12 gram
- Hoa kinh giới: 12 gram
- Lá hẹ: 12 gram
- Gừng tươi: 3 lát
Cách làm:
- Tất cả các loại nguyên liệu kể trên đem rửa sạch
- Sau đó cho vào ấm sắc, thêm nước và sắc thuốc
Cách dùng:
- Lọc lấy nước thuốc, mỗi ngày uống 2 đến 3 lần.
- Thực hiện bài thuốc thường xuyên không chỉ giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh mà còn giúp trị ho và làm dịu niêm mạc họng.
- Ngoài bài thuốc sắc nêu trên, người bệnh có thể sử dụng lá tía tô để chế biến thành món ăn đơn giản như nấu cháo, vừa giúp giảm ho và trị cảm khá tốt.
1.2. Cây đu đủ
Cây đu đủ là một trong những loài cây có công dụng trị ho hiệu quả được lưu truyền từ xưa đến nay. Bộ phận dùng để điều trị ho của cây đu đủ thường là hoa.
Bài thuốc trị ho từ hoa đu đủ được thực hiện như sau:
- Người bệnh bị ho sử dụng hoa đu đủ, hoa khế và lá tía tô mỗi vị 10 gam cùng với 5 gam đường phèn
- Đem các vị thuốc này rửa sạch và cho vào bát sau đó thêm đường phèn vào và hấp cách thủy
- Sau khoảng 15 phút sau, lọc lấy nước, chờ nguội và uống
- Lưu ý: Đối với trẻ em chỉ nên uống 1/2 thìa cà phê, còn đối với người lớn có thể tăng liều để gia tăng khả năng điều trị bệnh.
1.3. Cây khế
Theo y học cổ truyền, hoa khế có tính bình và vị chát, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm dùng để điều trị bệnh ho có đờm, ho khan hay chữa kiết lị và làm thuốc bổ thận.
Cách làm đơn giản như sau:
- Hoa khế sau khi thu hái đem rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn và ký sinh trùng bám trên cánh hoa
- Gừng tươi đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng và giã nhỏ
- Vắt lấy nước gừng và tẩm vào hoa khế rồi sau đó sao khô
- Dùng hoa khế sao khô đem sắc thuốc uống
Cách dùng như sau: Mỗi ngày sắc 4 – 12 gam hoa khế và sử dụng thường xuyên liên tục 1 tuần giúp cải thiện triệu chứng ho và giúp làm sạch đờm.
1.4. Cây mướp
Quả mướp vẫn được biết đến như một loại nguyên liệu trong công thức chế biến món ăn tuy nhiên ít ai biết chúng còn được xem như vị thuốc lành tính có tác dụng điều trị ho.
Cách thực hiện đơn giản như sau đây:
- Dùng 12 gram hoa mướp đem rửa sạch và để ráo
- Sau đó, cho vào ấm nước sôi và đem hãm khoảng 15 phút
Cách dùng:
- Người bệnh có thể cho thêm mật ong vào nước trà hoa mướp để tăng hương vị và tạo cảm giác dễ uống.
- Mỗi ngày người bệnh nhân nên uống 2 lần và sử dụng liên tục trong vài ngày để cắt nhanh cơn ho khó chịu do bệnh gây ra.
1.5. Những loài cây trị ho hiệu quả – Cây dành dành
Dành dành là một trong những loài cây dùng để trị ho được nhiều người bệnh biết đến. Bộ phận được sử dụng để chữa ho của loại cây tự nhiên này thường là quả.
Nguyên liệu của bài thuốc cần có:
- Quả dành dành: 1 quả
- Lá chanh: 12 gram
- Rau má: 20 gram
- Lá tre: 12 gram
- Vỏ rễ dâu: 16 gram
- Cam thảo: 8 gram
Cách làm như sau:
- Tất cả các nguyên liệu sau khi đã được rửa sạch cho vào ấm và sắc chung với 500ml nước
- Sau khi nước cạn còn 20ml thì lọc lấy thuốc
Cách dùng:
- Đối với người lớn: Chia lượng thuốc làm 2 và uống trong ngày
- Với trẻ em: Uống 3 – 5 lần trong ngày
1.6. Cây xương sông
Lá xương sông có công dụng chữa tan ứ máu đọng, đầy bụng, viêm họng. Bên cạnh đó, lá xương sông cũng là một trong những loài cây trị ho hiệu quả vừa dễ kiếm và an toàn.
Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng 2 – 3 lá cây xương sông bánh tẻ rồi đem rửa sạch và thái nhỏ
- Sau đó cho lá vào bát trộn chung với 5 thìa mật ong nguyên chất
- Tiếp đó đem hấp cách thủy
- Sau khoảng 15 phút hấp cách thủy thì lọc lấy nước
Cách dùng: Chia đều nước thuốc, uống mỗi ngày 2 lần và uống liên tục trong 5 ngày để có kết quả điều trị tốt.
1.7. Cây rau cải cúc
Rau cải cúc có tính mát, vị hơi đắng và ngọt nhẹ nên không chỉ có tác dụng trị ho mà loại cây này còn giúp cung cấp dưỡng chất bồi bổ cơ thể.
Cách thực hiện và cách dùng như sau:
- Đối với người lớn: Thường xuyên ăn những món ăn chế biến từ cây rau cải cúc mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể triệu chứng ho.
- Đối với trẻ nhỏ: Dùng cây rau cải cúc đem rửa sạch, thái nhỏ và đem hấp cách thủy với mật ong. Sau đó, chắt nước và cho trẻ uống 2 đến 3 lần mỗi ngày. Uống liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm dần thì ngưng.
1.8. Rau diếp cá
Rau diếp cá có vị chua và tính mát, theo Đông y tác động vào hai kinh Can và Phế, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chống viêm cũng như sát khuẩn. Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong loại rau này còn giúp có tác dụng giảm nhanh triệu chứng ho.
Cách làm sau đây:
- Sử dụng một nắm rau diếp cá đem đi rửa sạch và giã nát
- Sau đó thêm vào một lượng nước vo gạo vừa đủ, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút
- Lọc lấy nước và uống
- Với bài thuốc trị ho từ rau diếp cá, người bệnh bị ho nên uống 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi ăn 1 giờ sẽ có tác dụng giúp chấm dứt tình trạng ho, ngứa ngáy ở vòm họng.
1.9. Cây húng chanh
Nhắc đến những loài cây trị ho hiệu quả thì không thể không kể tên cây húng chanh. Vị thuốc thiên nhiên này có các tác dụng như trị độc, tiêu đờm và giảm ho do viêm họng gây ra.
Cách làm đơn giản như:
- Sử dụng 15 lá cây húng chanh đem rửa sạch, để ráo và giã nát
- Tiếp đó thêm vào 10ml nước sôi vào vắt lấy nước và uống
- Người bệnh chỉ cần uống 2 lần mỗi ngày và kiên trì sử dụng vài ngày, triệu chứng ho sẽ thuyên giảm ngay sau đó.
1.10. Lá hẹ trị ho, viêm họng
Dùng lá hẹ trị ho được rất nhiều người biết đến, đặc biệt là những bà mẹ mà đang có con nhỏ. Trong y học cổ truyền, lá hẹ có tính ôn, vị chua, hơi cay, rất lành tính, có tác dụng tiêu đờm, trị ho rất hiệu quả.
Cách điều chế bài thuốc lá hẹ trị ho rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch, để ráo rồi cắt khúc. Sau đó cho thêm mật ong hay đường phèn vào hấp cho đến khi nhừ là có thể sử dụng.
Mỗi ngày sử dụng từ 3 đến 4 lần, mỗi lần 2 hoặc 3 thìa cafe sẽ giúp giảm ho. Cứ sử dụng liên tục bài thuốc trị ho bằng lá hẹ này trong vòng 5 đến 7 ngày để khỏi hoàn toàn.
Lá hẹ có thể sử dụng để trị ho cho trẻ sơ sinh rất tốt, tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì không nên dùng mật ong vì hệ tiêu hóa còn non nớt. Vì vậy, bạn hãy hấp lá hẹ với đường phèn để cho bé uống.
1.10. Trị ho bằng lá kinh giới
Sử dụng lá kinh giới trị ho, bạn có thể thực hiện rất đơn giản bằng cách đun nước lên để uống như trà hàng ngày hay kết hợp với một vài loại dược liệu khác để trị bệnh. Cụ thể như sau:
- Cách 1: Lấy lá kinh giới rửa sạch, cho vào ấm, thêm nước đun sôi 5 phút rồi tắt bếp. Khi uống thì cho thêm mật ong để dễ uống cũng như để tăng hiệu quả trị ho. Uống lúc ấm là tốt nhất.
- Cách 2: Lấy cây kinh giới rửa sạch, để ráo nước và cho vào cối giã nhỏ hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt để uống. Bài thuốc này sẽ giúp trị ho ra máu rất hiệu quả. Hay để tiện dụng hơn, bạn hãy đem hoa kinh giới sao khô, tán nhỏ rồi cất vào lọ dùng dần, mỗi lần pha khoảng 4 đến 6gr với nước ấm.
- Cách 3: Kết hợp lá kinh giới với một số các loại lá trị ho khác. Nguyên liệu bao gồm có: lá kinh giới, lá diếp cá, rau má cả gốc, cỏ mần trầu, lá rẻ quạt mỗi loại chuẩn bị 1 nắm. Mang đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 800ml nước, đun cạn nước cho tới khi còn khoảng 500ml thì tắt bếp, để nguội bớt rồi uống.
Lưu ý: Các em bé trong thời kỳ đang bú mẹ nếu bị ho có thể dùng bài thuốc này gián tiếp bằng cách mẹ uống nước lá kinh giới trước khi cho con ăn 30 phút.
Thuốc sau đó sẽ qua sữa mẹ truyền cho bé. Trẻ lớn có thể tự uống thì sử dụng với liều lượng 10ml/lần, mỗi ngày 6 hoặc 7 lần.
1.11. Lá lược vàng
Lá lược vàng là loại lá trị ho rất hiệu quả cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Cách thực hiện như sau:
- Chọn lá lược vàng tươi, không bị bệnh sau đó rửa sạch tàu lá bằng nước muối, vò nát rồi nhai nuốt phần nước đó rồi bỏ bã.
- Hay bạn có thể giã nát rồi sau đó lọc lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 3 lần trước bữa ăn.
- Lặp lại bài thuốc này trong 3 đến 4 ngày bài để đạt kết quả tốt nhất.
1.12. Lá cây dâu (tang diệp)
Tang diệp (lá của cây dâu tằm) là 1 vị thuốc phổ biến trong đông y, có vị đắng, tính hàn có tác dụng quy vào 2 kinh can, phế. Lá tang diệp có tác dụng phát tán phong nhiệt, trừ can phong, thanh phế chỉ khái, bổ phổi trị đờm và được xem là một vị thuốc quý trong điều trị các bệnh đường hô hấp và trong đó có bệnh ho.
1.13. Lá mơ trị ho
Để trị ho hay viêm họng chúng ta có thể kết hợp lá mơ với các nguyên liệu khác, bằng nhiều cách. Như một vài gợi ý sau đây:
Lá mơ kết hợp với mật ong: Do mật ong có tính kháng viêm rất tốt. Thế nên khi kết hợp với lá mơ sẽ làm tăng hiệu quả. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm lá mơ sau đó rửa sạch với muối, để ráo nước rồi đem giã nhuyễn và vắt lấy nước. Trộn 1 thìa mật ong vào trong 30ml nước cốt lá mơ, hâm nóng rồi uống.
Lưu ý: Khi uống hỗn hợp trên bạn nên để lưu lại trong họng khoảng 2 hay 3 phút để có công dụng được tối đa. Mỗi ngày không nên dùng quá 30ml nước lá mơ bởi có thể dẫn đến tình trạng táo bón.
Lá mơ với trứng: Chuẩn bị 1 nắm lá mơ và 2 quả trứng gà. Lá mơ rửa sạch với nước muối rồi băm nhỏ đổ ra bát, đập trứng khuấy đều và cho lên chảo rán đến khi chín đều. Ăn lúc nóng sẽ có hiệu quả tốt nhất.
1.14. Cây rẻ quạt trị ho
Dân gian từ lâu đã lưu truyền về công dụng của loại lá rẻ quạt có công dụng chữa ho, vì có khả năng kháng viêm, giảm đau. Tuy nhiên, cách sử dụng loại lá để trị ho này lại cần được lưu ý hơn so với những loại cây kể trên vì dùng không đúng liều lượng có thể gây bỏng rát miệng.
Bài thuốc trị ho từ cây rẻ quạt như sau: Dùng 5 đến 7 gam rẻ quạt rửa sạch, rồi đun lấy nước uống. Mỗi ngày dùng từ 2 đến 3 lần. Kiên trì uống liên tục trong 5 đến 7 ngày bạn sẽ cải thiện chứng viêm họng.
Lưu ý: Trẻ nhỏ sẽ không được khuyến khích dùng vị thuốc này.
1.15. Bài thuốc trị ho với gừng
Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay và có tác dụng rất tốt trong điều trị ho cho nhiều đối tượng. Và sau đây là một số bài thuốc trị ho với gừng được dân gian sử dụng thường xuyên, đó là:
- Củ cải trắng với gừng: đem xay nhuyễn 1 đến 2 củ cải trắng với ½ củ gừng để lấy nước cốt. Đối với người lớn, có thể uống trực tiếp, ngày chia ra 2 đến 3 lần. Đối với trẻ em cần đun sôi hỗn hợp nước cốt lên, uống 4 đến 5 lần mỗi ngày.
- Gừng và mật ong: Gừng già sau khi rửa sạch, bỏ vỏ, xay nhuyễn. Sau đó, thêm nước, đun sôi trong khoảng 20 đến 30 phút. Lọc lấy nước, thêm từ 1 – 2 thìa mật ong, chia uống 2 lần mỗi ngày. Nếu trẻ em dưới 1 tuổi, cần thay mật ong bằng đường phèn.
- Súc miệng bằng nước gừng: đem giã nhỏ gừng tươi rồi đun sôi với 1 chút nước. Thêm một ít muối hạt và tiếp tục đun cho đến khi muối được hoà tan hoàn toàn. Sử dụng nước gừng làm nước súc miệng mỗi ngày.
1.17. Cam thảo
Cam thảo là một loại thảo dược quý, được sử dụng để chữa bệnh, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp. Trong Đông y, phần rễ và cây cam thảo mang tính bình, có vị ngọt và có các tác dụng như giải nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, nhuận phế, tiêu đờm, điều trị các chứng đau họng, viêm họng, ho khan,…
Theo Y học hiện đại, trong cam thảo có chứa các loại hợp chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu viêm, chống dị ứng, giúp làm lành các tổn thương ở niêm mạc họng, hết đau buốt. Dưới đây là một số bài thuốc trị ho rất hay từ cam thảo mà các bạn có thể tham khảo.
- Chữa ho và viêm họng mãn tính: Cam thảo đem ngâm với nước sôi và uống bình thường như uống nước cho đến khi hết ngọt thì bỏ đi. Lưu ý là người bệnh cần kiêng ăn cá, ớt, đường khi áp dụng bài thuốc này.
- Chữa ho đờm nhiều: Chuẩn bị 8 đến 12g nhân sâm hoặc đảng sâm, 12g phục linh, 12g bạch truật, 4 – 8g cam thảo sau đó đem sắc lên lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.
- Chữa ho, chữa cảm lạnh, trị viêm họng, viêm phế quản: nghiền 4 đến 20g cam thảo thành bột rồi pha với nước ấm hay nước chanh để uống. Hay bạn có thể pha cam thảo với trà nóng uống hàng ngày.
1.18. Chữa ho với tỏi
Tỏi là một loại nguyên liệu không còn xa lạ trong căn bếp của bất cứ gia đình nào. Tỏi là nguyên liệu hết sức lành tính, có sở hữu nhiều công dụng chữa bệnh. Trong đó, không thể không kể đến là khả năng trị ho khá hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng tỏi để chữa ho rất tốt sau đây:
- Dùng tỏi và mật ong: tỏi bóc vỏ, đập dập hay giã nát. Thêm vào đó một ít mật ong và đem hấp cách thuỷ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng một muỗng cà phê.
- Tỏi nướng: Bọc một củ tỏi ta vào trong giấy bạc và đem nướng trên bếp than. Lưu ý tránh để tỏi bị cháy, tránh gây độc. Sau đó, lấy một tép tỏi nướng đem giã nhuyễn hoà với nước ấm rồi uống, ngày sử dụng 1 lần. Chú ý, tuỳ thuộc vào từng độ tuổi khác nhau mà sẽ gia giảm liều lượng tỏi cho phù hợp.
- Dùng tỏi và giấm: tỏi bóc vỏ và cho vào lọ thuỷ tinh. Sau đó, đổ dấm vào ngập tỏi và ngâm khoảng 1 tuần. Khi có biểu hiện nóng rát hay ngứa ngáy cổ họng, muốn ho, người bệnh lấy 1 tép tỏi thái mỏng, ngậm trong miệng 15 phút, sẽ giúp làm giảm cảm giác đau rát, giảm ho.
1.19. Rễ dâu giúp trị ho hiệu quả tại nhà
Rễ của cây dâu từ lâu đã được biết đến là một vị thuốc nam có tác dụng trị ho, trừ đờm hiệu quả, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Một vài bài thuốc dân gian từ rễ dâu tằm được dùng trong điều trị ho đó là:
- Điều trị ho có đờm: Lấy 10g rễ dâu tằm và 40g đậu đỏ đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Bài thuốc trị ho ra máu: Sử dụng 10 đến 20g rễ dâu tằm tán bột hoà với nước uống liên tục trong 1 đến 2 tuần.
- Hỗ trợ chữa ho do viêm phế quản và khó thở: chuẩn bị khoảng 20g rễ dâu tằm, 20g địa cốt bì, 8g cam thảo đem sắc lấy nước, chia uống 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối.
1.20. Trị ho bằng cây thì là
Thì là vừa được sử dụng để làm gia vị, vừa có tác dụng làm thuốc trị ho và nhiều bệnh lý khác. Loại thảo dược này có tác dụng giúp giảm ho, xoa dịu cơn đau họng và giữ ấm đường thở.
Bộ phận được sử dụng để làm thuốc trị ho trên cây thì lá đó chính là hạt. Các trường hợp bị ho do cảm lạnh, cảm cúm hay do do nhiễm trùng đường hô hấp có thể dùng hạt thì là theo hướng dẫn dưới đây:
- Lấy hạt thì lá đem rửa sạch, phơi khô
- Mỗi lần dùng 1 thìa và bỏ vào trong ấm
- Thêm nước sôi vào rồi đậy nắp lại và ủ kín
- Sau khoảng 20 phút có thể rót uống từ từ để làm dịu đi cơn ho và loại bỏ những cảm giác khó chịu trong cổ họng.
1.21. Trị ho từ cây hoa hồng trắng
Thêm một loại cây có tác dụng trị ho an toàn để bạn lựa chọn đó chính là hoa hồng trắng, hay còn gọi là hoa hồng bạch. Đây là dược liệu trong đông y có vị ngọt và tính mát. Trong cánh hoa hồng chứa thành phần chính là tinh dầu cùng với nhiều loại khoáng tố có tác dụng giảm ho, long đờm tốt.
Cách sử dụng như sau:
- Hoa hồng trắng tách riêng ra từng cánh, đem rửa sạch và rải trong bóng râm phơi khô
- Mỗi lần bị ho, bạn hãy lấy ra 15 gram cánh hoa đem hấp chung với 10ml mật ong trong khoảng 15 phút.
- Gạn lấy phần nước cốt tiết ra uống khi còn ấm mỗi ngày 2 lần.
1.22. Những loài cây trị ho hiệu quả – Cây me đất
Cây me đất cũng là loại cây có tác dụng thông tiện, giảm ho, chống nhiễm trùng. Chủ trị trong trường hợp viêm họng, bí tiểu, ho gà, sưng đau họng kèm sốt cao.
Bài 1: Lấy khoảng 65g me đất rửa sạch và ngâm nước muối trong 15 phút để tiệt trùng. Sau đó bỏ cây me tươi vào miệng nhai chung với 2g muối và nuốt nước từ từ. Dùng bài thuốc này cho các trường hợp bị ho hoặc sưng đau họng, sốt do viêm họng.
Bài thuốc 2: Lấy 10 gam me đất đem sắc chung với 12 gam rễ chanh, 5 gam hạt mướp đắng, 2 gam phèn chung, 8 gam cho mỗi vị bao gồm lá xương sông và lá hẹ. Sau đó gạn nước thuốc, thêm vào một ít đường để cho dễ uống. Bệnh nhân bị ho gà có thể sử dụng bài thuốc này.
2. Những lưu ý khi sử dụng thảo dược để chữa ho
Trị ho bằng các loại lá hay thảo dược rất an toàn, nhưng người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề dưới đây để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
- Các bài thuốc từ thảo dược phù hợp với những tình trạng bệnh nhẹ và công dụng cũng như tốc độ lành bệnh phụ thuộc vào cơ thể mỗi người.
- Khi áp dụng các biện pháp dân gian cần sự kiên trì và ít nhất 5 đến 7 ngày bệnh mới có thể thuyên giảm do đó không nên nóng vội
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi sử dụng lá trị ho thì không nên hấp cùng mật ong, mà hãy thay thế bằng đường phèn để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé.
- Trong trường hợp bệnh nặng thì các phương pháp dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ sẽ không giúp khỏi bệnh hoàn toàn. Vì vậy hãy đi khám chuyên khoa để có được lời khuyên tốt nhất.
- Phụ nữ có thai hay đang cho con bú nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào
Trên đây là những thông tin chia sẻ về những loài cây trị ho hiệu quả. Sử dụng các loại lá để trị ho là phương pháp được lưu truyền từ rất lâu của người Việt Nam. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng lá trị ho chỉ có tác dụng khi bệnh mới chớm ở giai đoạn nhẹ và nếu để lâu ngày có thể phải can thiệp bằng các phương pháp khác.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị