Giải đáp thắc mắc: Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì khi tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ ai và vào bất cứ thời điểm nào. Nếu vẫn đang lo lắng hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì thì các bạn đừng bỏ qua những chia sẻ của Genk STF dưới đây.

Xem thêm:

1. Hiểu thế nào về nhiệt miệng

Nhiệt miệng hay còn được gọi là lở miệng hoặc loét miệng. Đây là tình trạng xuất hiện những vết loét ở niêm mạc miệng với đặc điểm là vết loét nhỏ, nông. Ban đầu, vết loét có màu trắng, sau chuyển sang vàng. Xung quanh vết loét thì vùng da thường sưng đỏ.

hay-bi-nhiet-mieng-canh-bao-nguy-co-mac-benh-gi-1
Nhiệt miệng có thể xảy ra ở bất cứ ai và gây khó chịu, đau đớn cho người mắc

Kích thước các vết loét miệng thường nhỏ và gây đau. Vì thế, khiến người bệnh khó chịu và không thể thoải mái trong việc ăn uống cũng như nói chuyện.

Tùy vào mức độ mà loét miệng được phân thành 2 loại. Đó là:

  • Vết loét đơn giản: Những vết loét đơn giản có thể xuất hiện ở bất cứ ai nhưng phổ biến là ở những người trong độ tuổi từ 10 – 20. Tần suất xuất hiện khoảng 3 – 4 lần/năm và mỗi lần xuất hiện sẽ kéo dài khoảng 1 tuần.
  • Vết loét phức tạp: Loại này ít gặp hơn và những người trước đây đã từng mức vết loét phức tạp thì sẽ thường hay bị mắc loại này hơn.

2. Triệu chứng của nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình sau:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét, đốm đỏ hoặc vết sưng rồi thành lở loét, gây đau. Các vị trí của vết loét nhiệt miệng thường ở lưỡi, mặt trên của miệng, mặt trong của má và môi, đáy nướu.
  • Có vết loét màu trắng hoặc màu vàng tại khu vực trung tâm.
  • Kích thước vết lở nhỏ, thường chỉ dưới 1cm.
  • Khi bắt đầu lành, vết loét sẽ có màu xám.

Ngoài các triệu chứng phổ biến kể trên, một số người bị nhiệt miệng với mức độ nghiêm trọng còn có thêm các biểu hiện khác, đó là:

  • Cơ thể bị sốt.
  • Hạch bạch huyết sưng.
  • Khó chịu.

Thông thường sau 7 – 10 ngày, các cơn đau do nhiệt miệng sẽ biến mất. Các vết loét để lành hoàn toàn có thể sẽ mất 1 – 3 tuần. Vết loét càng lớn thì thời gian chữa lành càng lâu hơn.

3. Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Trên thực tế, có những người thường xuyên bị nhiệt miệng, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, nhất là việc ăn uống, nói chuyện. Vì thế, nhiều người thắc mắc hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì? 

Nếu tình trạng nhiệt miệng diễn ra thường xuyên thì bạn không nên chủ quan. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm, bao gồm:

  • Bệnh Celiac: Đây là một loại rối loạn đường ruột có mức độ nghiêm trọng với nguyên nhân chủ yếu là do sự nhạy cảm với gluten.
  • Mắc những bệnh viêm đường ruột như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
  • Bệnh Behcet: Đây là một loại rối loạn hiếm gặp và bệnh sẽ gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả miệng.
  • Hệ miễn dịch có vấn đề nên tấn công các tế bào khỏe mạnh trong miệng thay vì tấn công virus, vi khuẩn gây hại.
  • Mắc bệnh HIV/AIDS khiến hệ thống miễn dịch bị ức chế.

Một lưu ý quan trọng là những vết loét do nhiệt miệng sẽ không có liên quan nào đến việc nhiễm virus Herpes.

4. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Ngoài trường hợp hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì thì bạn cũng nên tìm hiểu các tác nhân chính gây nhiệt miệng. Theo đó, dưới đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng mà bản thân không ngờ tới:

  • Một vết thương nhỏ ở miệng do vô tình cắn má hay tai nạn trong thể thao hoặc đánh răng quá mạnh.
  • Thành phần trong kem đánh răng và nước súc miệng bạn sử dụng có chứa chất natri lauryl sulfate.
  • Nhạy cảm với thực phẩm, nhất là cà phê, trứng, dâu tây, socola, các loại hạt, axit, thực phẩm cay, phô mai.
hay-bi-nhiet-mieng-canh-bao-nguy-co-mac-benh-gi-2
Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Chế độ ăn uống thiếu kẽm, sắt, axit folic, vitamin B12.
  • Bản thân bị dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.
  • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt bị thay đổi nội tiết tố.
  • Căng thẳng, stress kéo dài.
  • Cơ thể nhiễm Helicobacter pylori – loại vi khuẩn cùng loại với vi khuẩn gây loét dạ dày.

5. Nhóm đối tượng nguy cơ cao bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể xảy ra ở bất cứ ai. Thế nhưng, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao bị nhiệt miệng, đó là:

  • Những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh.
  • Những đối tượng ăn uống thiếu chất.
  • Những người sinh hoạt không lành mạnh, hay hút thuốc, uống rượu bia.
  • Những người sống trong vùng nhiệt đới.

6. Bị nhiệt miệng kéo dài nguy hiểm không?

Nhiệt miệng nếu kéo dài vài tuần mà không có phương án điều trị có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng, đó là:

  • Cảm thấy đau đớn, khó chịu mỗi khi đánh răng, nói chuyện hoặc ăn uống.
  • Cơ thể cảm thấy chán nản, uể oải, mệt mỏi.
  • Vết loét lan rộng ra ngoài miệng càng làm trầm trọng hơn tình trạng nhiệt miệng và việc điều trị sẽ càng khó khăn, phức tạp hơn.
  • Gây viêm mô tế bào.
  • Cơ thể có thể bị sốt.

Do đó, nếu các vết loét do nhiệt miệng khiến bạn đau đớn và điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Bác sĩ với chuyên môn sẽ đánh giá mức độ nhiệt miệng và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

7. Chẩn đoán và điều trị nhiệt miệng

Nếu đang thắc mắc việc chẩn đoán và điều trị nhiệt miệng như thế nào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua nội dung dưới đây:

7.1. Chẩn đoán

Đối với nhiệt miệng, bác sĩ chỉ cần quan sát vết thương để đánh giá tình trạng nhiệt miệng nặng hay nhẹ. Chỉ trường hợp vết loét nghiêm trọng hoặc tiến triển thì bác sĩ mới làm một số xét nghiệm để kiểm tra.

7.2. Điều trị

Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nặng nhẹ của nhiệt miệng để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

Đối với những trường hợp nhiệt miệng vết loét nhỏ thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì vết loét sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần.

Trường hợp nhiệt miệng nặng với các vết loét lớn, gây đau nhiều và dai dẳng thì bác sĩ sẽ thực hiện điều trị y tế bằng một số cách hiệu quả sau đây:

  • Để giảm đau, kháng viêm, bạn hãy sử dụng nước súc miệng chứa cocaine hoặc steroid dexamethasone.
  • Sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng để giảm đau, giúp việc làm lành vết loét được nhanh hơn như thuốc hydrogen peroxide, benzocaine, fluocinonide…
  • Khi vết loét trở nặng, người bệnh sẽ được uống thuốc trị bệnh lở miệng theo toa.
  • Có thể thực hiện đốt vết loét miệng nếu thấy cần thiết.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng còn thiếu như vitamin B12, vitamin B6, axit folic, kẽm, sắt…
  • Lưu ý: Nếu các vết loét miệng có liên quan đến vấn đề sức khỏe thì bác sĩ sẽ chữa các tình trạng này trước. Khi tình trạng sức khỏe được cải thiện thì các vết loét miệng cũng được cải thiện.

8. Phòng ngừa nhiệt miệng bằng cách nào?

Nhiệt miệng có thể xảy ra ở bất cứ ai. Do đó, chúng ta nên có kế hoạch phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng một số biện pháp hữu ích sau:

  • Tránh các thực phẩm gây kích ứng miệng là thực phẩm mặn, các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, một số loại gia vị, trái cây có tính axit.
  • Những thực phẩm mà bạn dị ứng hoặc nhạy cảm cũng cần tránh.
  • Chọn lựa các thực phẩm lành mạnh, nên tăng cường nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách mỗi ngày. Nên lựa chọn bàn chải mềm để đánh răng để tránh làm các mô miệng bị kích thích.
  • Lựa chọn kem đánh răng và nước súc miệng với thành phần phù hợp, tránh xa các sản phẩm có chứa natri lauryl sulfate.
  • Kiểm soát căng thẳng như thiền, yoga. Chú ý giữ tâm trạng, tâm lý ổn định, thoải mái.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức.
  • Tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

Kết luận

Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì và một số phương án điều trị đã được bật mí trên đây. Hy vọng những chia sẻ của Genk STF sẽ hữu ích và giúp các bạn phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả nhiệt miệng để cuộc sống trở lại bình thường.

VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI

Thông tin liên hệ