Tìm hiểu sự thật củ nghệ chữa ung thư như thế nào?
Nghệ không chỉ sử dụng trong nấu ăn mà còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ và trong đó đặc biệt phải kể đến công dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư. Vậy củ nghệ chữa ung thư như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của GENK STF bạn nhé.
Xem thêm:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Tìm hiểu nấm linh chi chữa ung thư như thế nào?
- [Bật mí] Sự thật về cây xạ đen chữa ung thư?
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu đôi nét về củ nghệ
Nghệ có tên khoa học là Curcuma longa là một cây thuộc họ Gừng. Cây nghệ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, bắt nguồn từ phía đông nam Ấn Độ.
Phần lớn ở các địa phương, mọi người đều chỉ sử dụng phần củ của cây nghệ. tuy nhiên ở một số vùng còn sử dụng lá nghệ được để bọc và nấu thức ăn.
Nghệ có thể được sử dụng ở dạng củ tươi hay dạng bột khô. Từ xa xưa, nghệ đã được sử dụng rất nhiều trong nấu ăn cũng như sử dụng để hỗ trợ điều trị một số loại bệnh.
Thành phần hoạt chất quan trọng nhất trong củ nghệ là một nhóm các hợp chất có tên gọi là curcuminoid. Hoạt chất curcumin được chiết xuất từ trong củ nghệ này có các hoạt tính sinh học quý bao gồm chống viêm, chống oxy hóa, kháng sinh, kháng virus và chống lại các hoạt động của virus. Ngoài ra, hoạt chất curcumin trong nghệ có thể giúp ngăn chặn một số giai đoạn phát triển của ung thư ở dạng đa khối u.
2. Những công dụng của củ nghệ đối với sức khỏe
Trong dân gian củ nghệ được sử dụng như một loại dược liệu với các công dụng phải kể đến như:
- Làm chậm hoặc ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
- Giảm các triệu chứng trầm cảm
- Chống viêm và kháng khuẩn
- Tăng cường sức khỏe của làn da
- Hỗ trợ điều trị viêm khớp
- Hỗ trợ điều trị hoặc ngăn chặn ung thư
- Giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Giups giảm cân hiệu quả
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm ruột và hội chứng ruột kích thích
- Giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer
- Giải độc và thanh lọc cơ thể
3. Hoạt chất curcumin có trong nghệ chữa ung thư như thế nào?
Có rất nhiều nghiên cứu về công dụng của curcumin trong nghệ đối với sức khỏe. Kết quả cho thấy rằng curcumin mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Đặc biệt trong đó phải kể đến tác dụng chống lại các tế bào gây ra một số bệnh ung thư chẳng hạn như ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng hoạt chất curcumin từ nghệ còn có tác dụng tăng hiệu quả của hoá trị trong điều trị bệnh ung thư.
Nguyên nhân nghệ được xem một chất là có khả năng ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh ung thư là do chất curcumin trong củ nghệ có đặc tính chống oxy hóa và đồng thời còn giúp làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Mặt khác, tình trạng viêm vốn được biết là có mối quan hệ với bệnh ung thư.
Các nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm cũng như ở trên động vật đã cho thấy, hoạt chất curcumin có thể giúp ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của tế bào ung thư. Cùng với đó, nó giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể không bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của hoá trị liệu.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có đủ bằng chứng xác thực về việc sử dụng hoạt chất curcumin từ củ nghệ để ngăn ngừa và điều trị ung thư. Do đó, để không ảnh hưởng đến phác đồ điều trị, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi lựa chọn sử dụng bổ sung bất kỳ loại thảo dược nào, bao gồm cả curcumin. Vì curcumin có thể tác động đến hiệu quả điều trị của một số loại thuốc và trong đó có cả các loại thuốc hoá trị ung thư.
4. Các nghiên cứu lâm sàng về củ nghệ và vai trò của nghệ trong phòng chống ung thư
Hoạt chất curcumin trong củ nghệ có đặc tính chống oxy hóa mạnh, từ đó có công dụng giúp giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Mà tình trạng viêm được biết đến là nguyên nhân chính gây ra các bệnh ung thư ác tính. Mặc dù không có đủ bằng chứng khoa học cho thấy sử dụng nghệ có thể ngăn ngừa hoặc điều trị dứt điểm bệnh ung thư. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lâm sàng đã cho các kết quả đáng kinh ngạc về vấn đề này.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2008 đã kết luận rằng, hoạt chất curcumin có thể giúp ngăn chặn các tế bào ung thư tuyến tụy phát triển, tuy nhiên để đạt được hiệu quả này thì cần phải cần đến một hàm lượng lớn curcumin. Để giải quyết được vấn đề này, các nhà bào chế đã tạo ra chất theracurmin, đây cũng là một dạng curcumin nhưng có sinh khả dụng cao hơn, nhờ vậy mà giúp cung cấp một lượng curcumin cao hơn cho những người mắc ung thư mà không gây những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Một nghiên cứu khác được tiến hành vào năm 2009 đã phát hiện ra rằng, hoạt chất curcumin từ củ nghệ có thể giúp tiêu diệt nhiều loại tế bào ung thư theo các cách khác nhau. Curcumin chỉ nhắm trực tiếp vào các tế bào ung thư, do đó những tế bào khỏe mạnh khác của cơ thể sẽ không hề bị ảnh hưởng. Đây chính là một phát hiện quan trọng trong việc điều trị ung thư hiện nay, bởi vì các loại thuốc hóa trị liệu sẽ tiêu diệt không chỉ tế bào ung thư mà cả tế bào khỏe mạnh.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả đáng kinh ngac. Cụ thể là người ta phát hiện ra rằng việc súc miệng bằng nước nghệ hàng ngày có thể giúp điều trị bệnh lở miệng thường gặp ở những người xạ trị ung thư khu vực đầu và cổ.
5. Những điều cần phải lưu ý khi sử dụng nghệ
Về cơ bản, củ nghệ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên việc sử dụng nghệ cũng như bất kỳ một loại thảo dược nào cũng luôn mang đến những rủi ro nhất định có thể gặp như:
5.1. Tương tác thuốc
Các nhà nghiên cứu cho biết, nghệ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của một số loại thuốc hóa trị, điển hình trong đó là thuốc cyclophosphamide và doxorubicin. Do đó, nếu bạn đang điều trị ung thư bằng các loại thuốc hóa trị kể trên, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nghệ hay curcumin.
Ngoài ra, nghệ cũng làm tăng tiết axit trong dạ dày của cơ thể bạn. Do đó, nó sẽ có thể làm giảm hiệu quả điều trị của các loại thuốc giảm axit dạ dày, bao gồm cả thuốc điều trị trào ngược axit.
Bên cạnh đó, củ nghệ cũng làm tăng tác dụng của các loại thuốc hạ đường huyết ở những người bị mắc bệnh tiểu đường. Và thậm chí việc uống nghệ còn khiến cho mức đường huyết của cơ thể người bệnh bị giảm xuống mức thấp đáng báo động. Không chỉ vậy, loại dược liệu này cũng tác động đến hiệu quả của các loại thuốc làm loãng máu. Chính điều này làm tăng nguy cơ chảy máu vô cùng nguy hiểm.
5.2. Ảnh hưởng đến đường tiêu hoá
Phần lớn chúng ta đều có thể sử dụng nghệ như một loại gia vị trong nấu ăn mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, nếu nạp vào cơ thể một lượng lớn nghệ hoặc các chiết xuất từ nghệ có thể khiến cho bạn gặp phải các tình trạng về đường tiêu hoá như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn.
Ngoài ra, sử dụng nghệ trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị loét dạ dày, do loại củ này làm tăng lượng axit trong dạ dày.
3.3 Một số ảnh hưởng khác đối với sức khỏe
Nếu bạn đang bị sỏi mật hoặc mắc phải một tình trạng tắc nghẽn đường mật khác, bạn nên tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng nghệ. Loại dược liệu này có thể gây bệnh sỏi thận, đặc biệt ở những người đã có các yếu tố nguy cơ mắc sỏi thận.
6. Sử dụng nghệ như thế nào cho hiệu quả?
Củ nghệ có thể được sử dụng ở một số dạng bào chế như trà, bột, viên nang,… Một số người khác lại có xu hướng chỉ sử dụng hoạt chất curcumin sau khi được tách chiết từ nghệ. Hiện nay thì vẫn chưa có bất kỳ khuyến nghị nào về liều lượng sử dụng nghệ hay curcumin. Vì vậy, trước khi muốn sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia sức khoẻ để được tư vấn cụ thể về liều lượng phù hợp với bản thân nhất.
Một lưu ý là cả nghệ và curcumin đều không bị cản trở hấp thụ khi được dùng chung với hạt tiêu đen. Do đó, khi lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào chứa curcumin, bạn cần xem kiểm tra kỹ xem trong thành phần của chúng có bao gồm hạt tiêu đen hay hoạt chất piperine hay không.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về thực hư vấn đề nghệ chữa ung thư như thế nào. Trước khi sử dụng nghệ để hỗ trợ điều trị bất cứ bệnh lý nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị