Cha mẹ nên biết: Viêm họng cấp ở trẻ – Nguyên nhân, điều trị và chăm sóc

Viêm họng cấp ở trẻ khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng và nhiều khi không biết phải làm sao để tốt cho con mình. Chính vì thế, GenK STF sẽ đưa tới những thông tin về viêm họng cấp ở trẻ trong bài viết này.

viem-hong-cap-o-tre
Viêm họng cấp ở trẻ do đâu???

1. Cấu tạo và chức năng của họng

Họng là một ống cơ và màng nằm ở trước cột sống cổ, là ngã tư của đường ăn và đường thở, nối liền các bộ phận mũi ở phía trên, miệng ở phía trước với thanh quản và thực quản ở phía dưới. Nó có hình dạng giống như một cái phễu loe rộng ở trên, thu hẹp lại ở dưới.

Họng được chia thành 3 phần: Tỵ hầu (Họng mũi), khẩu hầu (Họng miệng), thanh hầu (Họng thanh quản). Nằm quanh họng có các tổ chức lympho tạo thành một vòng được gọi là vòng Waldeyer. Bao gồm amidan ở khẩu cái, lưỡi, vòm mũi họng và các tổ chức lympho khác.

Về chức năng của họng thì bao gồm:

  • Chức năng thở, nuốt.
  • Vị giác.
  • Nghe, phát âm.
  • Chức năng bảo vệ cơ thể.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp ở trẻ là gì?

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng viêm họng cấp ở trẻ. Trong đó hai nhóm nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đó là:

2.1. Do nhiễm virus,vi khuẩn, nấm

  • Do virus: Đây là nguyên nhân của tới khoảng 80% số ca viêm họng cấp ở trẻ, trong đó chủ yếu là do các loại virus như cúm, Adeno, sởi…
  • Do nhiễm vi khuẩn: Viêm họng cấp ở trẻ do nhiễm vi khuẩn ít gặp hơn so với do virus nhưng lại thường nặng hơn. Các vi khuẩn gây bệnh hay gặp là liên cầu, tụ cầu, phế cầu, trong đó liên cầu tan huyết nhóm A là chính và có thể gây ra biến chứng nặng khi nhiễm vào máu.
  • Bên cạnh đó, nhiễm nấm Candida cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng cấp ở trẻ.

2.2. Do môi trường sống

  • Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm đột ngột của môi trường khi thời tiết chuyển mùa sang đông hoặc do từ bên ngoài vào phòng điều hòa để nhiệt độ thấp.
  • Do trẻ bị hút thuốc lá thụ động hay sống trong môi trườngô nhiễm, nhiều khói bụi, rác thải, hóa chất độc hại.
  • Khi trẻ cai sữa hoặc có sự thay đổi trong chế độ ăn dặm của bé.
  • Thường xuyên ăn đồ lạnh như kem, đá bào.
  • Trẻ không được vệ sinh tay sạch sẽ, thường xuyên

3. Viêm họng cấp ở trẻ có triệu chứng như thế nào?

Ở mỗi bé khác nhau thì cũng sẽ những biểu hiện khác nhau khi bị viêm họng cấp. Ba mẹ có thể lưu ý một số triệu chứng thường gặp đó là:

  • Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc, bỏ bú hoặc ăn kém đi, khó ngủ.
  • Hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở do mũi bị nghẹt.
  • Sốt, có những lúc sốt cao đến trên 39 độ.
  • Trẻ bị ho khan, ho ra đờm kèm theo trên lưỡi có lớp màng màu trắng.
  • Nôn mửa, tiêu chảy.
viem-hong-cap-o-tre-1
Trẻ quấy khóc khi bị bệnh

4 . Viêm họng cấp có nguy hiểm không?

4.1. Biến chứng

Trẻ em là một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Do đó khi trẻ bị viêm họng cấp, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể dẫn đến những biến chứng nặng như:

  • Viêm phổi, viêm màng não, bội nhiễm ở phế quản và phổi.
  • Trường hợp do nhiễm liên cầu khuẩn, nếu để nặng thì còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng tim, hở van tim, viêm thận cấp, nhiễm trùng huyết…
  • Bên cạnh đó, viêm họng cấp kéo dài ở trẻ còn có thể dẫn đến viêm xoang, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, áp xe ở họng…

4.2. Khi nào thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ?

Như đã nói ở trên, viêm họng cấp có thể gây ra những biến chứng cho trẻ. Do đó khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh thì ba mẹ nên theo dõi và đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể hoặc khi có một số triệu chứng dưới đây:

  • Trẻ sốt cao, sốt li bì không dứt. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì là > 38 độ, 3-6 tháng là > 38,3 độ, còn từ 6 tháng trở lên thì là > 39 độ.
  • Quan sát thấy cổ họng bé bị sưng tấy, đỏ, trên lưỡi có thể có lớp màng màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, lau đi không hết.
  • Bé bỏ ăn liên tục, không thể mở miệng to, thở khò khè, khó nhọc do nghẹt mũi.
  • Chảy mủ ở tai.
  • Điều trị quá 2 ngày mà không thấy thuyên giảm.
  • Thường xuyên bị tái phát viêm họng nhiều lần.

5. Điều trị và chăm sóc viêm họng cấp ở trẻ như thế nào?

5.1. Cách điều trị

Với những trường hợp viêm họng cấp do nhiễm virus thì nguyên tắc điều trị là điều trị các triệu chứng kết hợp theo dõi đề phòng xảy ra biến chứng. Các bác sĩ có thể sử dụng thuốc hạ sốt, giảm ho, bù nước và điện giải đường uống hoặc truyền…

Còn đối với trường hợp do vi khuẩn gây ra thì dựa vào nguyên nhân và tình trạng của trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ dùng kháng sinh và các thuốc khác cho phù hợp. Mục đích là để loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh đồng thời giảm triệu chứng, nâng cao thể trạng cho trẻ, tránh biến chứng.

Một điều các bậc cha mẹ cần ghi nhớ đó là không được tự ý dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Mọi sự dùng thuốc đều phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không được bỏ dở thuốc giữa chừng, đặc biệt là đối với kháng sinh vì có thể gây ra tình trạng kháng thuốc ở trẻ.

5.2. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm họng cấp

Ngoài sử dụng thuốc thì cũng cần kết hợp chăm sóc bé cẩn thận, hợp lý. Một số lưu ý dành cho bố mẹ có con nhỏ bị viêm họng cấp là:

  • Theo dõi tình trạng của bé liên tục trong suốt thời gian trẻ bị bệnh, kể cả sau khi đã được xuất viện, nhất là nhiệt độ và tình trạng sưng tấy ở họng hầu.
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để giảm bớt cảm giác chán ăn của trẻ. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và nên cho trẻ ăn các món mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, canh, súp khi bị bệnh.
  • Cho trẻ uống đủ nước, có thể bổ sung bằng cách cho trẻ uống xen kẽ nước lọc với các loại sữa, nước ép, sinh tố.
  • Giữ môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ và độ ẩm vừa đủ. Tránh bật điều hòa nhiệt độ quá thấp hay để bé nằm thẳng với chiều gió của điều hòa, quạt.
  • Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách và thường xuyên.Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi họng, rơ lưỡi hoặc dụng cụ hút mũi chuyên dụng cho bé khi trong mũi bé có nhiều dịch nhầy gây khó thở.
  • Đảm bảo không gian yên tĩnh thoải mái để giúp bé có giấc ngủ ngon, ngủ đủ giấc cho cơ thể nhanh hồi phục.
  • Tái khám định kỳ sau khi trẻ hết các triệu chứng và khỏi bệnh để tránh bệnh tái phát.
viem-hong-cap-o-tre-2
Vệ sinh mũi cho trẻ

6. Làm sao để phòng ngừa viêm họng cấp cho trẻ?

Một số biện pháp sau có thể áp dụng để giảm nguy cơ trẻ bị viêm họng cấp:

  • Chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột sang lạnh, nhất là ở cổ, ngực, bàn chân.
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày như rơ lưỡi, đánh răng, súc miệng.
  • Tập cho bé bỏ thói quen ngoáy mũi, mút tay, mút đồ chơi hay các vật dụng xung quanh.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Khi cần thiết đi ra ngoài thì cần đeo khẩu trang, che chắn kĩ cho bé.
  • Hạn chế thơm hôn bé, nhất là tiếp xúc với những người đang bị bệnh.
  • Xây dựng một chế độ ăn phù hợp và giàu dinh dưỡng, giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề viêm họng cấp ở trẻ, hy vọng bài viết sẽ có ích với các bậc cha mẹ. GenK STF luôn hy vọng nhận được sự đón nhận và đóng góp từ các bạn đọc.

XEM THÊM: ĐIỀU CON MUỐN NÓI

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7